Đây là chuyện có thật 100%. Đây là tâm sự của cô cháu gái cụ. Chúng ta lên án hay thương cụ ?
Trong một đêm vô t́nh chứng kiến bà tự giải quyết nhu cầu sinh lư và gọi tên chồng, người cháu thực sự bất ngờ và đau đớn. Cô không bao giờ nghĩ bà, một h́nh mẫu của công dung ngôn hạnh chỉ biết hy sinh cho con cháu, cũng có cuộc sống thầm kín và những đ̣i hỏi “rất đàn bà”.
Người cháu ấy, hiện làm cho một công ty triết học ứng dụng của Pháp, cảm thấy nước mắt trào ra khi nghĩ đến cuộc đời bà ḿnh. Bà phải lấy chồng sớm v́ nhà nghèo. Năm 23 tuổi, chồng bà bỏ đi để lại người vợ xinh đẹp và đứa con trai ba tuổi. Bà không đi bước nữa, cũng chẳng có mối quan hệ nào v́ vẫn hy vọng ông trở về.
Chị Giang Hà, người kể chuyện trong video, thấy vui và xúc động v́ tâm sự của ḿnh được nhiều người quan tâm. Trước khi công khai, chị không suy nghĩ ǵ nhiều, dù trước đó ít nhắc tới chuyện này và giữ nó như bí mật riêng. Chị quyết định chia sẻ với hy vọng nó có ích cho mọi người và mở màn cho một đề tài mới của Humans of Hà Nội về phụ nữ, gia đ́nh và t́nh yêu. Điều lớn nhất khiến chị dũng cảm kể là chuyện sẽ làm mọi người xích lại gần nhau hơn và sống tốt lên.
“Tôi thực sự không xấu hổ khi kể cho tất cả mọi người. Tôi thương nhưng cũng phục bà. Bà là người phụ nữ dũng cảm”, chị Hà nói.
Bà mất đă lâu nhưng h́nh ảnh của bà trong chị Hà luôn sống măi. Với chị, bà đảm đang, có khả năng xoay xở ở mọi hoàn cảnh. Bà là phụ nữ phong kiến truyền thống nhưng yêu thương con cháu và sẵn sàng hy sinh tất cả. Ngày nhỏ ở cùng bà, chị Hà thường được nghe truyện cổ tích, về công dung ngôn hạnh, về cuộc đời ở vậy chờ chồng, nuôi con và chăm sóc mẹ chồng.
“Bà không nhắc nhiều đến chồng, chỉ nói ông bỏ đi. Bà cũng ít kể về đời ḿnh, chỉ than văn kể khổ, kể ḿnh không đi bước nữa. Những nỗi ḷng trong chuyện t́nh cảm chẳng bao giờ được bày tỏ, tâm sự trong một gia đ́nh người Việt thời bấy giờ giữa các thế hệ”, chị Hà nhớ lại.
Trong video, chị Hà cho biết sự chờ đợi mỏi ṃn người chồng đă trở thành gánh nặng kinh khủng lên bà. Nhiều khi bà thở dài v́ không biết chồng ở đâu hay sống chết ra sao. Từng giây, từng phút, bà vẫn nghĩ lúc nào ông cũng có thể trở về. Bà không đi bước nữa, một phần muốn giữ ǵn đức hạnh, một phần vẫn mong chồng.
Chị Hà ước bà được ở trong ṿng tay của người đàn ông nào đấy, được là người đàn bà, được la hét, được làm những ǵ ḿnh muốn. Qua tâm sự của ḿnh, chị Hà muốn gửi gắm thông điệp: hăy luôn giữ trong ḿnh t́nh yêu con người, thật trong sáng, thật giản dị, từ những điều nhỏ nhất.
Không ít b́nh luận bên dưới viết câu chuyện chị Hà kể giống cuộc đời bà nội, bà ngoại họ. Nhiều người cảm thấy nổi da gà và xúc động trước những chi tiết chân thực. Một số thương bà và trân trọng người cháu như chị Hà.
Đồng cảm với chia sẻ của Giang Hà, tài khoản Facebook Dương Thị Lấp Lánh kể về trường hợp bà của người yêu ḿnh. Người chồng bỏ đi hơn mấy chục năm khiến gia đ́nh tưởng có chuyện không may đă lập bàn thờ để tưởng nhớ. Ai cũng đinh ninh như vậy, chỉ ḿnh bà vẫn tin ông c̣n sống và ngày ngày ngồi trước cửa nhà nh́n ra ga tàu.
Mấy năm trước, ông bất ngờ xuất hiện khiến bà “run run rồi lúng túng như thời con gái”. Sau một hồi nói chuyện, bà mới vỡ lẽ ông lưu lạc vào miền trong rồi lấy vợ sinh con. Khi đă gần đất xa trời, ông có cảm giác hối hận mới chịu quay về tạ lỗi với người vợ đầu. Biết chuyện, bà suy sụp hẳn.
“Thà ông đừng bao giờ quay về, thà cứ để cho bà sống trong chờ đợi người chồng của ḿnh tới lúc nhắm mắt. Ít ra những kư ức đẹp nhưng dang dở đó sẽ vẫn ở trong ḷng bà tới cuối đời, c̣n hơn là bao nhiêu năm đợi chờ, giờ phát hiện chỉ toàn sự phản bội”, Dương Thị Lấp Lánh viết.
Giang Hà cho rằng người bà trên cũng giống bà nội cô và có phần nghiệt ngă hơn, nhưng người đàn ông đó cũng đáng thương v́ lẩn trốn, không đủ dũng cảm nh́n vào sự thật, thay v́ đối mặt với nó.
“Điều tốt nhất nên làm là tha thứ và yêu thương. Điều tốt nhất nên làm là mưu cầu hạnh phúc cho riêng ḿnh, yêu thương chính ḿnh. Như thế cũng có nghĩa là yêu thương và tha thứ cho người khác”, chị Hà phản hồi.
Vietbf @ sưu tầm.