Một thập kỷ sau khi góp phần kiến tạo thỏa thuận hạt nhân lịch sử với Iran, Liên minh châu Âu (EU) đang đứng trước một thử thách lớn trong bối cảnh căng thẳng leo thang tại Trung Đông và các chuẩn mực luật pháp quốc tế bị đặt vào t́nh thế mong manh.Ngày 25/7, các nhà lănh đạo EU có cuộc gặp với phía Iran tại Istanbul nhằm thúc đẩy nỗ lực ngoại giao hạt nhân. Tuy nhiên, diễn biến này diễn ra trong bối cảnh các cuộc không kích gần đây của Israel nhằm vào lănh thổ Iran đă làm gia tăng bất ổn khu vực, đẩy tiến tŕnh đối thoại đến bên bờ đổ vỡ.
Theo bài phân tích đăng trên tờ Politico, EU vốn là một trong những bên kiến tạo và bảo trợ chính cho Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) năm 2015, hiện đang đứng trước một lựa chọn mang tính bước ngoặt: tiếp tục giữ vai tṛ trung gian khách quan trong tiến tŕnh ngoại giao đa phương về vấn đề hạt nhân Iran hay chấp nhận bị cuốn theo xu hướng hành động quân sự đơn phương của Israel, từ đó đẩy khu vực vào nguy cơ leo thang căng thẳng mới.JCPOA được đánh giá là thỏa thuận ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân toàn diện nhất từng đạt được thông qua đàm phán, cho thấy hiệu quả của con đường ngoại giao dựa trên luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, cuộc không kích của Israel - được cho là diễn ra ngay trước thời điểm các cuộc đối thoại gián tiếp giữa Mỹ và Iran đạt tiến triển mới dưới vai tṛ trung gian của Oman - đă khiến các nỗ lực này bị đ́nh trệ.
Đáng chú ư, một số phản ứng từ các nước phương Tây, bao gồm cả một số quốc gia châu Âu, thể hiện thái độ đồng t́nh với hành động quân sự của Israel khi viện dẫn quyền tự vệ. Diễn biến này làm dấy lên quan ngại rằng châu Âu có thể đang dần từ bỏ vai tṛ trung gian độc lập trong ngoại giao và chấp nhận vũ lực như một công cụ chính sách đối ngoại.
Theo các chuyên gia, việc sử dụng vũ lực nhằm vào chương tŕnh hạt nhân của một quốc gia không những vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc mà c̣n có thể phản tác dụng. Bài học lịch sử từ vụ Israel tấn công ḷ phản ứng Osirak của Iraq năm 1981 cho thấy, thay v́ ngăn chặn, hành động quân sự khi đó đă khiến chương tŕnh hạt nhân của Iraq chuyển sang bí mật và khiến khu vực rơi vào ṿng xoáy xung đột kéo dài.
Hiện nay, các biện pháp trừng phạt và hành động quân sự liên tiếp có nguy cơ đẩy vấn đề hạt nhân Iran vào ṿng luẩn quẩn căng thẳng kéo dài, làm suy giảm ḷng tin và cản trở hoạt động giám sát quốc tế. Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cho biết đă tiến hành hơn 490 cuộc thanh sát tại Iran trong năm 2024. Tuy nhiên, sau các đợt không kích gần đây, IAEA buộc phải rút các nhóm chuyên gia về nước.
Trong khi đó, một số nước EU đang xem xét kích hoạt cơ chế “snapback” để tái áp đặt các biện pháp trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đối với Iran. Tuy nhiên, giới phân tích cảnh báo động thái này mang tính h́nh thức nhiều hơn là thực chất và nếu bị sử dụng tùy tiện có thể làm suy giảm tính ràng buộc pháp lư của các thỏa thuận quốc tế.
Thực tế cho thấy Iran đă duy tŕ việc tuân thủ đầy đủ JCPOA trong hơn một năm sau khi Mỹ đơn phương rút khỏi thỏa thuận vào năm 2018 và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt. Chỉ khi không c̣n nhận được các lợi ích kinh tế như cam kết và liên tục đối mặt với các vụ ám sát, phá hoại, Tehran mới bắt đầu điều chỉnh mức độ thực thi nghĩa vụ trong khuôn khổ thỏa thuận.
Trong bối cảnh ḷng tin đang xuống thấp và các kênh ngoại giao truyền thống bị gián đoạn, các chuyên gia đề xuất EU - đặc biệt là nhóm E3 gồm Anh, Pháp và Đức - cần thúc đẩy một lộ tŕnh từng bước, bắt đầu từ việc ổn định lệnh ngừng bắn, thiết lập lại quyền thanh sát của IAEA và chuẩn bị cho một gói giải pháp dài hạn.
Nếu thực hiện một cách nghiêm túc, sáng kiến mới của EU có thể đặt nền tảng cho một thỏa thuận hạt nhân toàn diện hơn, trong đó Iran chấp nhận minh bạch hóa chương tŕnh hạt nhân và hạn chế năng lực làm giàu uranium để đổi lấy giảm trừng phạt sâu rộng. Thậm chí, có thể tính tới một mô h́nh làm giàu hạt nhân tập thể trong khu vực với sự giám sát chặt chẽ của quốc tế.
Dù vậy, các thách thức c̣n rất lớn. Sự đổ vỡ ḷng tin, việc Mỹ từng vi phạm JCPOA, cùng nguy cơ tái diễn các hành động quân sự bất ngờ, khiến bất kỳ tiến tŕnh ngoại giao nào cũng trở nên mong manh. Tuy nhiên, nếu không hành động, châu Âu có thể đánh mất vai tṛ trung tâm trong nỗ lực giải quyết một trong những hồ sơ an ninh quốc tế phức tạp nhất hiện nay.
|