Philippines: Nguy cơ về một thế hệ nghèo đói - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Arrow Philippines: Nguy cơ về một thế hệ nghèo đói
Philippines sắp mở cửa thử nghiệm 120 trường học nhưng với Jonathan Mapa, 12 tuổi, và 2,3 triệu trẻ em bỏ học từ tháng 3 năm ngoái, mọi thứ đă quá muộn.

Ban đầu, khi các trường mới học online, Jonathan dùng điện thoại của chị gái để học. Tuy nhiên, người chị sau đó chuyển đến một thành phố khác làm việc. Gia đ́nh Jonathan không thể mua chiếc điện thoại khác cho em, nhất là khi họ phải vật lộn cơm áo gạo tiền lúc thành phố phong tỏa.

"Nhà em c̣n không có tiền để mua thức ăn. Em ghen tị với các bạn khác v́ mọi người có điện thoại di động", cậu bé bật khóc. Trước t́nh cảnh khốn khó của gia đ́nh, cách đây 9 tháng, Jonathan bắt đầu nhặt rác và các đồ nhựa tái chế, phụ bố mẹ kiếm tiền.

Nếu chăm chỉ và thêm chút may mắn, mỗi buổi chiều, Jonathan có thể kiếm được 0,4 USD. Ngay khi cậu bé 12 tuổi tiết kiệm được 29,5 USD, gia đ́nh em vấp phải một khó khăn khác. Mẹ em bị ốm và viêm khớp, số tiền đó được dùng để giúp mẹ.

Trước khi đại dịch xảy ra, Jonathan Mapa Sr. - bố của Jonathan - đủ khả năng để mua thức ăn, chi trả học phí và cho con trai 0,2 USD mỗi ngày từ việc chạy xe ôm. Tuy nhiên, giờ đây, anh không thể trả tiền thuê nhà hay hóa đơn điện, nước.

Dù nhiều trẻ em tại Tondo, Manila, bắt đầu nhặt rác và đồ tái chế để kiếm sống, người cha 47 tuổi vẫn không muốn con trai làm công việc nguy hiểm này. "Thằng bé không hề xin phép tôi. Nó c̣n quá trẻ, có thể gặp tai nạn hoặc bị chính quyền bắt", người cha nói.

Khi thành phố phong tỏa, chính phủ Philippines hỗ trợ 78 USD một tháng cho các gia đ́nh như Mapa. Tuy nhiên, con số này quá ít, chỉ bằng một nửa số tiền Mapa kiếm được. Lúc nhà chức trách quyên góp và ủng hộ máy tính bảng để học online, dù đă xếp hàng rất lâu, Mapa vẫn không thể xin được một chiếc cho con trai ḿnh.


Jonathan Mapa, 12 tuổi, đă bỏ học hơn một năm v́ gia đ́nh không đủ điều kiện mua thiết bị học online. Ảnh: CNA

Theo các chuyên gia, chính phủ đă bỏ qua tác động của đại dịch với thanh thiếu niên và việc đóng cửa trường học sẽ làm tổn thương cả một thế hệ.

"Tôi không muốn quá bi quan, nhưng thực ḷng nghĩ rằng chúng ta đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng, không chỉ liên quan đến học tập mà sẽ ảnh hưởng đến mọi thành phần của xă hội", Tiến sĩ Edilberto De Jesus, thành viên nghiên cứu cấp cao tại trường Ateneo (Đào tạo về hành chính công) nói.

Tháng 5 năm ngoái, Tổng thống Philippine Rodrigo Duterte từng tuyên bố "không cho học sinh trở lại trường đến khi có vaccine". Cho đến nay, nước này ghi nhận hơn 2,7 triệu người nhiễm bệnh và 40.000 trường hợp tử vong. Hơn 1/4 dân số đă được tiêm vaccine.

De Jesus cảnh báo nếu chính phủ không quan tâm đến 26 triệu học sinh, nhiều em sẽ bỏ học và sau này trở thành "lực cản cho sự phát triển xă hội". Việc đóng cửa trường học cả nước không phải là cách tiếp cận đúng đắn v́ mức độ ảnh hưởng của Covid-19 tại các khu vực không giống nhau.


Jonathan Mapa đi nhặt rác và các đồ nhựa tái chế, mỗi chiều có thể kiếm 0,4 USD. Ảnh: CNA

Ngoài những đứa trẻ phải bỏ học như Jonathan, ngay cả với những học sinh có thể duy tŕ học tập, kết quả vẫn rất ảm đạm.

Trong hai tháng 6 và 7, tổ chức SEQuRe Education Movement đă khảo sát gần 6.000 giáo viên, học sinh và phụ huynh. Kết quả cho thấy, 73% trong số 1.299 học sinh được hỏi xác nhận "không tham gia các lớp học trực tuyến". C̣n đa số học sinh học trực tuyến cho biết bản thân học kém hơn so với lớp trực tiếp.

Judith Damiar, 14 tuổi, sống tại Wawa, tỉnh Rizal, là nơi đường truyền Internet lúc được lúc mất. Em chọn cách nhận phiếu bài tập hàng tuần từ giáo viên nhưng không có ai để hỏi nếu gặp bài tập khó hoặc vấn đề không hiểu. Judith cảm thấy đau ḷng và bất lực khi kết quả học tập bị ảnh hưởng trong khi cha mẹ đă cố hết sức để em được tiếp tục học.

Giáo sư Lizamarie Campoamor-Olegario, trưởng nhóm nghiên cứu của SEQuRE, cho rằng những cảm xúc này có thể gây hại cho sức khỏe tinh thần của học sinh, bao gồm căng thẳng, lo lắng, trầm cảm và hoảng loạn.


Judith Damiar nhận phiếu bài tập hàng tuần từ giáo viên v́ không thể tham gia các lớp online. Ảnh: CNA

Tháng trước, Cơ quan Kinh tế và Phát triển Quốc gia Philippines ước tính trong 40 năm tới, nước này sẽ thiêt hại 220 tỷ USD, hệ quả của gián đoạn học tập.

Trước khi đại dịch xảy ra, gia đ́nh Juriel Natividad, 19 tuổi, đủ sức để hỗ trợ tài chính khi em vào đại học tư thục. Đáng lẽ Juriel đă trở thành một sinh viên điện ảnh nhưng em quyết định bỏ học v́ mẹ không c̣n việc làm.

Chàng trai trẻ mong muốn chính phủ sớm cho học sinh trở lại trường và hỗ trợ những người như em t́m việc làm. "Thế hệ của chúng em đang phải chịu đựng những bất ổn tinh thần tồi tệ nhất. Em không thể tránh khỏi cảm giác lo lắng, chán nản về những khó khăn hiện tại", Juriel nói.

Trong tháng này, 59 trường công lập đă vượt qua đánh giá của cơ quan y tế để thí điểm dạy trực tiếp, đảm bảo giăn cách lớp học. Tuy nhiên, sau đó 29 trường rút lui v́ chính quyền địa phương hoặc phụ huynh không ủng hộ học trực tiếp. Theo quy định, tối đa 100 trường công lập và 20 trường tư thục có thể ứng tuyển mở cửa, thời điểm kết thúc thử nghiệm là 31/1 năm sau.

Bộ trưởng Giáo dục Leonor Briones cho biết, nếu việc dạy trực tiếp được chứng minh là an toàn và hiệu quả, số lượng trường học được phép mở cửa có thể tăng lên.

De Jesus cho rằng cái giá của việc đóng cửa trường học là tiếp tục khiến những đứa trẻ này mắc kẹt trong đói nghèo. "Không có hy vọng nào để trẻ em nghèo cải thiện vị thế của ḿnh trong xă hội nếu không được giáo dục", ông nói.

"Nếu số phận tốt đẹp, tôi ước Jonathan sẽ có bằng sư phạm, trở thành một giáo viên hoặc chỉ đơn giản là miễn thằng bé có thể học xong. Đó là điều duy nhất tôi có thể đem lại cho Jonathan", Mapa nói.

Judith, cô bé với ước mơ trở thành cảnh sát, nói một cách đơn giản "Em hy vọng ḿnh có thể hoàn thành việc học. Sau đó, em mong Covid sẽ bị tiêu diệt".

june04
R10 Vô Địch Thiên Hạ
june04's Avatar
Release: 10-26-2021
Reputation: 16649


Profile:
Join Date: Oct 2014
Posts: 58,472
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	14.jpg
Views:	0
Size:	39.0 KB
ID:	1903324   Click image for larger version

Name:	15.jpg
Views:	0
Size:	50.7 KB
ID:	1903325   Click image for larger version

Name:	16.jpg
Views:	0
Size:	48.4 KB
ID:	1903326  
june04_is_offline
Thanks: 1
Thanked 3,014 Times in 2,640 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 18 Post(s)
Rep Power: 68 june04 Reputation Uy Tín Level 6
june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 00:02.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.07994 seconds with 12 queries