500 ngôi mộ cổ ở Thung lũng sông Nile đă tiết lộ nguồn gốc bất ngờ của tôn giáo sùng bái các pharaoh tại Ai Cập cổ đại
Viết trên tạp chí khoa học Journal of Archaeological Method and Theory, một nhóm nghiên cứu quốc tế cho biết họ đă khảo sát nghĩa trang cổ Adaïma ở Thung lũng sông Nile và t́m ra nguồn gốc thực sự của tôn giáo Ai Cập cổ đại, c̣n được gọi là "tôn giáo pharaoh".
Lăng mộ S166 chứa hài cốt của một cô gái được chôn cất theo cách kỳ lạ, tượng trưng cho một tập tục đóng vai tṛ nền tảng cho tôn giáo Ai Cập cổ đại tôn thờ các pharaoh như thần sống - Ảnh: ĐẠI HỌC TOULOUSE
Theo Ancient Origins, trước đây người ta thường cho rằng tôn giáo Ai Cập cổ đại được áp đặt từ trên xuống bởi các vị vua và thầy tế.
Niềm tin này bắt nguồn từ vị trí tôn quư mà tôn giáo Ai Cập cổ đại đă trao cho các pharaoh: Họ được coi là trung gian thần thánh, như một vị thần sống kết nối con người với thế giới thiêng liêng và thao túng quyền lực nơi "trần thế."
Thế nhưng các ngôi mộ cổ ở Adaïma đem lại bằng chứng cho thấy điều ngược lại: Tất cả xuất phát từ các tập tục chôn cất cơ bản ở các cộng đồng nông thôn.
Adaïma được thành lập tận năm 3300 trước Công Nguyên, tức rất lâu trước khi các pharaoh nắm quyền lực và các kim tự tháp được xây dựng.
Dưới sự dẫn dắt của nhà khảo cổ Ameline Alcouffe từ Đại học Toulouse (Pháp), nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng các phong tục tang lễ địa phương liên quan đến sự sắp xếp của các v́ sao và các nghi lễ tượng trưng đóng vai tṛ nền móng cho các yếu tố cốt lơi của tôn giáo nhà nước sau này.
Khám phá đáng chú ư nhất là Lăng mộ S166, chứa hài cốt của một thiếu nữ bị cắt ĺa cánh tay trái theo nghi lễ và đặt lên ngực.
Ngôi mộ của cô được chôn cất chính xác theo hướng mặt trời lặn vào ngày Đông Chí, trong khi quan tài của cô thẳng hàng với sao Thiên Lang (Sirius), là ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đêm, báo hiệu trận lụt sông Nile hàng năm.
Hai ngôi mộ quan trọng khác củng cố mô h́nh sắp xếp thiên thể này.
Ngôi mộ S837 chứa một người phụ nữ được chôn cất cùng với đồ trang sức tinh xảo và một chiếc b́nh gốm vỡ, với những chủ đề sau này cũng xuất hiện trong các văn bản kim tự tháp.
C̣n ngôi mộ S874 chứa một người phụ nữ được chôn cất cùng một cây gậy và bộ tóc giả bằng sợi, được sắp xếp theo ngày Hạ Chí, minh họa sự tiến hóa của trọng tâm thiên thể theo thời gian.
Nhóm nghiên cứu gọi những ngôi mộ đặc biệt này là "điểm bùng phát văn hóa". Cách bố trí của các ngôi mộ khác được xây dựng sau đó cho thấy nhóm mộ ban đầu đă trở thành địa điểm thiêng liêng của người Ai Cập cổ đại, được tôn vinh như những đền thờ sơ khai.