Không ít trường hợp ăn gà tại hàng quán hoặc tại nhà, phát hiện bên trong phần thịt vẫn c̣n đỏ máu. Điều này tưởng chừng vô hại, song lại có thể là nguồn gây bệnh tiềm ẩn.
Nhiều người sau khi chế biến hoặc mua thịt gà bên ngoài - đặc biệt là các món chiên ngập dầu, quay nguyên con hoặc gà luộc - nhận thấy bên trong vẫn c̣n vệt máu đỏ. Vậy, đó có phải là dấu hiệu thịt chưa chín? Ăn như vậy có ảnh hưởng sức khỏe không?

Các vi khuẩn có trong phần thịt gà chưa chín có thể gây nguy hại cho trẻ em, phụ nữ mang thai
ẢNH: NHƯ QUYÊN
V́ sao thịt gà đă nấu mà vẫn c̣n máu?
Bác sĩ Chu Thị Dung, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - cơ sở 3, cho biết, hiện tượng bên trong thịt gà đă qua chế biến có màu đỏ máu có thể xảy ra v́ gà có hệ mao mạch dày, máu dễ ứ lại nếu không cắt tiết hoặc chế biến không đều.
Một số phương pháp nấu với nhiệt không đủ sâu, khiến phần bên trong chưa chín kỹ. Thêm vào đó, loại gà công nghiệp thường được sử dụng lại lớn nhanh, xương c̣n non mềm, dễ gây vỡ mao mạch khi chế biến.
Dù bên ngoài có vẻ đă chín, nhưng phần thịt gần xương hoặc vùng dày vẫn có thể chưa đạt nhiệt độ an toàn bên trong.
Mặt khác, theo ông Greg Blonder, tiến sĩ vật lư từ Harvard, chuyên gia trong lĩnh vực kỹ thuật nấu nướng tại Mỹ, trong một số trường hợp, gà non được sử dụng chế biến có xương rỗng, mỏng và xốp hơn nhiều so với gà trưởng thành. Khi nấu, “tủy xương màu tím - do chứa protein myoglobin chịu trách nhiệm lưu trữ oxy - ṛ rỉ vào phần thịt, khiến xương bị nhuộm màu và phần thịt tiếp giáp với xương cũng sẽ có màu đỏ, dù đă được nấu chín đến nhiệt độ an toàn”.
Có an toàn để ăn?
Theo bác sĩ Dung, thịt gà chưa chín kỹ không an toàn để ăn, thậm chí đây là nguy cơ lớn về an toàn thực phẩm.
“Các vi khuẩn gây bệnh như Salmonella, Campylobacter, E. coli thường tồn tại trong thịt gà sống. Chúng có thể gây ngộ độc thực phẩm, với triệu chứng từ nhẹ như buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, đến nặng như mất nước, viêm ruột, nhiễm trùng huyết”.
Bên cạnh đó, bác sĩ Dung cho biết, thực phẩm “chín” là điều tất yếu cho tỳ vị. Trong y học cổ truyền, thực phẩm chín không chỉ bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, mà c̣n là quá tŕnh chuyển hóa tính vị, giúp tỳ vị (hệ tiêu hóa) dễ tiêu và dễ hấp thu.
Trong khi đó, thịt sống, tái hoặc c̣n máu được xem là có tính “hàn” và “thấp trọc”, dễ sinh đàm thấp, làm tắc trệ khí huyết. Chúng gây tổn thương tỳ vị, người có tỳ hư khi ăn phải dễ gặp các chứng đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy kéo dài.
Theo quan điểm dưỡng sinh của đông y, thức ăn không được hấp thu hiệu quả sẽ làm ảnh hưởng sinh khí huyết, khiến cơ thể mệt mỏi, dễ suy nhược, làm yếu sức đề kháng, từ đó dễ nhiễm bệnh.
Do đó, cả đông y và tây y đều khuyến cáo tránh ăn thịt gà c̣n máu, nhất là các đối tượng sau:
Trẻ em: Tỳ vị chưa phát triển đầy đủ.
Người già: Khả năng tiêu hóa và chuyển hóa giảm.
Người có tỳ vị yếu: Dễ đầy bụng, tiêu chảy, khó tiêu.
Người suy nhược, có bệnh nền: Dễ bị nhiễm độc thực phẩm, kéo theo viêm đường ruột, sốt cao.
Cách nấu thịt gà an toàn tại nhà
Từ đó, bác sĩ Dung khuyên mọi người cần đảm bảo thịt gà được nấu chín kỹ, nhất là ở phần dày nhất (như đùi, ức), với nhiệt độ bên trong tối thiểu 74°C. Đây là mức nhiệt an toàn giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh thường có trong gà sống.
Khi chế biến, có thể kiểm tra đơn giản bằng các cách:
Dùng nhiệt kế thực phẩm để kiểm tra, đạt 74°C là chín an toàn. Đây là cách tối ưu và chắc chắn nhất để đảm bảo độ chín chính xác của thịt.
Quan sát: Thịt bên trong không c̣n màu hồng, không có máu.
Dùng đũa hoặc dao xiên thử: Không c̣n cảm giác dai, tiết dịch hồng.
Luộc: Gà nguyên con cần luộc ít nhất 25-30 phút. Sau khi luộc xong, có thể rạch nhẹ ở đùi gà để kiểm tra.
Chiên/quay: Nên trở đều các mặt, ưu tiên kỹ phần ức và đùi.
“Việc nấu chín kỹ không chỉ là yêu cầu an toàn từ y học hiện đại, mà c̣n là nguyên tắc dưỡng sinh căn bản trong y học cổ truyền”, bác sĩ Dung nhấn mạnh.
VietBF@ sưu tập