Đa phần mọi người sẽ nghĩ bão lớn hay vòi rồng là những hiện tượng kinh khủng của thiên nhiên. Tuy vậy, chúng không hề xấu như mọi người hay nghĩ đâu.Tại sao? Đọc ngay để có câu trả lời nhé
Khi chúng ta được hỏi về những ảnh hưởng của thiên tai thì câu trả lời đều là chúng luôn đi kèm với những điều tồi tệ, những thiệt hại vô cùng nặng nề về người và của, về cả vật chất lẫn tinh thần.
Câu trả lời đó hoàn toàn là đúng. Nhưng chưa đủ!
Mọi điều trong cuộc sống đều có 2 mặt: tích cực và tiêu cực. Dĩ nhiên, về mặt tiêu cực, thiên tai đem đến cho con người là quá lớn và rõ ràng. Biết bao nhiêu thiệt hại không kể xiết!
Tuy nhiên, trong bài này, chúng ta sẽ bàn về mặt tích cực của thiên tai bão và vòi rồng mang lại.
Trước tiên, chúng ta phải biết rằng, thuật ngữ “bão” mang ý nghĩa khá rộng, bao gồm cả các cơn dông và các hiện tượng khác hiếm gặp ở Việt Nam như bão tuyết, bão cát, bão bụi…
Tuy nhiên ở nước ta, thuật ngữ “bão” thường được hiểu là bão nhiệt đới, là hiện tượng thời tiết đặc biệt nguy hiểm chỉ xuất hiện trên các vùng biển nhiệt đới, thường có gió mạnh kèm theo mưa lớn.
Vòi rồng (hay lốc xoáy) là hiện tượng một luồng không khí xoáy tròn mở rộng ra từ một đám mây dông xuống tới mặt đất. Đường kính của nó có thể thay đổi từ vài chục mét cho tới vài kilômét. Nhưng đa số là vào khoảng 50m.

Vòi rồng trên biển
Những mặt tích cực từ dông bão và vòi rồng
Đối với thiên nhiên
1. Duy trì sự cân bằng nhiệt toàn cầu
Vòi rồng giúp duy trì sự cân bằng nhiệt toàn cầu bằng cách di chuyển không khí nhiệt đới từ xích đạo về hai cực. Nếu không có nó, vùng nhiệt đới sẽ trở nên nóng hơn rất nhiều và hai cực sẽ càng trở nên lạnh lẽo.
Nếu điều này duy trì lâu, trái đất sẽ trở nên khắc nghiệt gấp bội phần bây giờ. Khi đó, cuộc sống con người sẽ gặp vô vàn khó khăn do mất cân bằng nhiệt tại cac vùng.
2. Cung cấp lượng nước lớn cho nhà máy thủy điện
Bão tố, lốc xoáy cung cấp cho đất và các đập, hồ chứa một lượng lớn nước. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng 50-70% lượng mưa ở nhiều khu vực xuất phát từ các cơn bão. Vì vậy, ở một số nơi, mưa bão là cần thiết cho cuộc sống.
3. Phân tán hạt giống

Cây rười tái sinh sau bão số 1
Bão có thể tiêu diệt các sinh vật, nhưng cũng có thể thúc đẩy sự lây lan, sinh sản của chúng.
Bão tố sẽ thanh lọc tất cả những gì già cỗi và đồng thời cũng phát tán mầm sống trong tự nhiên đi xa hơn, những sinh vật yếu, bệnh, khả năng chống chịu thấp sẽ bị đào thải, nhường chỗ cho thế hệ mới.
Điển hình như ở miền Nam Florida, các nhà khoa học cho rằng, cơn bão từ Đại Tây Dương hoặc Vịnh Mexico đã có ảnh hưởng tới sự đa dạng và phong phú của các loài sinh thực vật nơi đây.
Hạt giống ở những vùng có bão bị cuốn đi bởi những đợt gió dữ tợn, chúng đã phát tán đến khu rừng ở miền Nam Florida và hình thành lên những bụi cây kỳ lạ, ví dụ như cây gỗ cứng nhiệt đới.
Ngoài ra, sau bão, thời tiết thuận lợi ôn hòa hơn. Bầu không khí mới mẻ đầy hơi nước, xua đi sự nóng bức, hồi sinh mọi sự sống cho cả những vùng rộng lớn.
Điển hình là cơn bão số 1 năm 2010 đối với nước ta. Đợt nắng nóng kỷ lục kéo dài trong mùa hè với nền nhiệt trên dưới 40 độ C kéo dài từ Trung bộ cho đến khắp vùng Bắc bộ chỉ được chấm dứt sau cơn bão số 1.
Từ đó đến nay nền nhiệt cả nước đã trở lại bình ổn. Mưa đã xuất hiện đều khắp. Như vậy, bão tố không chỉ đào thải những sinh vật yếu kém mà còn tạo điều kiện cho sự sinh sôi phát triển của muôn loài.

Mầm phi lao nảy chồi sau bão
Đối với con người
1. Thay đổi cấu trúc kinh tế và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng
Việc thay đổi cấu trúc kinh tế ở đây đó là khi làm kinh tế người ta phải cân nhắc nhiều hơn đến đầu tư. Đầu tư vào đâu và có nên tăng lượng đầu tư hay không?
Tương tự như sau chiến tranh, sau bão là giai đoạn phục hồi. Thời gian đó sẽ là thời gian mà hoạt động kinh tế diễn ra nhộn nhịp. Sẽ có nhiều công trình mới được xây dựng và sửa chữa, nâng cấp.
Việc bão vào thường xuyên sẽ khiến việc xây dựng các công trình mới phải tính toán kĩ lưỡng hơn, chắc chắn hơn. Nó quét đi những cấu trúc mỏng manh, và buộc mọi người phải suy nghĩ dài lâu hơn.
Ý thức và kĩ năng chống chọi thiên tai của người dân cũng dần dần được nâng cao. Đây là điều tốt. Ví dụ thực tế là số người chết, mất tích vì bão càng ngày càng giảm đi.
2. Con người phát triển hơn trên mọi lĩnh vực
Mỗi trận bão qua đi sẽ tạo ra những thách thức, những khó khăn mới bắt người ta phải cạnh tranh, sống sót với nó. Và nhớ đó, con người phát triển hơn để sinh tồn.
Bằng chứng là họ tìm tòi, phát minh ra các thiết bị phục vụ cho công tác nghiên cứu, dự báo để phòng chống bão lũ.
Hay trong lĩnh vực xây dựng, con người sáng tạo và làm ra những ngôi nhà tránh bão. Đó là những ngôi nhà có khả năng chịu đựng sức càn quét của bão lớn mà vẫn kiên cố, chắc chắn.
Trong lĩnh vực sinh học, con người lai tạo ra những giống cây thích nghi được với môi trường ngắc nghiệt, có khả năng chịu đựng thời tiết tốt hơn.

Một căn nhà yếu ớt sẽ không thể chống chọi với thiên tai được. Ảnh minh họa
3. Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái trỗi dậy mãnh mẽ
Tinh thần đoàn kết, lá lành đùm lá rách vốn là truyền thống tốt đẹp từ ngàn xưa của dân tộc Việt Nam. Nhưng ngày nay, giữa cuộc sống tấp nập vội vàng, con người ta lại dễ quên đi những cử chỉ cao đẹp ấy.
Nhưng cũng phải thừa nhận rằng, sau thiên tai hoạn nạn như thế này, con người ta xích lại gần nhau hơn.
Chẳng hạn như chỉ cần nghe tin miền Trung đang phải hứng chịu trận bão càn quét thiệt hại nặng nề thì người dân cả nước lại đứng ngồi không yên, tất cả đều hướng về miền Trung yêu dấu.
Rất nhiều đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm trực tiếp đến ủng hộ tận tay đồng bào gặp nạn. Học sinh cả nước thì quyên góp tiền tiết kiệm, quần áo, sách vở… Có thể nói rằng, bão lũ đi qua, tình người lại đến!
VietBF©Sưu Tầm