Giang hồ Khá Bảnh, người nổi tiếng trên mạng với điệu nhảy múa quạt, cách hành xử giang hồ và những lời lẽ tục tĩu. Khá Bảnh được rất nhiều các em học sinh thần tượng. Mới đây cái tên Khá Bảnh lại vào đề thi Ngữ văn khiến nhiều giáo viên phản ứng mạnh mẽ.

Vừa qua, trường THPT Mường Bú (tỉnh Sơn La) đưa nhân vật Khá “Bảnh” vào đề thi học kỳ 2 môn Ngữ văn khối 12.
Theo đó, ngữ liệu phần Đọc hiểu là văn bản tổng hợp từ nhiều nguồn nói về hiện tượng mạng đ́nh đám Khá “Bảnh”. Từ việc anh ta ăn mặc diêm dúa cho đến những hành động điên rồ như dàn hàng ngang trên cao tốc để chụp ảnh đăng Facebook.
Thế nhưng, giới trẻ lại ngưỡng mộ Khá “Bảnh” và xem như thần tượng. Mới đây, Khá “Bảnh” bị công an thị xă Từ Sơn (tỉnh Bắc Ninh) bă't v́ tội đa'nh b.ạ.c.
Từ ngữ liệu phần Đọc hiểu, đề thi yêu cầu học sinh trả lời một số câu hỏi liên quan.
Nhận xét về đề thi này, thạc sĩ Ngữ văn P.T.H., Tổ trưởng Tổ chuyên môn Ngữ văn trên địa bàn quận B́nh Tân, TP.HCM, nói về h́nh thức, đề thi tŕnh bày cẩu thả, quá dài (gần 1 trang A4), gây rối cho học sinh khi đọc văn bản.
Về nội dung, văn bản tổng hợp thiếu mạch lạc, lủng củng không đúng với văn phong báo chí. Việc đưa hiện tượng Khá “Bảnh” vào đề thi, h́nh như giáo viên đă quá đà trong việc chọn ngữ liệu và có thể gây ra tác dụng ngược với học sinh.
Thầy Trần Lê Duy, giáo viên giảng dạy Ngữ văn một trường chuyên ở TP.HCM, b́nh luận đề thi mở là tốt nhưng vẫn phải định hướng và có tính giáo dục, nhất là với sự việc như Khá “Bảnh”. Đề thi có thể đặt một hiện tượng tích cực bên cạnh một hiện tượng tiêu cực rồi yêu cầu học sinh lựa chọn giải pha'p, nhưng phải có định hướng.
Tiến sĩ Trịnh Thu Tuyết (Hệ thống giáo dục Học Măi), khẳng định cô không bao giờ chọn những đề như thế này v́ có nhiều nguyên nhân khác nhau.
“Nhà trường là môi trường mô phạm, và đề thi nói chung cũng như đề văn nói riêng, văn bản đ̣i hỏi phải có tính quy phạm, tính chuẩn mực. Hơn nữa, một trong những con đường để hướng đến mục đích giáo dục, đó là học tṛ phải hiểu được giá trị chân – thiện – mỹ qua mỗi đề văn.

Việc đưa Khá “Bảnh” vào đề thi, vô h́nh chung, chúng ta đă cấp thêm một tầm vóc không đáng có cho những hiện tượng, cho những giá trị chưa đủ tầm”, TS Tuyết phân tích.
Trước đó, trường THPT Kiến Thụy (Hải Pḥng) đă đưa hiện tượng Khá “Bảnh” vào đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn khối 11, gây xôn xao dư luận, nhiều người bày tỏ quan điểm không đồng t́nh.