Một câu chuyện tưởng chừng chỉ có trong phim đă gây chấn động dư luận Trung Quốc: Một cô gái trẻ, sau cuộc căi vă với mẹ ở tuổi 14, đă bỏ nhà đi và "mất tích" suốt 10 năm trời.
Vào một đêm cuối năm, cảnh sát Hàng Châu, Trung Quốc, bất ngờ đột kích một quán cà phê internet và phát hiện một phụ nữ trẻ đang sử dụng chứng minh thư giả. Người phụ nữ này là Xiao Yun, 24 tuổi.
Trong quá tŕnh thẩm vấn, cô gái trẻ đă thú nhận một sự thật khó tin: cô đă bỏ nhà đi khi mới 14 tuổi sau một cuộc căi vă nảy lửa với mẹ. Cảnh sát sau đó đă phạt cô khoảng 1.000 nhân dân tệ (khoảng 3,6 triệu VNĐ) v́ hành vi sử dụng giấy tờ tùy thân giả mạo.

Gia đ́nh tưởng cô đă chết, nhưng sự thật là Xiao Yun (tên đă được thay đổi) vẫn c̣n sống, đắm ch́m trong thế giới game online tại các quán cà phê internet. Cuộc hội ngộ bất ngờ và đầy nước mắt sau một thập kỷ đă hé lộ những góc khuất về lối sống của người trẻ và vấn nạn nghiện internet nhức nhối.
10 năm "sống ảo" giữa đời thực
Theo tờ Qianjiang Evening News , quê quán của Xiao Yun là Hoành Điếm, Đông Dương, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Ngay sau khi cô bé bỏ nhà đi vào năm 14 tuổi, gia đ́nh đă hoảng hốt tŕnh báo cảnh sát về việc con gái mất tích. Suốt 10 năm sau đó, gia đ́nh Xiao Yun đă ch́m trong đau khổ, họ nghĩ rằng con gái ḿnh đă không c̣n sống.
Nhưng trái ngược với những suy nghĩ bi quan đó, Xiao Yun vẫn c̣n sống. Cô gái trẻ đă dành phần lớn thời gian đó để ăn, ngủ và chơi game tại nhiều quán cà phê internet khác nhau ở nhiều thị trấn.
Game yêu thích của cô là "CrossFire", một tṛ chơi bắn súng góc nh́n thứ nhất, mà cô có thể say mê hàng giờ liền. Thỉnh thoảng, cô làm thêm công việc thu ngân để kiếm sống, nhưng phần lớn thời gian, cô sống nhờ vào tiền bố thí của những khách hàng khác tại quán cà phê.
"Bởi v́ tôi không có người thân hoặc bạn bè ở Hàng Châu, tôi chỉ sống trong quán cà phê Internet và đến nhà tắm công cộng gần đó khi tôi cần rửa mặt. Tôi luôn thích chơi tṛ chơi trực tuyến, v́ vậy sống ở quán cà phê Internet 'khá tiện lợi'", Xiao Yun chia sẻ với truyền thông địa phương.
Xiao Yun kể rằng cô được ông bà nuôi dưỡng từ nhỏ, cha mẹ cô phải làm việc xa nhà trong thời gian dài. Khi cô 14 tuổi, cha mẹ mới đón cô về sống chung. Tuy nhiên, cô không quen với cuộc sống gia đ́nh, thường xuyên căi vă với cha mẹ.
"Có lần tôi xin bố mẹ tiền xe buưt để về nhà nhưng họ từ chối, nói rằng tôi không trung thực. V́ vậy, tôi bỏ nhà đi", cô kể lại. Ở tuổi vị thành niên, cô một ḿnh đến Hàng Châu, t́m được công việc thu ngân tại một quán internet và cứ thế bám trụ lại đó.
Sau khi phát hiện ra Xiao Yun, cảnh sát địa phương đă cố gắng thuyết phục cô trở về nhà. Tuy nhiên, cô gái trẻ tỏ ra rất lo lắng và sợ gia đ́nh sẽ trách mắng. Cảnh sát đă phải thông báo cho cha mẹ cô. Bốn giờ sau, cha mẹ Xiao Yun đă lái xe từ quê nhà đến Hàng Châu. Khoảnh khắc họ gặp lại nhau là một cảnh tượng vô cùng xúc động: họ ôm chặt lấy nhau và bật khóc nức nở.
Mẹ của Xiao Yun chia sẻ với các phóng viên rằng bà đă không dám đổi số điện thoại di động trong suốt 10 năm qua, với hy vọng con gái có thể t́m thấy bà bất cứ lúc nào. Bà thường xuyên mơ thấy con gái trở về nhà. "Tôi có tính cách mạnh mẽ, nóng tính, và tôi đă từng mắng con bé trước đây. Nhưng đă 10 năm trôi qua, và con bé đă trưởng thành rồi, nên tôi sẽ không mắng nó nữa", người mẹ nói trong nước mắt.
Dù Xiao Yun chưa được chẩn đoán chính thức là mắc chứng nghiện internet, nhưng câu chuyện của cô là hồi chuông cảnh tỉnh về vấn nạn này tại Trung Quốc, nơi nghiện internet đă được chính phủ công nhận là một rối loạn tâm lư từ năm 2008.
Kể từ đó, đă có nhiều báo cáo về các chương tŕnh cai nghiện khắc nghiệt, sử dụng các biện pháp cực đoan từ liệu pháp sốc điện đến kỷ luật theo kiểu quân đội, thậm chí dẫn đến những hậu quả bi thảm.
Câu chuyện của Xiao Yun không chỉ là một bi kịch cá nhân mà c̣n là lời cảnh báo cho các bậc phụ huynh và xă hội về tầm quan trọng của việc thấu hiểu tâm lư con trẻ, xây dựng mối quan hệ gia đ́nh bền chặt và nhận diện sớm, can thiệp kịp thời các dấu hiệu nghiện công nghệ, tránh để những bi kịch tương tự xảy ra.
VietBF@ sưu tập