Với đa số sít sao và chia rẽ nội bộ, đảng Cộng ḥa tại Quốc hội Mỹ đă phải chật vật thông qua siêu dự luật về cắt giảm thuế và chi tiêu trước thời hạn Tổng thống Donald Trump mong muốn.
Chỉ mới vài tháng trước, giới phân tích dự đoán đảng Cộng ḥa tại Quốc hội Mỹ - với đa số sít sao và nội bộ lục đục - sẽ không thể thông qua đạo luật mang tính bước ngoặt của Tổng thống Donald Trump.
Thế nhưng hôm 3/7, ông Trump lại một lần nữa chứng minh sức ảnh hưởng lớn với đảng Cộng ḥa, khi dự luật được Quốc hội Mỹ thông qua vừa kịp thời hạn 4/7 do ông chủ Nhà Trắng đề ra.
Trong khi đảng Cộng ḥa đặt tên siêu dự luật cắt giảm thuế và chi tiêu là “to, đẹp” (OBBBA), con đường thông qua thành luật lại đặc biệt khó khăn. Với chiến thuật dồn ép và nhắm trực tiếp vào từng bang của ông Trump, phe phản đối đă bị thuyết phục, bất chấp lo ngại xoay quanh việc cắt giảm mạnh Medicaid và thâm hụt ngân sách ph́nh to.
Rào cản đầu tiên
Hạ viện Mỹ đă thông qua phiên bản đầu tiên của dự luật “to, đẹp” hồi tháng 5. OBBBA kéo dài thời gian cắt giảm thuế từ năm 2017, nâng trần nợ lên khoảng 4.000 tỷ USD, đồng thời phân bổ hàng tỷ USD cho hoạt động nhập cư. Trung tâm nghiên cứu Budget Lab tại Đại học Yale ước tính phiên bản này sẽ tăng thâm hụt thêm 2.400 tỷ USD trong giai đoạn 2025-2034.
Trong các phiên tranh luận, một số đảng viên Cộng ḥa bảo thủ phản đối một số khía cạnh. Mike Lawler - Hạ nghị sĩ từ New York - muốn cắt giảm nhiều hơn nữa mức hỗ trợ với khoản thuế tiểu bang và địa phương (Salt), trong khi Hạ nghị sĩ David Valadao lo ngại về chính sách với Medicaid khi khu vực ông Valadao đại diện phụ thuộc nhiều vào dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Ông Trump xuất hiện trước Quốc hội Mỹ hồi cuối tháng 5 để xoa dịu phe phản đối. Trong cuộc họp với các nhà lập pháp, “ông ấy nhấn mạnh chúng ta cần ngừng ṿng vo. Quư vị đă sửa đổi dự luật đủ nhiều rồi, giờ là lúc quyết định”, Hạ nghị sĩ Dusty Johnson từ South Dakota nói. “98% đă sẵn sàng. Họ rất phấn khởi. Tôi nghĩ tổng thống đă thuyết phục được nhóm phản đối”.
Sau cùng, chỉ có 2 đảng viên Cộng ḥa chống dự luật: Thomas Massie từ Kentucky và Warren Davidson từ Ohio. Cả hai đều theo chủ nghĩa diều hâu về tài chính lo ngại về thâm hụt liên bang.
Dự luật được chuyển đến Thượng viện.
Kỷ lục đề xuất sửa đổi tại Thượng viện
Ngày 1/7, Thượng viện Mỹ thông qua dự luật với tỷ lệ 51-50. Các thượng nghị sĩ đă dành hơn 24 tiếng biểu quyết thay đổi hàng chục đề xuất. Phó tổng thống JD Vance - cũng là Chủ tịch Thượng viện - phá vỡ thế bế tắc bằng cách viện dẫn tu chính án cho phép ông bỏ phiếu trong trường hợp phiếu bầu hai bên bằng nhau.
Ở giai đoạn này, mọi con mắt đổ dồn vào 4 thượng nghị sĩ thuộc đảng Cộng ḥa. Đó là bà Lisa Murkowski từ Alaska và Susan Collins từ Maine nổi tiếng theo chủ nghĩa ôn ḥa, trong khi ông Thom Tillis của North Carolina và Rand Paul từ Kentucky theo chủ nghĩa bảo thủ.
Các tác giả của dự luật đă thêm những điều khoản thuế có lợi cho ngành săn cá voi của Alaska nhằm thu hút sự ủng hộ của bà Murkowski. Họ cũng bổ sung điều khoản bảo vệ các bệnh viện vùng nông thôn khỏi kế hoạch cắt giảm Medicaid ở các bang không có biên giới đất liền với phần lớn lănh thổ Mỹ. Tuy nhiên, chuyên viên nghị viện cảnh báo nếu thêm các sửa đổi này, dự luật sẽ đối mặt quy tắc bỏ phiếu phức tạp hơn nhiều.
Bà Murkowski đă chấp thuận dự luật sau khi giành được các điều khoản cho phép thu thuế từ hoạt động cho thuê khai thác dầu khí tại Alaska, bảo vệ tín dụng thuế năng lượng sạch và tŕ hoăn thay đổi Chương tŕnh Hỗ trợ Dinh dưỡng Bổ sung (Snap).
"Tôi có thích dự luật này không? Không", bà Murkowski nói, đáp trả b́nh luận của ông Rand Paul, người mô tả lá phiếu của bà là "gói cứu trợ cho Alaska, nhưng trả giá bằng lợi ích của phần c̣n lại đất nước".
Trong những ngày cuối cùng, dự luật trải qua nhiều thay đổi khác, đáng chú ư là việc băi bỏ lệnh cấm các bang tự quản lư hoặc điều chỉnh trí tuệ nhân tạo (AI). Một số lượng sửa đổi kỷ lục đă được đề xuất.
Thượng nghị sĩ Tillis có bài phát biểu đầy tâm huyết về những hiểm họa khi cắt giảm Medicaid và cuối cùng bỏ phiếu chống. Các Thượng nghị sĩ Collins và Paul cũng kiên quyết phản đối.
Với rất ít lựa chọn, đảng Dân chủ đă t́m cách “câu giờ” bằng cách yêu cầu đọc to toàn bộ dự luật vào đêm trước ngày quyết định.
Cuối cùng, với lá phiếu của bà Murkowski, tỷ lệ tại Thượng viện ḥa, và ông Vance đă đưa ra cú chót. Dự luật lại quay trở lại Hạ viện.

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson kư siêu dự luật chi tiêu và thuế ở Washington hôm 3/7. Ảnh: Reuters.
Chặng cuối cùng
Do đảng Dân chủ đồng ḷng phản đối, đảng Cộng ḥa tại Hạ viện không thể mất quá 3 phiếu nội bộ để đưa dự luật về đích.
Tới tận hôm 2/7, t́nh thế có vẻ vẫn bấp bênh. Ngay cả cuộc bỏ phiếu thủ tục - tiền đề cho cuộc bỏ phiếu chính thức - cũng bị tŕ hoăn hàng giờ, khi một số Hạ nghị sĩ đảng Cộng ḥa vẫn c̣n đắn đo.
Hạ nghị sĩ Ralph Norman từ South Carolina không hài ḷng với phiên bản của Thượng viện, trong đó có các điều khoản tín dụng thuế cho năng lượng tái tạo và không hạn chế đầu tư của Trung Quốc vào tài sản Mỹ. Trong khi đó, Hạ nghị sĩ Victoria Spartz từ Indiana lo ngại về khoản nợ liên bang.
Ngay trước nửa đêm, vẫn có 5 nghị sĩ đảng Cộng ḥa phản đối trong cuộc bỏ phiếu thủ tục. Một lần nữa, ông Trump vào cuộc, cùng với chủ tịch Hạ viện Mike Johnson, thuyết phục các thành viên chấp thuận.
Tổng thống đă gọi điện cho một số hạ nghị sĩ, đồng thời chia sẻ lên tài khoản Truth Social sớm 3/7: “Đảng Cộng ḥa c̣n chờ ǵ nữa??? Các vị đang cố gắng chứng minh điều ǵ??? Phong trào MAGA đang không vui, và điều đó sẽ lấy đi phiếu bầu của các vị”.
Ông Johnson mở đợt bỏ phiếu trong suốt 7 tiếng. Sáng 3/7, ông Norman đă bỏ phiếu thuận, mở đường cho dự luật tiến lên. Hạ nghị sĩ Andrew Clyde từ Georgia cũng chấp nhận. Ông thất bại trong nỗ lực thúc đẩy sửa đổi dự luật nhằm loại bỏ yêu cầu đăng kư các thiết bị giảm thanh súng, súng trường ṇng ngắn và súng săn ṇng ngắn khỏi Đạo luật Súng cầm tay Quốc gia. Quy tắc này sẽ cho phép người dân dùng súng mà không cần đăng kư và trả thuế liên bang.
Những người phản đối khác cũng dần “nghe lời”, và Hạ viện đă bỏ phiếu thủ tục vào sáng 3/7 với tỷ lệ 219-213.
Song vẫn c̣n chặng đường dài phía trước. Ông Johnson dự kiến mở cuộc bỏ phiếu chính thức lúc 8h, song Lănh đạo phe thiểu số tại Hạ viện, Hakeem Jeffries, chiếm bục diễn thuyết suốt 8 tiếng - phá vỡ kỷ lục trước đó do Hạ nghị sĩ Kevin McCarthy nắm giữ.
Nhưng ông Johnson vẫn rất tự tin về triển vọng thông qua dự luật.
Hạ nghị sĩ Massie tiếp tục là gương mặt đại diện cho nhóm bảo thủ phản đối. Cuối cùng, chỉ có ông Massie và Brian Fitzpatrick - hạ nghị sĩ từ Pennsylvania bỏ phiếu cho ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hồi năm 2024 - là những người chống đối dự luật giờ đây sẽ tái định h́nh cục diện chính trị Mỹ.
VietBF@ sưu tập