Theo như có một người phụ nữ mới đã sinh ra đứa trẻ có bốn tay và bốn chân, trong đó có một chi mọc bất thường giữa đầu và bụng khiến cả ngôi làng xôn xao về sự chào đời của đứa trẻ này, thì ngay sau khi thông tin này được lan truyền, hàng trăm người dân kéo đến bệnh viện để tận mắt chứng kiến. Nhiều người tin rằng em bé là hiện thân của thần linh theo tín ngưỡng Ấn Độ giáo được người dân làng đổ xô đến xem.
Ngày 17 năm 2022, một bé sơ sinh với dị tật hiếm gặp đã chào đời tại Bệnh viện Sadar, miền Đông Ấn Độ, khiến dư luận địa phương chấn động. Đứa trẻ được sinh ra với bốn tay và bốn chân, trong đó có một chi mọc bất thường giữa đầu và bụng.
Ngay sau khi thông tin được lan truyền, hàng trăm người dân kéo đến bệnh viện để tận mắt chứng kiến. Nhiều người tin rằng em bé là hiện thân của thần linh theo tín ngưỡng Ấn Độ giáo. Mặc cho lời giải thích từ phía bệnh viện rằng đây là dị tật bẩm sinh do biến chứng trong quá trình mang thai, dòng người hiếu kỳ và sùng đạo vẫn không ngừng đổ về, thậm chí xem đây như một chuyến hành hương tâm linh.

Ảnh chụp màn hình video: Josh@doomdaammuchatl u.
Báo Daily Star cho biết, giới tính của em bé vẫn chưa được tiết lộ. Hình ảnh ghi nhận tại bệnh viện cho thấy em bé nằm trong một chiếc giỏ lót vải nhiều màu sắc, xung quanh là đám đông vây kín. Các bác sĩ nhận định, nhiều khả năng đây là trường hợp thai đôi ký sinh – tức một phôi thai không phát triển hoàn chỉnh, dính vào cơ thể thai nhi còn lại. Hệ quả là đứa trẻ sinh ra với tay chân thừa, một số cơ quan nội tạng lộ ra ngoài, và hình thể không rõ ràng.

Ảnh chụp màn hình video: Josh@doomdaammuchatl u.
Sự kiện đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của truyền thông và cư dân mạng, trong bối cảnh tình trạng sùng bái dị tật thể chất vẫn còn tồn tại tại nhiều vùng nông thôn Ấn Độ. Từ lâu, những đứa trẻ sinh ra với đặc điểm cơ thể bất thường thường được người dân gán cho danh xưng "thần thánh", nhất là trong nền văn hóa chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Ấn Độ giáo.

Ảnh chụp màn hình video: Josh@doomdaammuchatl u.

Ảnh chụp màn hình video: Josh@doomdaammuchatl u.
Dù các bác sĩ đã xác định đây là ca dị tật y khoa, song trong mắt nhiều người dân, hình hài kỳ lạ ấy vẫn là một biểu tượng tâm linh thiêng liêng, một “phép màu” đến từ các đấng siêu nhiên. Sự việc một lần nữa cho thấy sự giao thoa giữa khoa học và tín ngưỡng tại quốc gia đông dân thứ hai thế giới vẫn còn nhiều thách thức.

Ảnh chụp màn hình video: Josh@doomdaammuchatl u.
Trước đó, vào năm 2016, một bé gái 6 tuổi ở miền Bắc Ấn Độ từng gây chú ý khi có hai mũi và một thân. Cô bé được người dân địa phương thờ phụng như hiện thân của thần Ganesha. Vào các dịp lễ hội, gia đình cô thường nhận được nhiều tiền và quà tặng. Tuy nhiên, người thân vẫn mong muốn cô bé có thể lớn lên như một đứa trẻ bình thường. Các bác sĩ khuyến nghị chờ đến khi cô trưởng thành hơn mới có thể can thiệp phẫu thuật thẩm mỹ phù hợp.