Dù cơ thể đă gửi tín hiệu cảnh báo thận suy hỏng, nhiều người vẫn làm ngơ. Tới khi cơ thể không c̣n gắng gượng nổi, đi khám đă suy thận giai đoạn cuối.
Từng có một sức khỏe tốt, Thanh* (30 tuổi, sinh sống tại Hà Nội) không hề nghĩ tới một ngày nào đó ḿnh sẽ phải gắn bó với chiếc máy chạy thận. Thanh chia sẻ, cô vốn là người năng động, thích kinh doanh. Khi mạng xă hội nở rộ, Thanh cũng chớp thời cơ kinh doanh các mặt hàng "hot trend" của giới trẻ. Công việc kinh doanh của cô thắng lớn với lợi nhuận ngày càng tăng.
Tuy nhiên, công việc bán hàng online cũng khiến Thanh phải thức khuya để chốt đơn, đóng gói hàng. Cô cho biết chỉ cần chậm trả lời khách vài phút là có thể mất đơn hàng ngay.
Lao theo công việc, Thanh bắt đầu cảm thấy sức khỏe không ổn khi thường xuyên đau đầu. Thay v́ đi khám, cô lại dùng thuốc giảm đau v́ nghĩ đó chỉ là đau đầu thông thường, chỉ cần ngủ bù, nghỉ ngơi sẽ khỏi. Khi mặt bắt đầu to lên (dấu hiệu phù), Thanh cũng chỉ nghĩ đơn giản là do tăng cân v́ ăn đồ ăn nhanh và uống trà sữa nhiều.
Đến khi cơ thể không thể chống đỡ được nữa, Thanh mệt lả, phải đi khám. Bác sĩ thông báo thận của cô đă suy teo giai đoạn cuối. Cô chỉ c̣n hai lựa chọn: lọc máu chu kỳ hoặc ghép thận. Lúc này, Thanh mới hối hận v́ lâu nay đă thờ ơ với các triệu chứng cảnh báo từ cơ thể.
Không chỉ riêng Thanh, hiện nay rất nhiều bạn trẻ đang thờ ơ với những cảnh báo từ cơ thể v́ nghĩ rằng c̣n trẻ, c̣n khỏe th́ “chắc không sao đâu”.
Cũng giống như Thanh là trường hợp của Nam* (30 tuổi). Chỉ sau một đợt kiểm tra tổng quát v́ buồn nôn kéo dài, anh bàng hoàng nhận kết quả: suy thận mạn tính giai đoạn cuối.
Mọi chuyện bắt đầu từ đầu năm 2025, khi anh thường xuyên cảm thấy cơ thể "không ổn". Anh luôn trong trạng thái mệt mỏi, mất ngủ triền miên, kèm theo cảm giác buồn nôn, vị giác thay đổi, ăn uống kém ngon. Nghĩ rằng đó là hậu quả của áp lực công việc hoặc rối loạn tiêu hóa, anh chủ quan không đi khám.
Chỉ đến khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, buồn nôn diễn ra thường xuyên, cơ thể mệt lả, anh mới quyết định đến bệnh viện. Sau loạt xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm và đo chức năng thận, bác sĩ chẩn đoán anh bị suy thận mạn tính giai đoạn cuối.
Điều đáng tiếc cho anh Nam là trước đó, nhiều lần cơ thể đă “lên tiếng” nhưng anh lại làm ngơ. Vào năm 2020, trong lần khám sức khỏe định kỳ tại cơ quan, anh đă có protein niệu - dấu hiệu sớm cho thấy thận đang tổn thương. Bác sĩ khi đó đă khuyến nghị theo dơi thêm. Tuy nhiên, anh chỉ uống thuốc ngắt quăng, không tái khám định kỳ và cũng không tuân thủ chế độ ăn uống nghiêm ngặt như được khuyến cáo.
Suy thận tiến triển âm thầm, triệu chứng mơ hồ
Theo TS.BS Nghiêm Trung Dũng, Giám đốc Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu, Bệnh viện Bạch Mai, bệnh suy thận mạn tính thường tiến triển âm thầm, khó nhận biết ở giai đoạn đầu. Nhiều người chỉ phát hiện khi t́nh cờ đi khám sức khỏe hoặc trước khi du học, nhập học, xin việc.
“Các triệu chứng như buồn nôn, mất ngủ, chán ăn thực chất là biểu hiện của t́nh trạng ngộ độc nhẹ do chức năng thận suy giảm. Lúc này, thận không c̣n khả năng lọc sạch chất thải ra khỏi cơ thể”, bác sĩ Dũng giải thích.
Phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn khiến thời gian điều trị bảo tồn chức năng thận bị rút ngắn, chi phí gia tăng và hạn chế khả năng lựa chọn phương pháp điều trị triệt để như ghép thận. Thậm chí, có bệnh nhân dù có người thân sẵn sàng hiến thận nhưng không thể tiến hành ghép v́ đă xuất hiện biến chứng nặng như suy tim.
Người trẻ và lối sống dễ "giết chết" thận
Các chuyên gia cảnh báo, tỷ lệ người trẻ mắc suy thận đang tăng lên đáng kể, phần lớn liên quan đến lối sống thiếu khoa học. Ngoài những nguyên nhân bệnh lư như viêm cầu thận th́ chế độ ăn mặn, sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, nước uống không rơ nguồn gốc và sinh hoạt đảo lộn nhịp sinh học là những yếu tố góp phần làm tổn thương thận âm thầm.
Qua hai trường hợp trẻ tuổi suy thận trên, bác sĩ Dũng khuyến cáo mỗi người trong chúng ta cần lắng nghe cơ thể, khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm. Những thay đổi nhỏ trong lối sống, ăn uống lành mạnh và duy tŕ vận động thể chất sẽ giúp thận khỏe mạnh và tránh được những hậu quả đáng tiếc.
VietBF@ Sưu tập
|
|