Sau cuộc chiến 12 ngày với Israel, Iran tăng cường vận chuyển vũ khí cho các lực lượng ủy nhiệm tại Yemen, Syria và Lebanon, đồng thời cảnh báo nguy cơ chiến tranh mới khi căng thẳng với Mỹ và Israel chưa hạ nhiệt.
Iran phát cảnh báo tới các nhóm đồng minh
Theo báo The New Arab (Qatar), tuần trước Tư lệnh Lực lượng Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC-QF), ông Esmail Ghaani, đă gặp các nhóm vũ trang do Iran hậu thuẫn tại Baghdad. Trong cuộc gặp, ông Ghaani cảnh báo các chỉ huy dân quân rằng một cuộc tấn công của Israel nhằm vào họ tại Iraq là “sắp xảy ra”, đồng thời yêu cầu họ cảnh giác với nguy cơ bị t́nh báo Israel xâm nhập.
Các lực lượng dân quân do Iran hậu thuẫn tại Iraq phần lớn đứng ngoài cuộc xung đột gần đây giữa Iran và Israel. Tehran coi trọng ảnh hưởng chính trị và kinh tế mà các nhóm này nắm giữ ở quốc gia láng giềng và do đó thận trọng, không muốn kích động một chiến dịch quân sự gây thiệt hại từ phía Israel hoặc Mỹ nhằm vào họ. Về kinh tế, Iraq là tuyến huyết mạch quan trọng đối với Iran, trong đó có việc tạo ra khoảng 1 tỷ USD lợi nhuận từ dầu mỏ thông qua nhiều kênh khác nhau. Ảnh hưởng của các nhóm dân quân trong lĩnh vực dầu mỏ xuất phát từ vị thế nổi bật của họ trong “Khuôn khổ điều phối” - liên minh cầm quyền gồm các đảng phái Hồi giáo ḍng Shiite ở Iraq, phần lớn có liên hệ hoặc được Iran hậu thuẫn.
Thay v́ hành động quân sự dứt khoát chống lại Israel hay Mỹ trong cuộc xung đột vừa qua, các lực lượng như Asaib Ahl al Haq, Harakat Hezbollah al Nujaba, Kataib Hezbollah và Kataib Sayyid al Shuhada chủ yếu đưa ra các tuyên bố thể hiện ủng hộ Iran, lên án Israel, kêu gọi chấm dứt hiện diện quân sự của Mỹ tại Iraq, và đưa ra những cảnh báo mơ hồ nhằm vào Mỹ nếu nước này can dự vào chiến sự.
Chỉ một số ít vụ tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) và tên lửa không có bên nào nhận trách nhiệm đă xảy ra trên lănh thổ Iraq trong cuộc chiến kéo dài 12 ngày. Ngày 13/6, ba UAV tấn công lực lượng Mỹ tại căn cứ Ain al Asad ở miền Tây Iraq. Các cuộc tấn công tiếp tục nhằm vào 3 căn cứ Mỹ ở Đông Bắc Syria và Lănh sự quán Mỹ tại Erbil trong đêm 14/6. Ngày 24/6, bốn căn cứ quân sự Iraq tiếp tục bị tấn công, trong đó thiết bị radar tại hai căn cứ bị hư hại. Dù chưa có tổ chức nào nhận trách nhiệm, nhưng có suy đoán rằng các lực lượng dân quân do Iran hậu thuẫn có thể đứng sau các vụ việc này. Ngoài ra, cũng có khả năng chính Israel là bên thực hiện các cuộc tấn công nhằm vô hiệu hóa khả năng hoạt động của Israel bị theo dơi trong không phận Iraq.
Trái ngược với cuộc chiến 12 ngày, trong cuộc chiến trước đó – bắt đầu từ cuộc tấn công ngày 7/10/2023 do Hamas tiến hành – các nhóm dân quân do Iran hậu thuẫn tại Iraq, dưới danh nghĩa “Kháng chiến Hồi giáo ở Iraq” (IRI), đă thực hiện hàng trăm cuộc tấn công nhằm vào Israel và lực lượng Mỹ.
Trong những tuần sau khi xung đột trực tiếp giữa Iran và Israel kết thúc, các cuộc tấn công bằng UAV tiếp tục nhắm vào cơ sở hạ tầng năng lượng tại khu vực người Kurd ở Iraq. Trong tuần từ ngày 13/7, các UAV đă tấn công 6 mỏ dầu, bao gồm cả các mỏ do công ty Mỹ vận hành. Chính quyền Khu tự trị người Kurd (KRG) cáo buộc Lực lượng Huy động Nhân dân (PMF) – một tổ chức an ninh của Iraq với thành phần chủ yếu là các dân quân do Iran hậu thuẫn – đứng sau các vụ tấn công. Chính phủ Iraq bác bỏ cáo buộc này; tuy nhiên, trước đây các nhóm dân quân được Iran hậu thuẫn từng nhiều lần nhắm vào khu vực này.
Tái vũ trang cho các lực lượng ủy nhiệm
Không chỉ cảnh báo nguy cơ xung đột mới tại Iraq, Tehran c̣n được cho là đang đẩy mạnh hỗ trợ vũ khí cho các lực lượng ủy nhiệm tại các mặt trận khác trong khu vực.
Tuần qua, lực lượng liên minh với chính phủ Yemen đă chặn một lô hàng lớn gồm tên lửa, linh kiện UAV và thiết bị quân sự được chuyển cho phiến quân Houthi ở vùng biển Đỏ. Lô hàng này – được giấu dưới các kiện hàng máy điều ḥa trên tàu vận tải – bao gồm 750 tấn vũ khí Iran: tên lửa hành tŕnh, tên lửa chống hạm Qader, tên lửa pḥng không, đầu đạn, thiết bị dẫn hướng và động cơ UAV. Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ (CENTCOM) xác nhận đây là vụ thu giữ vũ khí Iran lớn nhất từ trước đến nay.
Các tài liệu t́m thấy đi kèm lô hàng, bao gồm hướng dẫn sử dụng hệ thống dẫn đường pḥng không và giấy chứng nhận gắn trên linh kiện tên lửa, đều bằng tiếng Ba Tư và do công ty Iran sản xuất. Iran bác bỏ cáo buộc liên quan đến lô hàng, song giới chuyên gia cho rằng Tehran đang khẩn trương bổ sung kho vũ khí cho Houthi – lực lượng từng bị Mỹ oanh kích trong hai tháng đầu năm và hiện đang tiếp tục tấn công tàu hàng cũng như phóng tên lửa vào Israel.
Ở Lebanon, Israel cũng cáo buộc Iran tiếp tục chuyển vũ khí cho Hezbollah – lực lượng vừa phải chấp nhận ngừng bắn sau chiến dịch không kích và tấn công trên bộ của Israel hồi mùa thu năm ngoái. Theo giới chức an ninh Israel, hoạt động buôn lậu vũ khí qua hoặc từ Syria sang Lebanon đang gia tăng trong những tháng gần đây. Chính phủ mới ở Syria, vốn không thân Iran như chính quyền Assad trước đây, đă thu giữ một số lô hàng, trong đó có tên lửa chống tăng Kornet giấu trong xe tải chở dưa chuột và tên lửa pḥng không do Iran sản xuất.
Dù mạng lưới tiếp tế bị siết chặt, Hezbollah vẫn thành công phần nào trong việc khôi phục năng lực chiến đấu. Lực lượng này đă tự sản xuất UAV và tên lửa tầm trung, đồng thời tái cấu trúc một phần mạng lưới vận chuyển để tiếp nhận các vũ khí tinh vi như Kornet, theo một nguồn tin am hiểu hoạt động nội bộ của nhóm.
Nguy cơ về một cuộc chiến mới với Israel
Tại cuộc họp ngày 17/7, các chỉ huy của hai lực lượng vũ trang chủ chốt của Iran, gồm quân đội chính quy và IRGC, khẳng định chính quyền đă chuẩn bị sẵn sàng cho ṿng xoáy leo thang mới. Tư lệnh quân đội chính quy, Đại tướng Amir Hatami, và Tư lệnh Lục quân IRGC, Mohammad Pakpour, đă thảo luận chiến lược của Tehran trong cuộc chiến 12 ngày và tuyên bố họ “sẵn sàng tấn công kẻ thù [Israel và Mỹ] một lần nữa”.
Kênh truyền h́nh nhà nước Press TV dẫn lời một quan chức Iran giấu tên cho biết: “T́nh báo của chúng tôi cho thấy Washington muốn đàm phán để chuẩn bị cho chiến tranh chứ không phải ḥa b́nh. Nếu vậy, chúng tôi không thấy lư do ǵ để phí thời gian, mà thay vào đó nên tập trung chuẩn bị cho xung đột”.
Cựu Đại sứ Iran tại Afghanistan, ông Hassan Kazemi, cho rằng nguy cơ xảy ra một cuộc đối đầu mới với Israel vẫn ở mức cao, đồng thời khẳng định “dựa trên các bằng chứng hiện có, đối phương [Israel] đang tiến hành sửa chữa và chuẩn bị cho chiến dịch”.
Axios ngày 7/7 dẫn nguồn các quan chức Israel đưa tin Israel tin rằng chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ bật đèn xanh cho nước này tiến hành thêm một đợt tấn công mới nhằm vào Iran. Hăng tin cũng cho biết Tel Aviv đang chuẩn bị cho khả năng xảy ra chiến tranh nếu Tehran tái khởi động chương tŕnh hạt nhân.
Sau các cuộc không kích của Mỹ nhằm vào 3 cơ sở hạt nhân Iran, giới chức Tehran tiếp tục có những tuyên bố cứng rắn liên quan đến chương tŕnh hạt nhân của nước này. Cố vấn cấp cao của Lănh tụ tối cao, ông Ali Shamkhani – người phụ trách hồ sơ hạt nhân của Iran – từng cảnh báo: “Ngay cả khi các cơ sở hạt nhân bị phá hủy, cuộc chơi vẫn chưa kết thúc. Vật liệu hạt nhân đă làm giàu, tri thức và ư chí chính trị vẫn c̣n đó”. Tương tự, IRGC ngày 22/6 tuyên bố sẽ tiếp tục các nỗ lực hạt nhân: “Hành động gây hấn này sẽ chỉ càng củng cố quyết tâm của các nhà khoa học trẻ và tận tụy của chúng ta trong việc tiếp tục phát triển lĩnh vực [hạt nhân] này”.
Hiện vẫn c̣n nhiều đồn đoán về việc liệu Israel có thực sự dừng toàn bộ chiến dịch tại Iran sau lệnh ngừng bắn hay không. Nhiều báo cáo chưa được xác minh về các vụ nổ trên khắp Iran – phần lớn xảy ra tại các cơ sở và khu phức hợp do chính quyền quản lư – càng làm dấy lên khả năng Israel vẫn đang âm thầm tiến hành các chiến dịch tấn công nhằm vào Iran.
VietBF@ sưu tập
|
|