Những thách thức nguy cơ bóp nghẹt kinh tế thế giới - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > Business News |Tin Kinh Tế


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Những thách thức nguy cơ bóp nghẹt kinh tế thế giới
Những thách thức đang bóp nghẹt kinh tế thế giới. Bước vào quý 4 năm 2022, triển vọng của kinh tế thế giới đang xấu đi vì bất ổn địa chính trị, lạm phát ở mức cao và làn sóng tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương lớn.
Các tổ chức quốc tế đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm nay. Hàng loạt thách thức từ xung đột Nga - Ukraine, lạm phát cao, điều kiện tài chính thắt chặt đến suy giảm tăng trưởng ở Trung Quốc đang bóp nghẹt đà tăng trưởng của kinh tế thế giới.

Ngân hàng Thế giới (WB) đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2022 từ 4,1% vào đầu năm xuống 2,8% trong tháng 8. Fitch Ratings cũng cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP thế giới năm 2022 xuống chỉ còn 2,4%, điều chỉnh giảm 0,5 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 6.


Đồng loại hạ dự báo
Báo cáo được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố trong tháng 7 nhận định tăng trưởng toàn cầu năm 2022 đạt 3,2%, thấp hơn 0,4 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 4.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế dự báo tăng trưởng của thế giới trong năm 2022 đạt 3%, giữ nguyên so với dự báo đưa ra trong tháng 6. Còn báo cáo tháng 9 của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) điều chỉnh giảm mạnh dự báo tăng trưởng kinh tế của một số nền kinh tế lớn so với dự báo được đưa ra trong tháng 4.

Cụ thể, ADB điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP của Mỹ giảm từ 3,9% xuống 1,6%; khu vực đồng euro từ 3,3% xuống 2,5%; Nhật Bản từ 2,7% xuống 1,4%; Trung Quốc giảm từ 5% xuống 3,3%.

Trong khu vực Đông Nam Á, ADB nhận định tăng trưởng năm 2022 của Indonesia đạt 5,4% (tăng 0,4 điểm phần trăm so với dự báo tháng 4), Philippines đạt 6,5% (tăng 0,5 điểm phần trăm), Thái Lan đạt 2,9% (giảm 0,1 điểm phần trăm), Singapore đạt 3,7% (giảm 0,6 điểm phần trăm), Malaysia đạt 6,0% (giữ nguyên).

Thước đo thương mại hàng hóa của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tháng 8 cho thấy thương mại hàng hóa toàn cầu tiếp tục tăng trưởng trong quý II, nhưng tốc độ chậm hơn so với quý I và có khả năng tiếp tục yếu đi trong nửa cuối năm 2022.

Theo WB, tăng trưởng thương mại toàn cầu được dự báo sẽ suy yếu trong quý II do nhu cầu đối với hàng hóa công nghiệp ở một số nền kinh tế lớn đang giảm dần, thương mại tiếp tục gián đoạn do xung đột ở Ukraine.

Chỉ số quản lý thu mua (PMI) toàn cầu về đơn hàng xuất khẩu mới ở mức 49,5 điểm trong tháng 6, ghi nhận tháng giảm thứ 4 liên tiếp.

Những rủi ro lớn
IMF cũng chỉ ra những rủi ro lớn đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu, trong đó, việc ngừng hoàn toàn xuất khẩu khí đốt của Nga sang các nền kinh tế châu Âu vào năm 2022 sẽ làm tăng đáng kể lạm phát trên toàn thế giới do giá năng lượng cao hơn.

Ở châu Âu, tình trạng thiếu hụt sẽ ảnh hưởng đến các lĩnh vực công nghiệp chính và làm giảm mạnh tốc độ tăng trưởng ở khu vực đồng euro vào năm 2022.

Ngoài ra, theo IMF, một số yếu tố có thể khiến lạm phát duy trì đà tăng trong dài hạn. Các cú sốc liên quan đến nguồn cung đối với giá lương thực và năng lượng từ cuộc xung đột ở Ukraine sẽ làm tăng mạnh lạm phát và tác động tới lạm phát cơ bản, dẫn đến việc thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa.

Các ngân hàng trung ương lớn đã phản ứng với lạm phát cao bằng cách tăng lãi suất, nhưng rất khó để xác định chính xác mức độ thắt chặt chính sách cần thiết để giảm lạm phát mà không gây suy thoái kinh tế.

Thêm vào đó, điều kiện tài chính thắt chặt hơn sẽ gây ra tình trạng khó khăn về nợ ở các thị trường mới nổi và những nền kinh tế đang phát triển.

Khi các ngân hàng trung ương ở nền kinh tế phát triển tăng lãi suất để chống lạm phát, điều kiện tài chính trên toàn thế giới sẽ tiếp tục thắt chặt.

Việc tăng chi phí đi vay, nếu không có các chính sách tiền tệ tương ứng trong nước, sẽ tạo áp lực đối với dự trữ quốc tế, gây thiệt hại về định giá giữa những nền kinh tế có nợ ròng bằng USD.

Cuối cùng, IMF chỉ ra suy giảm tăng trưởng của Trung Quốc vẫn tiếp diễn sẽ ảnh hướng đến các nền kinh tế khác.

IMF nhận định nền kinh tế thứ hai thế giới tiếp tục suy giảm mặc dù đã phục hồi sau các đợt phong tỏa. Theo đó, tăng trưởng GDP của quốc gia này được dự báo đạt 3,3% trong năm 2022.

VietBF@ sưu tập

pizza
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Release: 09-30-2022
Reputation: 35697


Profile:
Join Date: Sep 2014
Posts: 88,375
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	301.JPG
Views:	0
Size:	32.9 KB
ID:	2118730  
pizza_is_offline
Thanks: 6
Thanked 7,495 Times in 6,648 Posts
Mentioned: 6 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 29 Post(s)
Rep Power: 99 pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7
pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 01:56.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.06624 seconds with 12 queries