Đức Phật đă dạy "ở hiền gặp lành". Chúng ta ăn ở nhân đức chắc chắn sẽ gặp may mắn. Dù làm ǵ cũng nên để cái đức cho con, cháu.
Mỗi ngày chở 4 đến 5 lượt khách đi ṿng phố cổ, anh Phạm Văn Hưng (SN 1985, quê Nam Định) tiết kiệm được 4, 5 triệu đồng/tháng để gửi về cho vợ con ở quê.
Anh Phạm Văn Hưng cho biết, anh gắn bó với nghề đạp xích lô được 4 năm.
"Mỗi khách đều có tính cách khác nhau, có người xởi lởi vui vẻ, có người khó tính, chặt chẽ - kỳ kèo thêm bớt từng đồng lẻ với người đạp xích lô", anh Hưng nói.
Trong đó, anh đặc biệt nhớ đến đôi vợ chồng người Pháp anh đă gặp vào tháng 7/2017.
“Sau khi gọi tôi, 2 vợ chồng ngồi lên xe và yêu cầu đi 1 giờ đồng hồ quanh phố cổ. Tính tôi xởi lởi, nhiệt t́nh, đi đến đâu tôi giới thiệu đến đó bằng tiếng Anh nên 2 vị khách thích thú. Hết thời gian, họ lại yêu cầu đi tiếp”, anh Hưng nhớ lại.
Anh Phạm Văn Hưng (SN 1985, quê Nam Định) - tài xế xích lô 4 năm tại khu vực phố cổ Hà Nội.
Ngày hôm đó, trời nắng như đổ lửa, mồ hôi ướt đầm vai áo nhưng anh Hưng vẫn miệt mài đưa 2 vị khách người Pháp đi khắp Hà Nội, từ bờ hồ Hoàn Kiếm đến thăm Lăng Bác, chùa Một cột, vườn ao cá, Văn miếu Quốc Tử Giám…
“Thấy tôi nhiệt t́nh, chịu khó nên hai vị khách đối đăi rất tốt. Họ đi ăn, đi uống ở đâu cũng mời tôi vào cùng chứ không yêu cầu ngồi chờ như những cuốc xe thông thường khác”, anh Hưng nói.
Đến 5 giờ chiều, 2 vị khách đă thấm mệt nên yêu cầu anh chở về khách sạn gần bờ hồ Hoàn Kiếm.
“Xuống xe, tôi chưa kịp nói giá tiền, người chồng mở ví rút 3,5 triệu đồng đưa cho tôi. Tôi khẽ giật ḿnh nhưng nhân viên khách sạn th́ giật ḿnh hơn. Họ tưởng tôi chặt chém khách du lịch nên vội chạy ra can thiệp. Tuy nhiên vị khách này xua tay, nói rằng đó là chủ tâm của ông ấy dành cho tôi chứ không phải tôi đ̣i hỏi”, anh Hưng nhớ lại.
Nhận 3,5 triệu đồng cho 7 giờ đồng hồ đi cùng khách (từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều, bao gồm cả thời gian ăn trưa, uống nước) anh Hưng vô cùng phấn khởi.
Theo anh Hưng, b́nh thường, một cuốc xe chở khách đi quanh phố cổ chỉ có giá 200 ngh́n đồng. Nếu đi cả buổi, anh cũng chỉ được trả 500 -700 ngh́n đồng. V́ vậy “số tiền 3,5 triệu đồng được coi là khoản "hời" mà tôi nhận được”, anh Hưng cho biết.
Đáng nhớ hơn, ngày hôm sau, 2 vợ chồng vị khách nọ lại gọi anh đến đi tiếp những địa điểm thăm quan khác ở khu vực Hà Nội.
“2 vị khách người Pháp lại mời tôi ăn uống ở các nhà hàng đặc sản và lại cho tôi 3,5 triệu đồng sau khi về đến khách sạn”, anh Hưng kể lại.
Chiếc xe đă đồng hành cùng anh Hưng suốt 4 năm qua.
“Cả 2 vợ chồng c̣n hứa sẽ quay trở lại Việt Nam vào một ngày gần nhất v́ mến cảnh sắc và con người ở đây”, anh Hưng cho biết.
Lời hứa của 2 vợ chồng khiến anh Hưng cảm thấy vui lây. Anh cho rằng, 2 vị khách để lại cho anh kỷ niệm rất đẹp. Kỷ niệm đó không phải chỉ v́ họ trả anh khoản tiền lớn mà v́ anh đă góp phần nhỏ bé trong bức tranh đẹp về đất nước, con người Việt Nam.
Lần khác, một vị khách trẻ tuổi người Mỹ cũng để lại ấn tượng khá đặc biệt đối với anh Hưng.
Người đạp xích lô kể, anh đang đứng đợi khách ở đường Trần Quang Khải (Hoàn Kiếm, Hà Nội), cô gái người Mỹ thất thểu tiến lại gần. Khuôn mặt cô lộ vẻ hoang mang, mệt mỏi và có vẻ như vừa khóc khiến người tài xế xích lô chú ư.
“Tôi mời cô ấy đi xe nhưng cô ấy nói cô ấy vừa bị móc túi và giờ không có tiền. Cô ấy chỉ hỏi đường để về khách sạn ở Hàng Giầy (Hoàn Kiếm)”, anh Hưng nhớ lại.
Những người đạp xích lô ở phố cổ Hà Nội.
Nghe cô gái nói hoàn cảnh, anh Hưng mời cô lên xe và chở đi miễn phí. Hôm sau, khi đang đón khách ở bờ hồ, anh Hưng giật ḿnh khi thấy cô gái Mỹ hôm qua gọi tên ḿnh. Tiếp đến, cô gái đưa anh 500 ngh́n đồng và nói lời cảm ơn về chuyến xe.
“Lúc đó, cô ấy đi cùng 1 người bạn. Tôi nói, tôi giúp đỡ không cần phải trả ơn. Tuy nhiên cô ấy kiên quyết muốn tôi cầm số tiền đó”, anh Hưng chia sẻ.
Sự kiên quyết và tính cách ṣng phẳng của cô gái trẻ khoảng 18 tuổi ấy để lại cho anh một bài học lớn về cuộc sống. Anh Hưng cho rằng, cuộc sống luôn có những người tốt và muốn nhận điều tốt đẹp trước hết phải học cách cho đi.