Theo báo Washington Post, ngày 5-7 (giờ địa phương), tỉ phú Elon Musk tuyên bố thành lập đảng mới tại Mỹ, lấy tên Đảng nước Mỹ (American Party), khẳng định sẽ đưa tổ chức này thành chính đảng lớn thứ ba của xứ cờ hoa.
Nỗ lực chính trị của ông Musk không được đánh giá cao khi vấp phải vô vàn thách thức lớn ngay từ trong trứng nước.
Thể chế không có chỗ cho đảng thứ ba
Trong những phát ngôn của ḿnh, ông Musk khẳng định thành lập đảng mới để cho cử tri lựa chọn thay thế "liên đảng" Dân chủ - Cộng ḥa, giúp họ "độc lập khỏi hệ thống hai đảng".
Tuy nhiên điều này gần như không thể v́ hệ thống bầu cử của Mỹ đă được định h́nh để chỉ có Đảng Dân chủ và Đảng Cộng ḥa.
Giáo sư lịch sử chính trị tại ĐH Georgetown (Washington D.C) Hans Noel cho biết Mỹ không có "thể chế cởi mở cho nhiều đảng thứ ba gặt hái nhiều thành công".
Ông Noel giải thích điều này xuất phát từ hệ thống "người thắng nhận tất", tức ứng viên nào giành chiến thắng tuyệt đối tại một đơn vị bầu cử sẽ nhận toàn bộ phiếu bầu từ nơi đó.
Ví dụ trong bầu cử tổng thống, toàn bộ phiếu đại cử tri của một bang sẽ dành cho ứng viên chiến thắng bang đó. Dù chỉ thua một phiếu phổ thông th́ ứng viên về nh́ cũng sẽ trắng tay phiếu đại cử tri.
"Nó khác với các nền dân chủ khác, nơi bạn có thể thành lập một đảng nhỏ, giành một vài ghế tại cơ quan lập pháp nhờ nhận được 20 - 30% phiếu bầu và xây dựng nền tảng từ đó", ông Noel giải thích.
Chính quy tắc này khiến các đảng thứ ba ở Mỹ dù đă tồn tại từ lâu, với số lượng lớn nhưng không thể "làm nên chuyện" ở các cuộc bầu cử.
Lần cuối cùng một ứng viên tổng thống không thuộc hoặc liên minh cùng Đảng Cộng ḥa và Đảng Dân chủ nhưng vẫn giành được phiếu đại cử tri là ông George Wallace trong cuộc bầu cử năm... 1968.
Đáng chú ư hơn, trong cuộc bầu cử năm 1992, tỉ phú Ross Perot đă giành đến 19% phiếu phổ thông toàn quốc. Tuy nhiên ông không về nhất ở bất kỳ bang nào nên không có bất kỳ phiếu đại cử tri nào.
Điều kiện thành lập chính đảng mới và tham gia các cuộc bầu cử cũng rất ngặt nghèo, trong đó có yêu cầu thu thập chữ kư ủng hộ từ cử tri.
Với nguồn lực tài chính khổng lồ, ông Musk có thể dễ dàng vượt qua những bước khởi đầu. Tuy nhiên để xây dựng một hoặc nhiều ứng viên chính trị có thể giành chiến thắng tuyệt đối ở bất kỳ khu vực bầu cử nào cũng yêu cầu nỗ lực khổng lồ.
Không lợi ai ngoài... Đảng Dân chủ
Ông Musk đă công khai tuyên bố trên X rằng đảng của ông sẽ tập trung vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào cuối năm 2026, theo chiến lược "tập trung tối đa lực lượng vào một vị trí chính xác trên chiến trường".
Ông cũng từng công khai "nhá hàng" khả năng tập trung vào số ít cụ thể các cuộc đua quan trọng vào Thượng viện và Hạ viện, nhưng ông chưa nêu đích danh mục tiêu nào.
"Với tỉ lệ chênh lệch phiếu bầu sít sao tại lưỡng viện, (số ít ghế) đó sẽ đủ để đưa ra lá phiếu quyết định đối với các dự luật gây tranh căi, đảm bảo rằng chúng phục vụ ư chí thực sự của người dân", tỉ phú này khẳng định.
Tuy nhiên theo ông Mac McCorkle, giáo sư Trường Chính sách công thuộc ĐH Duke (bang North Carolina), thứ mang tính quyết định duy nhất mà đảng của ông Musk có thể mang lại là thất bại cho các ứng viên Đảng Cộng ḥa.
Ông McCorkle giải thích các ứng viên dưới quyền ông Musk sẽ làm "loăng" lá phiếu của các ứng viên Đảng Cộng ḥa, làm suy yếu khả năng tranh cử của họ và mang lại chiến thắng cho ứng viên Đảng Dân chủ.
Đơn thương độc mă
Chính trị chưa bao giờ và cũng không nên là cuộc đua một ḿnh. Để giành chiến thắng, bất kỳ chính khách nào cũng cần những đồng minh to lớn. Đây lại là điều ông Musk thiếu trên chính trường.
Sau màn "chia tay" đầy tranh căi với Tổng thống Donald Trump, ảnh hưởng của ông với Đảng Cộng ḥa đă suy yếu đáng kể. Bản thân cá tính gây tranh căi của ông Musk cũng khiến khó có nhân vật giàu sức ảnh hưởng nào "dám" ủng hộ ông.
Dù sở hữu nguồn lực khổng lồ, các quy định bầu cử cũng không cho ông Musk tự do vung tiền "mua" phiếu bầu. Ông ở thế một ḿnh, đối chọi với các đảng chính trị vững mạnh có thể gây quỹ từ mạng lưới cử tri đồ sộ hơn rất nhiều.
Ông Noel nhận định: "Khả năng gây quỹ của bạn cho thấy bạn biết cách kết nối với nhiều người - những người không chỉ cho bạn tiền mà c̣n có thể làm những điều khác, chí ít là bỏ phiếu cho bạn".
Đến nay quan điểm chính trị và đường lối chính sách mà đảng của ông Musk hướng đến cũng chưa rơ ràng. Những gợi ư duy nhất đến từ quan điểm chính trị của vị tỉ phú này, bao gồm phản đối tăng chi ngân sách và đặc biệt chống lại Siêu luật Lớn và Đẹp.
Tuy nhiên theo ông McCorkle, "chừng đó là chưa đủ" để cấu thành một chiến lược đảng phái dài hạn, có thể lôi kéo một bộ phận cử tri trung thành. Bản thân ông, chủ sở hữu nhiều công ty đang hưởng hàng chục tỉ USD tiền tài trợ từ ngân sách, có thể làm suy yếu thông điệp của ḿnh.
VietBF@ Sưu tập
|