Ṭa án Tối cao Mỹ mới đây đă "bật đèn xanh" cho kế hoạch cắt giảm biên chế (RIF) quy mô lớn của chính quyền Tổng thống Donald Trump, đẩy hàng ngh́n nhân viên liên bang vào t́nh thế bất ổn sau nhiều tháng tạm lắng.

Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại trung tâm y tế ở Houston, bang Texas (Mỹ).
Trước đó vào tháng Năm, các thẩm phán liên bang đă tạm thời chặn đứng các quyết định sa thải. Trong thời gian này, nhiều cơ quan đă chuyển sang các phương án thay thế như đề xuất mua lại hợp đồng hoặc cho phép hoăn nghỉ việc để giảm biên chế.
Bộ Lao động Mỹ cho biết họ đă giảm được 20% nhân sự thông qua các chương tŕnh khuyến khích tự nguyện thôi việc và quá tŕnh nhân viên nghỉ việc tự nhiên. Nhờ đó, Bộ này đạt được mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động, loại bớt nhân sự dư thừa trong khi vẫn giữ lại các vị trí quan trọng để hoàn thành những công việc cốt lơi.
Các cơ quan khác, như Sở Thuế vụ (IRS) đă đề xuất mua lại hợp đồng một lần và khuyến khích nhân viên nộp đơn xin nghỉ hưu sớm tự nguyện. Nếu đủ người chọn tự nguyện rời bỏ công việc, các cơ quan liên bang có thể chọn thu hẹp kế hoạch RIF ban đầu của họ.
Tuy nhiên, phán quyết mới của Ṭa án Tối cao đă cho phép các cơ quan tiếp tục những kế hoạch sa thải hàng loạt.
Ông Alan Lescht, một luật sư lao động chuyên về nhân viên liên bang, cho biết các cơ quan giờ đây có thể tiến hành những kế hoạch RIF ngay lập tức. Theo ông, những nhân viên đang trong diện nghỉ phép hành chính có thể sớm nhận được thông báo sa thải và có 30 ngày để kháng cáo.
Kế hoạch cắt giảm biên chế này ban đầu được khởi xướng bởi tỷ phú Elon Musk vào tháng 1/2025, khi ông c̣n là cố vấn không chính thức cho chính quyền Tổng thống Donald Trump. Các đợt cắt giảm ban đầu nhắm vào những nhân viên đang trong thời gian thử việc, bao gồm 1.300 người tại Bộ Giáo dục, 10.000 người tại Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, 2.700 người tại Cơ quan Quản lư Doanh nghiệp Nhỏ.
Dù một số cơ quan đă đạt được mục tiêu giảm biên chế thông qua các biện pháp tự nguyện, không phải tất cả nhân viên liên bang đều đă an toàn. Ông Erik Snyder, luật sư tại công ty chuyên về luật lao động Gilbert Employment Law nhận định rằng các cơ quan khó có thể rút lại những kế hoạch RIF đă được công bố, dù số lượng các đợt sa thải mới có thể ít hơn.
Thực tế, ngay sau phán quyết của Ṭa án Tối cao, Bộ Ngoại giao đă khẳng định trên mạng xă hội X rằng họ sẽ "tiếp tục tiến hành kế hoạch tái cơ cấu lịch sử" bao gồm việc cắt giảm 15% biên chế.
Cả hai luật sư đều dự đoán sẽ có thêm nhiều thách thức pháp lư. Ông Lescht cho rằng các công đoàn trong lĩnh vực dịch vụ công sẽ tiếp tục đệ đơn kiện để thách thức những thủ tục sa thải.
Các quan chức công đoàn cũng lưu ư rằng phán quyết của Ṭa án Tối cao không giải quyết tính hợp pháp của việc tái cơ cấu, do đó cánh cửa cho những vụ kiện trong tương lai vẫn c̣n bỏ ngỏ. Ông Snyder xác nhận công ty của ông đang chuẩn bị các vụ kiện tập thể để thách thức những đợt RIF này.
VietBF@ sưu tập