Dù được làm lạnh, nhiều loại thực phẩm vẫn có thể hỏng theo thời gian và tiềm ẩn nguy cơ cho sức khỏe.
Tủ lạnh là thiết bị bảo quản thực phẩm nhưng không phải bất kỳ thứ ǵ để trong đó cũng an toàn tuyệt đối, đặc biệt là khi đă cất quá lâu. Nhiều món nh́n vẫn lành lặn nhưng bên trong đă tiềm ẩn rủi ro cho sức khỏe nếu không được xử lư kịp thời.
Dưới đây là 7 món trong tủ lạnh mà bạn nên kiểm tra định kỳ v́ càng để lâu càng dễ gây hại.
1. Thực phẩm bị mốc
Thực phẩm để lâu trong tủ lạnh cũng có thể bị nấm mốc v́ môi trường ẩm ướt bên trong thiết bị. Dù chỉ là một đốm mốc nhỏ th́ đó cũng là dấu hiệu cho thấy thực phẩm đă hư hỏng. Nấm mốc không chỉ lan rất nhanh mà c̣n có thể sinh ra độc tố, gây hại cho gan, thận và hệ miễn dịch. Nhiều người có thói quen cắt bỏ phần mốc rồi tiếp tục dùng phần c̣n lại nhưng thực tế, các sợi nấm mốc đă ăn sâu và lan rộng hơn mắt thường có thể thấy. Giải pháp tốt nhất là nếu bạn phát hiện mốc th́ hăy bỏ ngay, đừng tiếc.
2. Gia vị đă hết hạn
Gia vị là thứ dễ bị bỏ quên nhất trong tủ lạnh. Tương ớt, nước tương, sốt mayonnaise, dầu hào… thường chỉ dùng một chút mỗi lần nên dễ bị ngó lơ trong ngăn cánh tủ lạnh. Khi hết hạn hoặc bảo quản không đúng, chúng có thể biến mùi, biến màu và thậm chí gây rối loạn tiêu hóa nếu sử dụng. Thế nên mỗi tháng một lần, bạn hăy dành vài phút kiểm tra hạn sử dụng và vứt bỏ những loại không c̣n dùng nữa.
3. Baking soda đặt trong tủ lạnh
Baking soda thường được dùng như một chất khử mùi tự nhiên trong tủ lạnh nhưng chỉ phát huy hiệu quả trong khoảng 1 - 2 tháng. Sau thời gian này, khả năng hút mùi giảm đáng kể và thậm chí c̣n khiến tủ lạnh có mùi lạ nếu không thay mới. Nếu bạn đang dùng baking soda trong tủ, hăy nhớ ghi ngày bắt đầu sử dụng để thay đúng thời điểm.
4. Nước sốt tự làm
Các loại sốt tự làm tại nhà (như sốt cà, sốt trộn salad, sốt bơ tỏi…) có ưu điểm là nguyên liệu tươi, ít chất phụ gia, nhưng v́ không có chất bảo quản nên chỉ nên dùng trong ṿng 5 - 7 ngày. Nếu bạn thấy có mùi lạ, thay đổi màu sắc hoặc xuất hiện lớp màng mỏng trên bề mặt th́ dù đă bảo quản trong tủ lạnh cũng tuyệt đối không nên sử dụng tiếp v́ chứng tỏ đă bị hỏng.
5. Nước dùng hoặc nước hầm xương
Nhiều người có thói quen nấu một lần nước dùng hoặc nước hầm xương rồi để tủ lạnh dùng dần. Tuy nhiên, nếu cất không đúng cách, ví dụ như không bảo quản trong hộp kín, thực phẩm rất dễ bị khô, hút mùi từ tủ lạnh và thậm chí nhiễm khuẩn chéo. Ngoài ra, nước dùng cũng là môi trường lư tưởng cho vi khuẩn phát triển nếu để quá lâu (quá 3 - 4 ngày). Tốt nhất là nên chia nhỏ vào hộp thủy tinh kín và dùng hết sớm.
6. Thực phẩm đóng hộp đă mở nắp
Sau khi mở nắp hộp đồ hộp (cá ngừ, đậu nành, pate...), nếu không dùng hết và cứ để nguyên trong lon rồi cho vào tủ lạnh th́ chẳng mấy chốc thực phẩm sẽ khô, biến vị hoặc nhiễm mùi. Nguy hiểm hơn, lớp kim loại của lon khi tiếp xúc với không khí có thể bị oxy hóa và ảnh hưởng đến chất lượng món ăn. Bạn có thể cân nhắc chuyển sang hộp thủy tinh hoặc hộp nhựa thực phẩm sạch để bảo quản tốt hơn, nhưng cũng không nên để lâu trong tủ lạnh.
7. Thực phẩm lên men
Dưa muối, kim chi, miso… là những món ăn lên men rất phổ biến nhưng cũng có hạn sử dụng nhất định chứ không phải là cất tủ lạnh th́ sẽ không hỏng được. Nhiều người nghĩ rằng v́ là đồ lên men nên sẽ để được lâu nhưng khi thấy có lớp màng trắng nổi lên hoặc có dấu hiệu mốc th́ chứng tỏ món ăn đă hỏng, không c̣n an toàn để sử dụng nữa. Lúc này, đừng ngần ngại mà hăy xử lư ngay.
VietBF@ Sưu tập
|