Cuộc sống hiện đại ngày nay khiến xung quanh chúng ta lúc nào cũng luôn phải tiếp xúc với các thiết bị điện tử, từ điện thoại, laptop cho đến TV. Và dĩ nhiên là bạn phải luôn tiếp xúc với ánh sáng xanh phát ra từ các công nghệ này.
Tuy nhiên, chúng ta cũng biết rằng rất nhiều lời cảnh báo từ các bác sĩ và chuyên gia trong việc hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh để bảo vệ sức khỏe.
Vậy ánh sáng xanh là ǵ và nó ảnh hưởng đến chúng ta ra sao, hăy cùng t́m hiểu thông tin dưới đây, theo trang mạng Livestrong.
ÁNH SÁNG XANH LÀ G̀?
Ánh sáng xanh, hay tiếng Anh c̣n gọi là blue light, là ánh sáng trong phần ánh sáng nh́n thấy được của quang phổ ánh sáng có bước sóng từ 400 đến 450 nanometer, theo Bác Sĩ Norman Shedlo, làm việc tại pḥng khám nhăn khoa ở Bethesda, Maryland, cho biết.
Ánh sáng này thường phát ra từ mặt trời, từ các thiết bị điện tử, đèn huỳnh quang và đèn LED.
ÁNH SÁNG XANH ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE RA SAO?
1. Làm căng mắt
Mặc dù ít người biết về liều lượng ánh sáng xanh gây hại cho mắt của bạn, nhưng các nghiên cứu sử dụng mô h́nh động vật cho thấy rằng tiếp xúc lâu dài với ánh sáng xanh có thể gây tổn thương vơng mạc cho các thụ thể ánh sáng, theo Bác Sĩ Michael J. Shumski, hiện đang làm việc tại trung tâm y tế Magruder Laser Vision ở Orlando, Florida.
Hơn nữa, tiếp xúc lâu dài với ánh sáng xanh không tốt cho mắt của bạn v́ nó có thể dẫn đến mỏi mắt, và nặng hơn nữa là nhức đầu.
“Những triệu chứng này c̣n được gọi là hội chứng ‘thị lực máy tính,’ đă gia tăng trong hơn thập niên qua khi chúng ta ngày càng sử dụng các thiết bị kỹ thuật số có màn h́nh phát ra ánh sáng xanh ngày càng nhiều,” Bác Sĩ Michael J. Shumski nói.
Ngoài ra, trong một bản báo cáo hồi Tháng Mười Hai, 2018, được đăng trên tạp chí International Journal of Ophthalmology cho biết, việc tiếp xúc với ánh sáng xanh cũng có liên quan đến sự phát triển của các t́nh trạng về mắt như mắt khô, đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng do tuổi tác.
2. Ảnh hưởng đến giấc ngủ
Blue light không chỉ gây hại cho mắt mà c̣n cản trở giấc ngủ của bạn.
Năo của bạn phản ứng với những thay đổi về môi trường, chẳng hạn như sự thay đổi về ánh sáng.
Nói cách khác, việc nh́n vào màn h́nh vào buổi tối khiến năo nghĩ rằng vẫn c̣n là ban ngày. Điều này thường dẫn việc ức chế melatonin (là một loại hormone báo hiệu giấc ngủ,) khiến năo tỉnh táo và bạn không có cảm giác buồn ngủ.
Dần dần, việc thiếu ngủ sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, tiểu đường và các vấn đề về tim.
3. Tăng nguy cơ mắc bệnh
Việc tiếp xúc với ánh sáng xanh có liên quan đến sự phát triển các t́nh trạng sức khỏe khác.
Một cuộc nghiên cứu được đăng trên tạp chí Epidemiology hồi Tháng Chín, 2020, phát hiện ra rằng việc tiếp xúc với ánh sáng xanh ngoài trời có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư trực tràng.
CÁCH HẠN CHẾ TRÁNH TIẾP XÚC VỚI ÁNH SÁNG XANH
1. Đeo mắt kiếng chặn ánh sáng xanh
Một trong những cách dễ nhất để hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh là đeo kiếng hoặc đeo tṛng chặn ánh sáng xanh. Những chiếc kiếng này được thiết kế để giảm bớt sự tiếp xúc với blue light thông qua bộ lọc hấp thu ánh sáng xanh.
2. Tắt các thiết bị điện tử
Bạn nên tắt nguồn các thiết bị điện tử ít nhất một giờ trước khi đi ngủ để tránh ánh sáng xanh ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn, theo lời khuyên của Bác Sĩ Norman Shedlo.
Tuy nhiên, nói th́ dễ hơn làm. V́ vậy, nếu bạn đang sử dụng thiết bị phát ra ánh sáng xanh gần giờ đi ngủ, chẳng hạn như điện thoại, bạn hăy bật chức năng “Dark mode” hoặc “Night mode” để giảm thiểu nguồn ánh sáng.
3. Hạn chế giảm tiếp xúc với ánh sáng xanh
Bạn cũng có thể giảm ánh sáng xanh bằng cách giảm sử dụng các thiết bị điện tử trong ngày. Điều này có nghĩa là tránh sử dụng điện thoại di động khi không cần thiết, nghỉ ngơi thường xuyên hơn khỏi màn h́nh laptop hoặc đọc sách giấy thay v́ đọc sách điện tử.