Hành tŕnh gian nan của Kiều Chinh từ người vô tổ quốc đến Hollywood - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > Viet Oversea|Tin Hải Ngoại


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Hành tŕnh gian nan của Kiều Chinh từ người vô tổ quốc đến Hollywood
Nghĩ lại khoảng thời gian 45 năm về trước. Kiều Chinh đến Mỹ với thân phận người vô tổ quốc, mang passport ngoại giao của một chính phủ không c̣n được công nhận. Từ con số 0 và một hành tŕnh đầy gian nan, Kiều Chinh thành công trên đất Mỹ.

Thân phận tị nạn, vô tổ quốc

“Tôi hiểu rằng tôi phải ra đi. Lúc đó đi không phải là dễ, dù rằng trong tay tôi có passport diplomatique. Sang tới Singapore, ngay lập tức tôi bị tống vào tù là bởi v́ cái passport diplomatique không c̣n hiệu lực. Họ nói cái passport đó thuộc về một chính phủ không c̣n power,” Kiều Chinh chia sẻ với VOA.

Đó là khoảnh khắc không bao giờ quên trong cuộc đời đầy thăng trầm của cựu ngôi sao điện ảnh miền Nam Việt Nam, khi Kiều Chinh nhận thức được thân phận của một người vô tổ quốc, và thấm thía nỗi mất mát to lớn của ḿnh trong những ngày cuối cùng dẫn tới biến cố 30/4/1975. Mất hết tất cả, gia đ́nh, tiền tài, danh vọng, Kiều Chinh trở thành người nhập cảnh bất hợp pháp tại nơi mà chỉ hơn một tuần trước, bà từng được săn đón trong tư cách là minh tinh màn bạc trong một bộ phim đ́nh đám, vừa quay xong vào ngày 15/4/1975.

Căi lại lời khuyên gia đ́nh, bà trở về giữa một Sài G̣n đang hấp hối. Tất tả ra đi một tuần sau đó, bà đă phải trả những cái giá đắt cho quyết định đó. Với sự can thiệp của các nhà ngoại giao và bạn bè, Kiều Chinh được thả khỏi nhà tù với điều kiện phải lập tức rời Singapore.

Sau một chuyến bay ṿng quanh thế giới dài như vô tận, Kiều Chinh đáp xuống phi trường Toronto vào 6 giờ chiều ngày 30/4/1975, và nghiễm nhiên trở thành một người tị nạn.

Như hàng trăm ngàn người tị nạn khác, Kiều Chinh đă trải qua những đắng cay của cuộc đổi đời, phải làm lại tất cả, từ hai bàn tay trắng để cuối cùng trở thành một trong những diễn viên gốc Việt được biết tiếng nhiều nhất ở Hollywood.

Kiều Chinh không bao giờ quên được cú điện thoại đă giúp bà thoát cảnh cơ cực với công việc dọn chuồng gà trong những ngày đầu tị nạn tại Canada. Dốc hết số tiền dành dụm được, Kiều Chinh gọi cho một số đồng nghiệp và bạn cũ ở Hollywood. Thất vọng v́ không gặp được ai, bà đánh liều với số tiền c̣n lại vào một cú điện thoại cuối cùng, và bắt liên lạc được với một phụ nữ chỉ gặp qua một lần ở Sài G̣n: minh tinh màn bạc Mỹ Tippi Hedren

“Tôi gọi cầu may vậy thôi, nhưng tôi ngạc nhiên khi bà là người nhấc máy điện thoại trả lời. Tôi nói “Tippi, đây là Kiều Chinh đây, tài tử Việt Nam ở Sài G̣n. Chúng ta gặp nhau cách đây 10 năm, có nhớ không? Bà ấy nói ối tôi mừng quá mừng quá! Khi Sài G̣n thất thủ tôi có nghĩ tới you. Tôi không biết you sống hay chết, đang ở đâu. Tôi khóc ̣a lên, tôi nói là tôi không c̣n tiền để mà nói tiếp nữa, xin gọi lại. Lúc bấy giờ tôi mới kể lại t́nh trạng của tôi. Bà ấy nói thôi đừng khóc nữa “Everything will be OK. Bà ấy đă mở ṿng tay và trái tim ra và giúp đỡ tôi. Bà mua vé máy bay cho tôi từ Toronto đi sang Hollywood,” Kiều Chinh xúc động thuật lại.

Những bước đầu tại Hollywood

Chen chân vào thủ đô điện ảnh thế giới là điều không dễ dàng, dù Kiều Chinh được sự bảo trợ của một số bạn bè có thế lực ở Hollywood như tài tử William Holden và Tippi Hedren.

Kiều Chinh đă bỏ lỡ nhiều dịp may hiếm có như cơ hội được đóng một vai trong phim Apocalypse Now (1979), v́ phim quay ở nước ngoài, không thể trở về Mỹ do t́nh trạng di trú bấp bênh trong thời gian đầu. Khởi sự với những vai nhỏ, Kiều Chinh đă bắt đầu thấy ánh sáng ở cuối đường hầm khi được chọn đóng vai cô bạn gái của nhân vật Hawkeye Pierce do tài tử Alan Alda đóng trong M.A.S.H., phim truyền h́nh nhiều tập rất ăn khách của Mỹ lúc bấy giờ.

Sự nghiệp điện ảnh của Kiều Chinh thực sự khởi sắc với phim Joy Luck Club, dựa trên một tiểu thuyết của Amy Tan. Kiều Chinh đóng vai một bà mẹ thời chiến đứt ruột bỏ lại hai đứa con song sinh dưới một gốc cây. Cảnh này, theo New York Times, là cảnh gây xúc động nhất trong phim Joy Luck Club.

Kiều Chinh đă truyền được cảm xúc của ḿnh tới người xem v́ liên tưởng tới cảnh đời thực, khi ở tuổi 15, bị cha bỏ lại tại phi trường để đi t́m người anh đă bỏ nhà ra đi theo cách mạng vào đêm trước khi gia đ́nh di cư vào Nam.

Đây cũng là một trong những bộ phim đắc ư nhất của Kiều Chinh. “Cho tới bây giờ đi dâu, đi ngoại quốc, tôi mới ở Luân Đôn về, mới ở bên Pháp về, tôi đi đâu người ta cũng vẫn nhận ra ḿnh trong phim Joy Luck Club, ngay cả trên máy bay, những người hôtesse de l’air cũng nhận ra ḿnh, họ nói Wow! Trong phim Joy Luck Club phải không? Lại mang cho tôi một lon nước đặc biệt, hay là mang cho tôi một cái bánh đặc biệt, những cái nhỏ nhỏ đó nó làm cho ḿnh ấm cúng lắm,” nữ minh tinh cho biết.

Thành tựu

Dù không t́m lại được vị thế ngôi sao điện ảnh hàng đầu đă mất khi Sài G̣n sụp đổ, nhưng Kiều Chinh đă nhiều lần được làng điện ảnh quốc tế vinh danh, trong số này phải kể đến Giải Emmy cho phim tài liệu ``Kieu-Chinh: A Journey Home'' – (Kiều Chinh: Hành tŕnh trở về) của FOX Television (1996), Kiều Chinh cũng được trao Giải Nữ diễn viên Đặc biệt tại Đại hội Điện ảnh Delle Donne ở Ư (2003), Giải Thành tựu cả đời tại Liên hoan Điện ảnh Việt Nam Quốc tế (2003), và Thành tựu cả đời tại Liên hoan Phim San Diego (2006) cũng như tại Lễ hội Điện Ảnh San Francisco, Lễ hội Toàn cầu (2015).

Người nghệ sĩ đa năng đa tài hai lần phải bỏ lại tất cả sau lưng để đi tị nạn, lần đầu một ḿnh xuôi Nam, và lần thứ nh́, bỏ xứ ra đi trên chuyến bay ṿng quanh thế giới dài vô tận, Kiều Chinh nay đă chiếm được một chỗ đứng đặc biệt trong xă hội Mỹ, quê hương thứ hai, và trong trái tim của cộng đồng người Việt khắp nơi.

Kiều Chinh từng được Quốc hội Hoa Kỳ vinh danh là “Người Tị nạn Trong Năm” vào năm 1990. Kỷ niệm 60 năm bà hoạt động trong ngành điện ảnh, Dân biểu Luis Correa đại diện bang California đă vinh danh Kiều Chinh tại Hạ viện Hoa Kỳ về những đóng góp to lớn cho kỹ nghệ điện ảnh và cho các hoạt động thiện nguyện, phục vụ các cộng đồng trên khắp thế giới.

Kiều Chinh là phụ nữ Việt Nam đầu tiên được mời phát biểu tại lễ Kỷ niệm 10 năm Ngày đặt viên đá đầu tiên để xây Tượng đài Chiến tranh Việt Nam ở thủ đô Washington vào năm 1992.

Kiều Chinh c̣n có một cái tài khác ít được biết đến hơn. Từ năm 1993 tới nay, bà là một trong những diễn giả chuyên nghiệp của Greater Talent Network, thường xuyên được mời phát biểu hay đọc diễn văn tại các sự kiện lớn, như các hội nghị, hội thảo của giới khoa bảng và các đại học trên khắp nước Mỹ.

Kiều Chinh chia sẻ với VOA một kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp làm diễn giả khi bà được mời đọc diễn văn khai mạc một sự kiện của Hội Phụ nữ Toàn quốc Mỹ, đúng một ngày sau biến cố 11/9/2001.

“Nói ǵ với nhau, nói ǵ với nước Mỹ? Nói ǵ với những gia đ́nh, nói ǵ với những người phụ nữ? Hôm đó tôi đi ra, thường th́ trên sân khấu th́ nào là đèn đóm, nhưng hôm ấy tôi đi ra, ngay lập tức tôi tắt đèn xuống, ngay lập tức tôi ngỏ lời cầu nguyện. Cầu nguyện cho những nạn nhân vừa chết, cầu nguyện cho nước Mỹ và nói lên tấm ḷng, cảm xúc của người phụ nữ. Tôi là người sanh đẻ ở một quê hương chiến tranh, lớn lên trong chiến tranh, gia đ́nh tôi cũng từng bị tan nát, hàng ngày tôi cũng đă chứng kiến biết bao nhiêu người nằm xuống, bao nhiêu là đổ máu…”

Bài diễn văn của Kiều Chinh, không có th́ giờ để soạn trước v́ vụ khủng bố xảy ra đột ngột, hoàn toàn dựa trên cảm xúc, đă đi thẳng vào trái tim của người nghe. Cử tọa đă đồng loạt đứng lên vỗ tay không dứt.

Người phụ nữ Đông phương, người con của Hà Nội

Sinh hoạt và làm việc với người Tây Phương, sinh sống ở hải ngoại lâu hơn thời gian ở Việt Nam, nhưng Kiều Chinh không bao giờ quên nguồn cội và luôn giữ trong tim h́nh ảnh của Hà Nội, v́ theo lời bà, ‘thời gian ở Hà nội là thời gian hạnh phúc nhất, c̣n có sự yêu thương và đùm bọc của bố, của anh’.

Trong những lần xuất hiện tại những sự kiện điện ảnh hay hội nghị, hội thảo quốc tế hoặc những buổi vinh danh những đóng góp của người Mỹ gốc Việt, Kiều Chinh luôn luôn mặc áo dài, và vẫn giữ nguyên vẻ khả ái, dịu dàng, nền nếp của một phụ nữ Đông phương.

Bà chia sẻ:

“Tôi luôn luôn hănh diện là người Việt Nam, tôi luôn luôn mặc áo dài Việt Nam, như lần lănh Emmy Award cho documentary về Việt Nam ... Tôi nghĩ rằng đó là thái độ của một người tự hào về nguồn gốc của ḿnh”.

Hai lần phải bỏ lại tất cả sau lưng để đi tị nạn, nghị lực nào, động lực nào đă thúc đẩy Kiều Chinh tiếp tục cuộc hành tŕnh, và đến tuổi bát tuần, vẫn làm việc, vẫn đóng góp cho xă hội?

“Tôi có những bất hạnh trong đời. Tôi cũng có may mắn vô cùng. Tôi bị vấp ngă rất nhiều lần, nhưng luôn luôn cố gắng để đứng dậy, và tôi luôn luôn có sự giúp đỡ của bề trên, không biết bằng cách nào đó đă cho tôi cái sức mạnh đó,” Kiều Chinh bộc bạch.

Mất mẹ từ lúc lên 6, xa bố từ tuổi 15 để không bao giờ được gặp lại, đau xót trong lần trở về thăm mộ cha, gặp lại người anh sau 41 năm xa cách... Cuộc đời ba ch́m bảy nổi của Kiều Chinh, quả như lời một nhà báo của New York Times, là một bộ phim đời thực có những t́nh tiết c̣n gay cấn hơn cả những câu chuyện mà bất cứ một nhà viết truyện phim nào có thể tưởng tượng.

nguoiduatinabc
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Release: 04-29-2020
Reputation: 21042


Profile:
Join Date: Apr 2016
Posts: 70,389
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	5093E284-5E3A-4DC6-BE04-E7BC8F7AD5A6_w1023_r1_s.jpg
Views:	0
Size:	41.3 KB
ID:	1573834  
nguoiduatinabc_is_offline
Thanks: 168
Thanked 4,982 Times in 4,016 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 21 Post(s)
Rep Power: 80 nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7
nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 21:14.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.08776 seconds with 12 queries