Tập đoàn lính đánh thuê Wagner do Nga hậu thuẫn thông báo hôm thứ Sáu rằng họ sẽ rút khỏi Mali sau hơn ba năm rưỡi chiến đấu với các phần tử cực đoan Hồi giáo và lực lượng nổi dậy tại quốc gia này. Tuy nhiên, việc bị trục xuất khỏi châu Phi được cho là đánh dấu đỉnh điểm của quá tŕnh bắt đầu từ sau cuộc binh biến của lực lượng này – một cú ra đ̣n dứt khoát từ Điện Kremlin nhằm vào đội quân từng ngang ngược này.

Lực lượng lính đánh thuê tư nhân Wagner đă bị ngừng hoạt động tại châu Phi, nhường lại vai tṛ cho một đơn vị đặc biệt có tên “Quân đoàn châu Phi” do Bộ Quốc pḥng Nga thành lập. Ảnh ABC News.
Công ty quân sự tư nhân Nga mang tên Wagner vừa chính thức ngừng hoạt động tại toàn bộ châu Phi. Nhóm này đă thông báo rút khỏi Mali và nói chung là rời khỏi lục địa châu Phi, theo các kênh Telegram Razgruzka Vagnera, Prigozhin’s Cap và Gulagu.net.
“Hoàn thành nhiệm vụ. Công ty Quân sự Tư nhân Wagner trở về nhà”, nhóm này tuyên bố qua Telegram, đồng thời nói rằng họ đă giúp quân đội Mali giành quyền kiểm soát tất cả các thủ phủ khu vực, đẩy lùi các tay súng có vũ trang và tiêu diệt các chỉ huy của họ.
Tuy nhiên, Wagner buộc phải rút khỏi Mali sau khi chính quyền quân sự tại đây quyết định không gia hạn hợp đồng. Mali, cùng với Burkina Faso và Niger láng giềng, trong hơn một thập kỷ qua đă phải chiến đấu chống lại các lực lượng nổi dậy có vũ trang, bao gồm một số nhóm có liên hệ với al-Qaida và Nhà nước Hồi giáo (IS). Moscow ban đầu đă mở rộng hợp tác quân sự với các quốc gia châu Phi thông qua nhóm lính đánh thuê Wagner nhưng điều đó giờ đây đă thay đổi.
Việc bị trục xuất khỏi châu Phi đánh dấu đỉnh điểm của quá tŕnh bắt đầu từ sau cuộc binh biến của lực lượng đánh thuê này – một cú ra đ̣n dứt khoát từ Điện Kremlin nhằm vào đội quân từng ngang ngược này.
Việc Wagner rút khỏi châu Phi không phải là diễn biến bất ngờ. Trước đó, nhóm này cũng đă rút lui khỏi Syria, và tại Cộng ḥa Trung Phi (CAR) cùng Mali, các thành viên Wagner dần bị thay thế bởi một đơn vị đặc biệt có tên “Quân đoàn châu Phi” do Bộ Quốc pḥng Nga thành lập. Theo đó, thực chất, Điện Kremlin không chỉ loại bỏ Wagner mà c̣n nhanh chóng thay thế bằng các cấu trúc thuộc kiểm soát của nhà nước.
Theo kênh Telegram Nga VChK-OGPU, một nguồn tin liên kết với cơ quan t́nh báo Nga, PMC Wagner phải bàn giao toàn bộ “hoạt động” và rời khỏi châu lục. Mặc dù có những lời hứa về việc lập căn cứ mới cho lính đánh thuê Wagner tại Belarus, nhưng hiện chưa có bằng chứng xác thực.
Việc Wagner rút khỏi châu Phi được cho là chương cuối trong câu chuyện hợp tác giữa Moscow và đội quân “tư nhân” từng được giới lănh đạo Nga ưu ái. Các lính đánh thuê Wagner từng đóng vai tṛ quan trọng trong cuộc chiến ở Ukraine của Nga, tham gia nhiều trận chiến đẫm máu, bao gồm cả chiến dịch tấn công thành phố Bakhmut. Tuy nhiên, vào tháng 6/2023, lực lượng này do cố thủ lĩnh Yevgeny Prigozhin dẫn đầu đă phát động cuộc binh biến táo bạo, tiến quân về Moscow – một hành động được mô tả là thách thức quyền lực của Điện Kremlin và trở thành bước ngoặt lớn đánh dấu sự lụi tàn của Wagner.
Sau các “thỏa thuận” do Tổng thống Belarus làm trung gian, ông Prigozhin tuyên bố rút quân. Tháng 8/2023, một chiếc máy bay chở Prigozhin cùng "phó tướng" Dmitry Utkin bị rơi. Khi đó Wagner được cho là như "rắn mất đầu".
Giờ đây, với việc Wagner phải chuyển giao chức năng cho các nhân vật trung thành với Điện Kremlin, chính phủ Nga dường như đang dần tháo dỡ đội quân tư nhân này. Những khu vực từng chịu ảnh hưởng của Wagner hiện đang được thay thế bằng các đơn vị do nhà nước kiểm soát. Từng là công cụ chủ chốt trong các chiến dịch hỗn hợp toàn cầu của Điện Kremlin, Wagner nay gần như không c̣n tồn tại.
VietBF@ Sưu tập