Mời các bạn xem tấm h́nh đầu tiên về nữ nghi phạm trong vụ xả súng đẫm máu ở cơ sở chăm sóc xă hội tại thành phố San Bernardino, bang California, Mỹ trên trang ABC News. Trước khi thực hiện vụ xả súng này Tashfeen Malik đă tuyên bố trung thành với IS. Hai vợ chồng kẻ điên rồ này đă đâm đầu vào chỗ chết để lại đứa con 6 tháng tuổi.
Nữ nghi phạm Tashfeen Malik. Ảnh: ABC
CNN dẫn thông tin từ 3 quan chức nắm rơ cuộc điều tra cho hay, khi vụ tấn công Trung tâm Vùng nội địa ở thành phố San Bernardino xảy ra, nữ hung thủ Tashfeen Malik viết trên Facebook rằng cô ta “cam kết trung thành với thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi”.
Malik đă sử dụng một tài khoản mang tên khác để viết tuyên bố đó. Tuy nhiên, các quan chức Mỹ không nói rơ họ biết Malik đăng tải thông điệp lên Facebook bằng cách nào.
Trong khi đó, Reuters dẫn nguồn tin chính phủ Mỹ nói, giới điều tra không có bằng chứng cho thấy IS trực tiếp chỉ đạo hoặc tổ chức vụ tấn công.
Malik, 27 tuổi là người gốc Pakistan và và từng sống ở Saudi Arabia khi kết hôn với Farook. Trong khi đó, chồng của cô ta, Syed Farook, 28 tuổi, sinh ra ở Mỹ trong một gia đ́nh theo đạo Hồi gốc Pakistan.
Malik đến Mỹ bằng visa cấp tháng 7/2014. Thông tin từ gia đ́nh của Malik cho hay, cơ quan t́nh báo Pakistan đă liên hệ với họ để điều tra về vụ xả súng tại San Bernardino.
Cảnh sát thu được 1.600 viên đạn bên trong chiếc xe hơi SUV mà Malik và chồng chạy trốn sau khi xả súng. Hai kẻ này thiệt mạng trong vụ đấu súng với cảnh sát trong cuộc truy đuổi, hai cảnh sát cũng bị thương.
Malik và Farook đă phá hủy ổ cứng máy tính và các thiết bị điện tử khác trước khi thực hiện vụ xả súng đẫm máu, một nguồn tin chính phủ cho hay. Giới điều tra đang tập trung vào thông tin Farook đă tham gia vào cuộc tranh căi với đồng nghiệp. Người này đă nói về "những mối nguy hiểm vốn có của đạo Hồi".
Trước đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói rằng “rất có thể thảm kịch liên quan tới khủng bố”. “Tuy nhiên, đó là điều chúng tôi vẫn chưa biết rơ. Nó cũng có thể phát sinh từ các vấn đề trong môi trường làm việc”, ông Obama phát biểu.
Theo CNN, cả Farook và Malik đều không gặp rắc rối với pháp luật. Hai người này không nằm trong danh sách những phần tử cực đoan và không có mối quan hệ rơ ràng với nhóm khủng bố ở nước ngoài. Tuy nhiên, các nhà điều tra đang t́m hiểu thông tin liên lạc giữa Farook và ít nhất một người đang bị điều tra v́ có khả năng liên hệ với khủng bố.
Một số cuộc tṛ chuyện diễn ra qua điện thoại, những lần khác qua mạng xă hội. Một quan chức Mỹ nói, những người này không liên lạc thường xuyên. Họ liên hệ với nhau lần cuối cùng là vài tháng trước.
Ngày 2/12, ba tay súng mang vũ khí và có thể mặc áo chống đạn, đă tấn công Trung tâm Vùng nội địa, một tổ chức y tế phi lợi nhuận ở thành phố San Bernardino. 14 người thiệt mạng và 21 người bị thương sau vụ việc. Hai nghi phạm đă chết, kẻ thứ ba đă bị khống chế.
Therealtz © VietBF