Động thái bất ngờ với Gazprombank cho thấy chính quyền Tổng thống Trump đang theo đuổi một chiến thắng ngoại giao liên quan đến xung đột ở Ukraine. Nhưng liệu điều đó có đủ để tái định h́nh quan hệ Mỹ–Nga đầy đối kháng?
Theo phương tiện truyền thông Nga (RT, Izvestia), quyết định nới lỏng một số lệnh trừng phạt tài chính đối với Gazprombank của Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây, vốn ngăn cản Rosatom tiếp tục xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Paks 2 tại Hungary, đă làm dấy lên những đồn đoán về khả năng "tan băng" trong quan hệ Mỹ - Nga. Tuy nhiên, nh́n sâu hơn vào động thái này và bối cảnh chính trị phức tạp, có vẻ như đây chỉ là một giao dịch ngắn hạn, mang tính ưu ái hơn là dấu hiệu của sự b́nh thường hóa quan hệ rộng răi.
Theo Tiến sĩ Andrey Kortunov, Tổng giám đốc Hội đồng các vấn đề quốc tế của Nga, việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt tài chính đối với Gazprombank, một chi nhánh của Rosatom – tập đoàn hạt nhân nhà nước Nga, chủ yếu mang lại lợi ích cho Hungary. Dự án Paks 2, với hai ḷ phản ứng mới, được coi là tối quan trọng đối với sự độc lập năng lượng lâu dài của Hungary. Chính quyền Biden trước đây đă áp đặt các lệnh trừng phạt này, điều mà Budapest coi là "trả thù chính trị" v́ sự ủng hộ công khai của họ dành cho ông Trump.
Một năm trước, Hungary đă rất vất vả để đưa dự án Paks 2 ra khỏi danh sách trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU), vốn phải trả giá chính trị đáng kể. V́ vậy, động thái của chính quyền Trump hiện tại dường như là một sự "ưu ái" dành cho Thủ tướng Hungary Viktor Orban hơn là cho Tổng thống Nga Vladimir Putin. Nó cũng gián tiếp mang lại lợi ích cho các công ty Pháp đang tham gia vào dự án này. Điều đó cho thấy tính chất giao dịch, cục bộ của quyết định, thay v́ một tầm nh́n chiến lược lớn hơn về quan hệ Mỹ-Nga.
Dù có tia hy vọng mong manh, nhưng thực tế cho thấy rất ít tin tức tích cực từ Washington liên quan đến quan hệ Nga-Mỹ. Bộ Ngoại giao Mỹ gần đây đă hoăn một cuộc họp quan trọng về việc loại bỏ "những điều gây khó chịu" khỏi quan hệ song phương. Tổng thống Trump cũng không mặn mà với đề nghị làm trung gian giữa Iran và Israel của Moskva, và các quan chức Mỹ vẫn tiếp tục chỉ trích lập trường "cứng rắn" của Nga về một giải pháp cho Ukraine.
Hai triết lư khác biệt
Sự khác biệt cơ bản nằm ở triết lư tiếp cận quan hệ quốc tế của hai bên. Nga có cách tiếp cận mang tính hệ thống và toàn diện. Theo quan điểm của Moskva, quan hệ giữa các cường quốc phải được xử lư một cách tổng thể, với sự tiến triển đồng thời trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao và nhân đạo. Điện Kremlin tin rằng trừ khi có sự chuyển động diễn ra trên tất cả các mặt trận này cùng nhau, th́ b́nh thường hóa thực sự sẽ vẫn ngoài tầm với, ngay cả khi cách tiếp cận như vậy cần có thời gian và sự kiên nhẫn.
Ngược lại, chính sách đối ngoại của Tổng thống Trump lại mang tính giao dịch nhiều hơn. Ông t́m kiếm một loạt các thỏa thuận ngắn hạn với các đối tác khác nhau, từ các thành viên NATO đến Mexico, Canada, Iran hoặc Trung Quốc. Mỗi đối tác có danh sách kiểm tra riêng: Iran phải từ bỏ tham vọng hạt nhân, Trung Quốc chấp nhận thuế quan thương mại, các nước châu Âu trong NATO tăng chi tiêu quốc pḥng. Tổng thống Trump không phải là người thích chờ đợi kết quả lâu dài; ông muốn có kết quả ngay lập tức hoặc trong tương lai gần.
Trong trường hợp của Nga, Washington đang để mắt đến một thỏa thuận duy nhất, quan trọng: một thỏa thuận chấm dứt xung đột vũ trang với Ukraine. Tổng thống Trump dường như không quan tâm đến chi tiết của một giải pháp chính trị lâu dài hay hệ thống an ninh châu Âu trong tương lai. Ưu tiên hàng đầu của ông là đảm bảo một lệnh ngừng bắn tạm thời bằng mọi giá, để ông có thể tuyên bố chiến thắng khi người tiền nhiệm, Joe Biden, đă không làm được.
Theo quan điểm của ông Trump, "thỏa thuận lịch sử về Ukraine" này sẽ làm lu mờ mọi nỗ lực dài hạn, tỷ mỉ để xây dựng lại một cuộc đối thoại Nga-Mỹ đúng nghĩa. Trong khi đó, ở những lĩnh vực khác, Moskva đơn giản là không sẵn sàng tham gia vào sự "cho và nhận một chiều" mà Washington mong đợi. Điều này được nhấn mạnh bởi việc các đối tác NATO châu Âu của Mỹ gần như nhất trí tăng chi tiêu quốc pḥng lên mức chưa từng có là 5% GDP vào năm 2035, cho thấy họ sẵn sàng đáp ứng kỳ vọng của Mỹ.
Tương tự, Kiev đă thể hiện sự sẵn sàng đáp ứng kỳ vọng của Mỹ bằng cách cung cấp tài nguyên thiên nhiên của ḿnh cho các tập đoàn Mỹ.
Izvestia lưu ư: cần phải nhớ rằng Tổng thống Trump gần như là người duy nhất trong chính trường Mỹ mong muốn tái lập đối thoại chức năng với Nga. Hầu hết quan chức trong chính quyền Trump coi Nga là đối tượng thờ ơ hoặc thù địch. Hơn nữa, "sự đồng thuận chống Nga đă ăn sâu bám rễ, thống trị ở Mỹ trong nhiều thập kỷ, và hiện vẫn c̣n vững chắc". Không có nhóm vận động hành lang chính trị hoặc kinh doanh quyền lực nào ở Mỹ ngày nay thúc đẩy một cuộc tái thiết mới với Nga.
Ngay cả khi quyết định trừng phạt Gazprombank được đưa ra, Thượng nghị sĩ đảng Cộng ḥa Lindsey Graham đă công khai ủng hộ việc Quốc hội Mỹ đưa ra một gói biện pháp chống Nga mới.
Như vậy, mối quan hệ Nga-Mỹ vẫn là một vấn đề đầy biến động. Những tín hiệu khích lệ thỉnh thoảng – như việc nới lỏng lệnh trừng phạt đối với một ngân hàng duy nhất – không nên bị hiểu nhầm là một sự thay đổi lớn. Một số người có thể hy vọng vào một sự b́nh thường hóa rộng lớn hơn, nhưng hiện tại triển vọng vẫn chưa chắc chắn: Cách tiếp cận có hệ thống, ổn định của Moskva vẫn khác biệt với tính chất giao dịch của chính quyền Trump.