Thành phố Los Angeles, bang California (Mỹ) những ngày qua ch́m trong không khí căng thẳng trước những cuộc biểu t́nh dữ dội nhằm phản đối các đợt truy quét người nhập cư của chính quyền liên bang.Tâm điểm của làn sóng bất ổn tại thành phố lớn nhất Bờ Tây nước Mỹ là các cuộc biểu t́nh phản đối chính sách nhập cư cứng rắn của chính quyền Tổng thống Donald Trump, đặc biệt là các đợt truy quét của Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) diễn ra hôm 6/6 tại 3 địa điểm bên trong thành phố.
Các hoạt động truy quét trên, được Thống đốc bang California Gavin Newsom mô tả là “những cuộc càn quét hỗn loạn của liên bang” nhằm đạt “hạn ngạch bắt giữ tùy tiện,” đă làm bùng nổ sự phẫn nộ trong cộng đồng. Hàng ngh́n người tại Los Angeles đă xuống đường biểu t́nh, tập trung tại khu vực trung tâm thành phố, gần Ṭa nhà Liên bang Los Angeles và Trung tâm Giam giữ Metropolitan. T́nh h́nh trở nên căng thẳng vào cuối tuần, khi cảnh sát ra lệnh mạnh tay trấn áp đám đông biểu t́nh, dẫn đến ít nhất 56 người bị bắt giữ theo thống kê từ Sở Cảnh sát Los Angeles (LAPD). Đến đêm ngày 8/6, nhiều cuộc đụng độ bạo lực nổ ra, khi nhiều người biểu t́nh tràn ra đường đốt cháy nhiều ô tô và cướp phá nhiều cửa hàng. Cảnh sát phải sử dụng đạn cao su và lựu đạn gây choáng để kiểm soát đám đông, trong khi lực lượng Vệ binh Quốc gia được điều động để bảo vệ các ṭa nhà liên bang.
Một số người biểu t́nh giương cao cờ các nước khu vực Mỹ-Latin, một hành động bị Tổng thống Trump và các quan chức Chính phủ Mỹ cho là là dấu hiệu của “những kẻ nổi loạn”. Tuy nhiên, nhiều người biểu t́nh khẳng định họ là công dân Mỹ, và việc giương những lá cờ này chỉ là cách để bày tỏ sự đoàn kết với những người nhập cư bị ảnh hưởng bởi chính sách từ Washington.
Đối đầu giữa chính quyền liên bang và địa phương
T́nh h́nh càng thêm phức tạp khi Tổng thống Trump ra lệnh điều động thêm 2.000 lính Vệ binh Quốc gia, nâng tổng số lực lượng liên bang tại Los Angeles lên gần 5.000 người, bao gồm cả 700 lính Thủy quân Lục chiến. Quyết định này được đưa ra dù chính ông Trump trước đó từng tuyên bố t́nh h́nh ở thành phố này đă “được kiểm soát”.
Thống đốc Newsom gọi động thái trên là “liều lĩnh” và “vô nghĩa”, và cho rằng nó chỉ nhằm “thỏa măn cái tôi nguy hiểm của tổng thống”. Cùng với Tổng chưởng lư bang California Rob Bonta, ông Newsom hôm 9/6 đă đệ đơn kiện chính quyền Tổng thống Trump, yêu cầu ṭa án tuyên bố việc điều động Vệ binh Quốc gia là vi hiến, với lập luận rằng tổng thống không có thẩm quyền ra lệnh triển khai lực lượng này mà không có yêu cầu từ chính quyền tiểu bang.
Căng thẳng giữa chính quyền liên bang và địa phương chưa dừng lại ở đó. “Trùm biên giới” Tom Homan, một quan chức cấp cao trong chính quyền của ông Trump, đe dọa sẽ bắt giữ Thống đốc Newsom và Thị trưởng thành phố Los Angeles Karen Bass nếu họ cản trở việc triển khai quân đội.Tổng thống Trump sau đó ủng hộ ư kiến của ông Homan, khiến Thống đốc Newsom gọi đây là “bước đi rơ ràng hướng tới chủ nghĩa độc tài”, đồng thời thách thức: “Tom, hăy bắt tôi. Cứ thử xem”. Về phần ḿnh, Thị trưởng Karen Bass, dù lên án các hành vi biểu t́nh bạo lực, cũng đặt câu hỏi về sự cần thiết của việc triển khai quân đội tới Los Angeles: “Họ cần thêm Thủy quân Lục chiến ngoài Vệ binh Quốc gia để bảo vệ hai ṭa nhà liên bang sao? Tôi không hiểu nổi”.
Biểu t́nh lan rộng và nỗi lo bất ổn
Trong bối cảnh hỗn loạn, một số sự kiện đáng chú ư khác đă làm nóng thêm t́nh h́nh. David Huerta, chủ tịch Liên đoàn Công nhân Dịch vụ Quốc tế tại bang California và được xem là biểu tượng cho phong trào phản đối chính sách nhập cư của Tổng thống Trump, bị bắt giữ bởi các đặc vụ liên bang trong khi tham gia biểu t́nh tại một công trường. Ông được thả tự do vào ngày 9/6 sau khi nộp số tiền bảo lănh lên tới 50.000 USD.
Cùng thời điểm, thành phố Glendale ở bang California tuyên bố chấm dứt mọi thỏa thuận với Bộ An ninh Nội địa Mỹ và ICE về việc giam giữ người nhập cư tại các cơ sở cảnh sát địa phương. Động thái này được xem là sự thách thức trực tiếp đối với chính quyền liên bang.
Dù Tổng thống Trump đă điều chỉnh giọng điệu, khi tuyên bố sẽ không gọi các cuộc biểu t́nh ở Los Angeles là “một cuộc nổi dậy hoàn toàn”, ông vẫn mô tả những người biểu t́nh là “những kẻ nổi loạn” và “kẻ kích động chuyên nghiệp”. Cách sử dụng từ ngữ của người đứng đầu nước Mỹ làm dấy lên lo ngại rằng ông có thể viện dẫn Đạo luật Chống Nổi loạn năm 1807, một đạo luật hiếm khi được sử dụng, để biện minh cho việc triển khai thêm lực lượng quân đội liên bang.Sự hiện diện của các lực lượng vũ trang tại Los Angeles, cùng với các cuộc đụng độ giữa người biểu t́nh và lực lượng thực thi pháp luật, đă làm gia tăng lo ngại rằng căng thẳng có thể lan rộng ra các thành phố khác. Tại thành phố San Francisco, bang California, hàng trăm người đă tuần hành qua quận Mission, hô vang khẩu hiệu “Xóa bỏ ICE”.
Ở thành phố New York, khoảng 24 người đă bị bắt giữ sau một cuộc biểu t́nh ngồi tại sảnh chính ṭa tháp Trump hôm 9/6. Thị trưởng New York Eric Adams cảnh báo lực lượng an ninh của thành phố sẽ không khoan nhượng với các cuộc biểu t́nh bạo lực tương tự.Trong bối cảnh đó, những người biểu t́nh ở Los Angeles, nhiều người trong số họ là thế hệ nhập cư thứ nhất hoặc thứ hai, tiếp tục xuống đường để bày tỏ sự đoàn kết với những người bị ảnh hưởng bởi các đợt truy quét của ICE. Tại một cuộc họp báo sáng 9/6, các thành viên gia đ́nh của những người bị giam giữ đă cầm ảnh thân nhân, chia sẻ rằng họ không thể liên lạc được với những người thân yêu. Khi đêm xuống, đám đông người biểu t́nh tiếp tục chiếm giữ trung tâm Los Angeles, đối mặt với hàng rào cảnh sát và Vệ binh Quốc gia trong trang bị chống bạo động.
T́nh h́nh bất ổn tại Los Angeles những ngày qua phản ánh các mâu thuẫn khó có thể ḥa giải giữa chính quyền liên bang và địa phương ở Mỹ. Dù các cuộc biểu t́nh có thể tạm lắng, những chia rẽ này vẫn c̣n nguy cơ âm ỉ, đ̣i hỏi một giải pháp vượt xa sự hiện diện của quân đội hay những lời hùng biện chính trị.
|
|