V́ sao kinh tế Mỹ khó thoát suy thoái? Giới quan sát tin rằng nền kinh tế hàng đầu thế giới sẽ rơi vào một cuộc suy thoái v́ tăng trưởng GDP của Mỹ đă được điều chỉnh từ âm 1,4% xuống c̣n âm 1,6%.
Theo CNN, Văn pḥng Phân tích Kinh tế Mỹ (BEA) cho biết trong quư I/2022, nền kinh tế Mỹ đă suy yếu với tốc độ nhanh hơn ước tính trước đó. Cụ thể, trong 3 tháng đầu năm, GDP thực tế lao dốc 1,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Đây là lần sửa đổi thứ 3 của BEA. Theo ước tính được công bố vào tháng 4, GDP của Mỹ sụt giảm 1,4%. Tháng trước, con số đó được điều chỉnh thành 1,5%.
Nền kinh tế Mỹ đă hụt hơi sau giai đoạn tăng trưởng mạnh của năm ngoái. Trong quư IV/2021, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,9% so với quư liền trước.
Trong quư I/2022, kinh tế Mỹ đă suy yếu 1,6% so với một năm trước đó. Ảnh: Reuters.
GDP Mỹ sụt giảm 1,6% trong quư I
Tuy nhiên, đến quư I năm nay, nền kinh tế Mỹ bị chao đảo bởi những cú sốc trên toàn cầu như t́nh trạng gián đoạn chuỗi cung ứng, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine khiến các thị trường năng lượng, thực phẩm và tài chính lao đao.
Trong nước, lạm phát tại Mỹ đă tăng lên mức chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ. Nguyên nhân là các thách thức trong chuỗi cung ứng, chi phí hàng hóa và lao động tăng cao, giá xăng dầu tăng đột biến.
Cụ thể, theo dữ liệu của Cục Thống kê Lao động Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 của Mỹ đă tăng 8,6% so với một năm trước đó. Nghiên cứu của Moody's Analytics chỉ ra trung b́nh, người tiêu dùng phải chi thêm khoảng 460 USD/tháng để mua các loại hàng hóa và dịch vụ như trước đó.
BEA giải thích việc hạ tăng trưởng GDP của Mỹ mới đây do tăng trưởng chi tiêu tiêu dùng chậm hơn dự kiến, dù điều này được bù đắp phần nào bởi lợi nhuận trong đầu tư hàng hóa tư nhân.
Lạm phát tại Mỹ đă tăng lên mức chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ. Trong đó, giá thực phẩm và năng lượng đóng góp lớn vào lạm phát.
Để đối phó với lạm phát, hôm 15/6, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đă nâng lăi suất thêm 0,75 điểm phần trăm, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1994, nâng lăi suất tham chiếu lên khoảng 1,5-1,75%.
Ngân hàng trung ương Mỹ sẽ tiếp tục nâng lăi suất trong thời gian tới. Đội ngũ chuyên gia của Goldman Sachs cho rằng FED có thể nâng lăi suất cơ bản 0,75 điểm phần trăm trong cả tháng 6 và tháng 7. Đến tháng 9, cơ quan này có khả năng tăng lăi suất 0,5 điểm phần trăm, và thu hẹp mức tăng c̣n 0,25 điểm phần trăm trong tháng 11 và tháng 12.
Như vậy, lăi suất có thể được nâng lên khoảng 3,25-3,5% vào cuối năm.
Giới quan sát cho rằng việc FED mạnh tay kiểm soát lạm phát sẽ đẩy nền kinh tế hàng đầu thế giới vào suy thoái. Mới đây, Chủ tịch FED Jerome Powell cũng khẳng định Mỹ cần đưa lạm phát về mức mục tiêu 2%. Ông thừa nhận rằng việc nâng lăi suất mạnh tay có thể dẫn tới suy thoái kinh tế.
Theo người đứng đầu FED, việc đưa nền kinh tế hạ cánh an toàn là "rất khó khăn".
Khó tránh suy thoái
Ngân hàng Wells Fargo dự báo một cuộc suy thoái nhẹ sẽ xuất hiện vào quư II/2023. Tuy nhiên, ngay cả khi rơi vào suy thoái, bức tranh kinh tế Mỹ cũng không quá tồi tệ nhờ vào t́nh h́nh tài chính hộ gia đ́nh, doanh nghiệp và sức mạnh chi tiêu vẫn ổn định.
Suy thoái kinh tế được định nghĩa là sự suy giảm của GDP trong 2 quư hoặc dài hơn. Trong một nghiên cứu được công bố vào tháng 6, bà Anna Wong - chuyên gia kinh tế cấp cao tại Bloomberg - dự báo khả năng Mỹ rơi vào suy thoái trong năm 2022 là 25%, nhưng tỉ lệ này có thể lên tới 75% vào năm 2023.
Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu nền kinh tế bắt đầu suy thoái vào quư III/2022
Ông Peter Boockvar - Giám đốc đầu tư tại Bleakley Advisory Group
"Một cuộc suy thoái vào năm 2022 là khó xảy ra, nhưng suy thoái năm 2023 sẽ rất khó tránh khỏi", bà Wong b́nh luận.
Một số chuyên gia cho rằng một cuộc suy thoái sẽ đến sớm hơn. "Tôi không ngạc nhiên nếu nền kinh tế bắt đầu suy thoái vào quư III/2022", ông Peter Boockvar - Giám đốc đầu tư tại Bleakley Advisory Group - nhận định.
Theo chỉ số quản lư thu mua (PMI) do S&P Global công bố hôm 23/6, tăng trưởng sản lượng của khu vực kinh tế tư nhân tại Mỹ đă lao dốc mạnh trong tháng 6.
Theo ông Chris Williamson - nhà kinh tế trưởng tại S&P Global Market Intelligence, các nhà sản xuất hàng hóa không thiết yếu đang ghi nhận doanh số giảm mạnh khi người tiêu dùng hạn chế chi tiêu v́ lạm phát.
Các đợt nâng lăi suất mạnh tay của FED cũng khiến tâm lư người tiêu dùng sụt giảm hơn nữa. "Khi niềm tin kinh doanh rơi xuống ngưỡng như hiện tại, một cuộc suy thoái kinh tế thường xảy ra. Điều đó làm tăng thêm nguy cơ suy thoái", ông Williamson b́nh luận.
Theo cuộc khảo sát của Đại học Michigan vừa công bố hôm 14/6, tâm lư người tiêu dùng Mỹ đă rơi xuống mức thấp kỷ lục mới trong tháng 6. Đây là mức thấp nhất từng được ghi nhận kể từ khi Đại học Michigan bắt đầu thu thập dữ liệu cách đây 70 năm.
VietBF@ sưu tập
Bài cùng thể loại
:
|
|