Đây là những biện pháp mạnh tay giúp các nước ngăn xả súng - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Đây là những biện pháp mạnh tay giúp các nước ngăn xả súng
Điểm danh những biện pháp mạnh tay giúp các nước ngăn xả súng. Chính phủ nhiều nước sau các vụ xả súng đẫm máu lập tức áp đặt các điều luật hạn chế nghiêm ngặt súng đạn, ngăn thảm kịch tái diễn.

Vương quốc Anh hiện nay áp dụng một trong những chế độ kiểm soát súng đạn nghiêm ngặt nhất trong các nước phát triển, đến mức nhiều cảnh sát không được trang bị vũ khí khi thực hiện nhiệm vụ. Nhưng không phải ngay từ đầu đã như vậy.

Người dân nước này trước đây có truyền thống coi săn bắn như một môn thể thao, điều đã ăn sâu cùng văn hóa sở hữu súng, đặc biệt là ở các vùng nông thôn.

Tuy nhiên, văn hóa này bắt đầu thay đổi vào năm 1987, sau vụ thảm sát Hungerfor, được đặt tên theo thị trấn nhỏ ở Anh, nơi xảy ra vụ xả súng. Một người đàn ông địa phương 27 tuổi đã sử dụng hai khẩu súng trường bán tự động và một khẩu súng ngắn mà anh ta sở hữu hợp pháp để bắn chết 16 người. Động cơ gây án của người này vẫn chưa được làm rõ.

Thảm kịch đã làm chấn động dư luận Anh, đến mức chính phủ nước này nhanh chóng áp lệnh cấm súng trường giống loại mà kẻ xả súng đã sử dụng và bắt buộc chủ sở hữu súng săn phải đăng ký với cảnh sát.

Vụ xả súng trường học năm 1996 tại một thị trấn nhỏ ở Scotland, nơi một người đàn ông địa phương sát hại 15 học sinh và một giáo viên, đã thúc đẩy những thay đổi sâu rộng hơn trong kiểm soát súng đạn. Một ủy ban điều tra của chính phủ đã đề xuất hạn chế quyền sở hữu súng ngắn của người dân.

Nhân viên kiểm tra súng tại Cơ quan Tình báo Đạn đạo Quốc gia ở Birmingham, Anh. Ảnh: NY Times.

Chính phủ Anh thậm chí còn tiến xa hơn, khi áp lệnh cấm tất cả súng ngắn, trừ những khẩu có cỡ nòng nhỏ nhất. Khi Công đảng lên nắm quyền, lệnh cấm được mở rộng cho tất cả các loại súng ngắn.

Những cải cách luật pháp cũng yêu cầu chủ sở hữu súng phải vượt qua quy trình cấp phép nghiêm ngặt, gồm các cuộc phỏng vấn và thăm nhà của cảnh sát địa phương, những người có thể từ chối phê duyệt nếu họ nhận thấy người muốn sở hữu súng có nguy cơ gây ra mối đe dọa với an toàn cộng đồng.

Dù vậy, các vụ xả súng không hoàn toàn biến mất ở Anh. Một kẻ tấn công đã bắn chết 12 người vào năm 2010 và một nghi phạm khác giết 5 người vào năm 2021. Nhưng tất cả hình thức bạo lực liên quan tới súng đạn đã giảm đáng kể ở Anh sau lệnh cấm đó.

Ngày nay, tỷ lệ sở hữu súng ở Anh là 5 khẩu/100 người, một trong những mức thấp nhất ở các nước phát triển. Tỷ lệ giết người bằng súng cũng ở nhóm thấp nhất, với khoảng 0,7 trên một triệu người.

Australia cũng là nước từng đau đầu với vấn đề bạo lực súng đạn. Người dân nước này cũng từng có văn hóa ủng hộ sở hữu súng như Mỹ và quyền này được nhiều đảng phái chính trị ủng hộ.

Tuy nhiên, vụ thảm sát năm 1996, khi một tay súng giết 35 người ở thị trấn Port Arthur, đã thúc đẩy chính phủ mạnh tay với chính sách kiểm soát súng đạn.

Chương trình chính phủ mua lại súng của người dân trên toàn quốc là một trong những biện pháp nhằm ngăn bạo lực súng đạn ở Australia. Chương trình đã giúp giảm khoảng 20-30% số súng mà cá nhân sở hữu, trong đó chủ yếu nhắm vào các loại vũ khí như súng trường bán tự động và súng săn, vốn bị cấm trong các điều luật mới.

Quốc gia này cũng thay đổi luật, biến sở hữu súng từ quyền vốn có thành đặc quyền mà công dân phải tìm cách đạt được.

Muốn sở hữu súng, người Australia hiện phải nộp đơn tại cơ quan đăng ký quốc gia, với thời gian chờ lên tới 28 ngày và họ phải trình bày các lý do chính đáng để sở hữu súng.

Kể từ đó, các vụ xả súng đã gần như biến mất ở Australia. Quốc gia này đến nay chỉ ghi nhận một vụ xả súng duy nhất vào năm 2018, với 7 người thiệt mạng.

Một cuộc khảo sát năm 2011 về tự tử và tội phạm kết luận chương trình mua lại súng của chính phủ Australia "dường như thực sự đã cứu mạng sống của rất nhiều người".

Trước khi chương trình được áp dụng, tỷ lệ tự tử bằng súng trung bình hàng năm ở Australia giai đoạn 1989-1995 là 2,6/100.000 người, nhưng trong bảy năm sau đó, tỷ lệ giảm xuống 1,1. Tương tự, tỷ lệ giết người bằng súng trung bình hàng năm đã giảm từ 43/100.000 người xuống 25/100.000.

Cải cách ban đầu gây tranh cãi, nhưng những lo ngại về nguy cơ người dân phản ứng dữ dội hoặc sử dụng bạo lực đã không xảy ra.

"Hầu hết người Australia cho rằng đất nước họ ngày nay an toàn hơn nhờ kiểm soát súng đạn", cựu thủ tướng Australia John Howard cho biết năm 2013.

Na Uy từng là một trong những nước có tỷ lệ sở hữu súng cao nhất châu Âu. Tuy nhiên, tỷ lệ bạo lực liên quan tới súng đạn ở Na Uy tương đối thấp, khi nước này áp dụng những quy tắc nghiêm ngặt trong nhiều năm, bao gồm các lớp học an toàn súng bắt buộc và quy trình cấp phép chặt chẽ.

Tuy nhiên, vụ tấn công khủng bố năm 2011 khiến 77 người thiệt mạng do phần tử cực hữu Anders Behring Breivik gây ra đã buộc Na Uy siết chặt chính sách kiểm soát súng đạn.

Năm 2018, Na Uy ban hành lệnh cấm vũ khí bán tự động, vốn được Breivik sử dụng trong vụ tấn công. Lệnh cấm chính thức có hiệu lực vào cuối năm ngoái.

Giống như Na Uy, New Zealand cũng có truyền thống về tỷ lệ sở hữu súng cao nhưng kiểm soát chặt chẽ cùng tỷ lệ bạo lực súng đạn thấp. Song nước này đã có những thay đổi nhanh chóng hơn trong siết chặt kiểm soát súng đạn.

Khi một kẻ cực đoan xả súng giết 50 người tại một nhà thờ Hồi giáo năm 2019, chính phủ New Zealand mất chưa đầy một tuần để công bố lệnh cấm súng trường bán tự động kiểu quân sự mà kẻ tấn công đã sử dụng trong vụ thảm sát.

Max Fisher, nhà phân tích của NY Times, chỉ ra rằng các nước trên có điểm chung là tỷ lệ sở hữu súng của người dân rất cao, hoặc các biện pháp hạn chế súng đạn tương đối ít, hoặc cả hai. Trong khi đó, ở hầu hết các nước có tỷ lệ sở hữu súng thấp và áp dụng biện pháp kiểm soát chặt chẽ từ đầu, tỷ lệ các vụ xả súng thấp hơn rõ rệt.

Đức là một trong những nước có tỷ lệ sở hữu súng thấp và nhiều quy định kiểm soát súng đạn. Nhưng khi xảy ra xả súng, Đức vẫn hành động rất nhanh chóng. Sau vụ một tay súng giết 16 người tại trường học ở Erfurt năm 2009, chính phủ Đức lập tức nâng độ tuổi tối thiểu của người được phép mang súng từ 18 lên 21.

Khi vụ xả súng ở Munich diễn ra năm 2016 khiến 10 người chết, quốc hội Đức đã thông qua quy định mới, cho phép cảnh sát có quyền kiểm tra ngẫu nhiên các chủ sở hữu súng.

"Với quyền sở hữu súng đã được kiểm soát chặt chẽ, những quốc gia như Đức đơn giản là không phải tiến hành quá nhiều biện pháp hạn chế khác", nhà phân tích Fisher nhận định.

VietBF@ sưu tập

pizza
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Release: 05-27-2022
Reputation: 35622


Profile:
Join Date: Sep 2014
Posts: 87,681
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	411.jpg
Views:	0
Size:	113.3 KB
ID:	2059721  
pizza is_online_now
Thanks: 6
Thanked 7,466 Times in 6,620 Posts
Mentioned: 6 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 29 Post(s)
Rep Power: 98 pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7
pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7
The Following User Says Thank You to pizza For This Useful Post:
Be_True (05-27-2022)
Old 05-27-2022   #2
Be_True
R5 Cao Thủ Thượng Thừa
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 1,083
Thanks: 1,229
Thanked 638 Times in 350 Posts
Mentioned: 12 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 285 Post(s)
Rep Power: 19
Be_True Reputation Uy Tín Level 6
Be_True Reputation Uy Tín Level 6Be_True Reputation Uy Tín Level 6Be_True Reputation Uy Tín Level 6Be_True Reputation Uy Tín Level 6Be_True Reputation Uy Tín Level 6Be_True Reputation Uy Tín Level 6Be_True Reputation Uy Tín Level 6Be_True Reputation Uy Tín Level 6Be_True Reputation Uy Tín Level 6Be_True Reputation Uy Tín Level 6Be_True Reputation Uy Tín Level 6Be_True Reputation Uy Tín Level 6Be_True Reputation Uy Tín Level 6Be_True Reputation Uy Tín Level 6Be_True Reputation Uy Tín Level 6Be_True Reputation Uy Tín Level 6Be_True Reputation Uy Tín Level 6Be_True Reputation Uy Tín Level 6Be_True Reputation Uy Tín Level 6Be_True Reputation Uy Tín Level 6Be_True Reputation Uy Tín Level 6Be_True Reputation Uy Tín Level 6Be_True Reputation Uy Tín Level 6
Default

Nươc mắt cá sấu rơi mãi trên đất Mỹ từ các vụ xả súng giết người.
Be_True is_online_now   Reply With Quote
Reply

User Tag List

Thread Tools

Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 09:24.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.08050 seconds with 12 queries