Việc ông Dũng ” ḷ vôi” đóng cửa khu du lịch Đại Nam, vài ngh́n lao động ở đây sẽ mất việc, hàng chục ngh́n trẻ em mắc bệnh tim sẽ không được giải phẫu miễn phí thông qua chính sách từ khu du lịch này… Liệu đây có phải là hồi cuối trong kịch bản mà đại gia tuổi Sửu này quyết định áp dụng?
Nhân sự kiện khu du lịch Đại Nam đóng cửa và cơ chế thu hút nhà đầu tư, bên hành lang Quốc Hội, TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế của Quốc hội cho rằng:
“Tất cả những ǵ được đăng tải trên báo chí là do ông Dũng “ḷ vôi” nói, không phải do cơ quan chức năng B́nh Dương nói. Chúng ta phải nghe thông tin hai chiều, nếu không lại tung tin là chính quyền o ép doanh nghiệp”.
B́nh luận về việc này, TS. Nguyễn Đức Kiên nhận định:
“Tôi không bênh ai cả, v́ bản thân tôi không biết ông Dũng ” ḷ vôi” là ai, chưa vào khu du lịch Đại Nam.
Tôi chỉ nhấn mạnh sự việc này chúng ta cần phải nghe hai tai. Bởi, ông ấy đi kiện ông chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh B́nh Dương, đến khi có kết luận của Thanh tra chính phủ th́ lại không chấp nhận. Qua đây có thể nói rằng, chúng ta sống là phải có pháp luật, anh đi kiện người ta, đến khi cơ quan cấp cao nhất có kết luận th́ lại cho là không đúng”.
Trong một diễn biến khác, trao đổi với phóng viên, ông Lê Văn Cuông, nguyên phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa thẳng thắn:
“Tôi rất quan tâm đến sự kiện này. Ban đầu, tôi cũng băn khoăn liệu có sự “o ép” của địa phương với doanh nghiệp? Tuy nhiên, khi tiếp cận thông tin trên báo chí về kết quả của Thanh tra Chính phủ công bố, cũng có không ít câu hỏi dư luận đặt ra liệu có sự lợi dụng kẽ hở của Pháp luật để trục lợi hay không?
Bởi thực tế, những cáo buộc từ việc phân lô bán nền dự án do đại gia Dũng “ḷ vôi” làm chủ vẫn đang được cơ quan chức năng làm rơ và các cơ quan chức năng khác của tỉnh B́nh Dương t́m hiểu bản chất để có hướng xử lư, căn cứ tinh thần kết luận của Thanh tra Chính phủ về khiếu kiện của ông Huỳnh Uy Dũng. Bởi vậy, cần nghe thông tin từ hai chiều và chờ kết luận từ Thủ tướng Chính phủ.
Một chuyên gia (đề nghị giấu tên) cho rằng, thực tế ở một số địa phương khi thu hút đầu tư vào địa phương có phát sinh hiện tượng “bán chữ kư” – lănh đạo địa phương tạo cơ chế thuận lợi cho doanh nghiệp nhưng sau đó lại phát sinh mâu thuẫn. Và ngược lại, bên cạnh những doanh nghiệp chân chính cũng có không ít” doanh nghiệp ma” lợi dụng chính sách thông thoáng của địa phương để trục lợi khi thực hiện các dự án.
Có nhiều doanh nghiệp đi lên từ cơ chế, ví dụ như bất động sản, nhưng cũng từ sự thông thoáng mới tạo ra nợ xấu bất động sản chồng chất như hiện nay và chưa xử lư được, thành nợ xấu. Đây là bài học mà chúng ta cần rút kinh nghiệm. Về lâu dài, địa phương cũng cần có chính sách thông thoáng, minh bạch thu hút doanh nghệp đầu tư…
Cũng liên quan đến sự việc trên, trả lời báo chí, ông Huỳnh Ngọc Đáng, ĐBQH B́nh Dương chia sẻ, chuyện thưa kiện qua lại giữa ông Huỳnh Uy Dũng với UBND tỉnh B́nh Dương đă kéo dài trong nhiều năm. Theo ông Đáng, B́nh Dương có đưa quyết định ǵ cũng phải dựa trên căn cứ pháp luật không thể tự ư đưa ra quyết định o ép mà ép buộc được Đại Nam.
TS. Nguyễn Đức Kiên ” chúng ta phải nghe thông tin hai chiều!”
Theo Đời sống và Pháp Luật