Ở cái tuổi ngoài 70 chắc hẳn ai cũng đều nghĩ tới chuyện nghỉ ngơi an dưỡng tuổi già. Nhưng với Khánh Ly lại khác bởi âm nhạc là thứ không thể thiếu đối với bà. Thậm chí như trong đêm hát kỉ niệm bà còn chia sẻ với khán giả vẫn muốn hát nếu có kiếp sau.
Quá nửa đời đi hát, Khánh Ly mới thực hiện được ao ước có được đêm nhạc riêng trên sân khấu được mệnh danh thánh đường nghệ thuật Việt. Có lẽ bởi thế mà giọng ca ngoài 70 tuổi không giấu được sự xúc động và hồi hộp, cả khi chào đầu lẫn khi kết thúc chương tŕnh.
1 . Thời gian gần đây, sức khỏe của Khánh Ly kém hơn trước, bà bị bệnh thần kinh tọa nên chủ yếu di chuyển bằng một chân rất khó khăn, chưa kể vẫn phải tiêm đều thuốc điều trị bệnh tiểu đường. Cũng bởi thế mà mỗi lần ngỏ ư muốn về nước để thực hiện ao ước đứng hát trên sân khấu Nhà hát Lớn Hà Nội, những người thân cận với bà, trong đó có cậu em – ca sĩ Quang Thành đều e ngại khuyên bà gác lại. Khánh Ly bảo, bà hiểu điều mà mọi người lo lắng là sợ ḿnh không đủ sức hát cả một chương tŕnh.
Nhưng rồi, như lời một ca khúc mà bà rất thích: “ Nếu có yêu tôi, th́ hăy yêu tôi bây giờ/ Đừng đợi ngày mai, đến lúc tôi qua đời …”, Khánh Ly vẫn một mực muốn trở về. Và như để “cưỡng chế” mọi người đồng ư với quyết định này này, nữ danh ca thổ lộ với người trợ lư của ḿnh rằng bà cảm thấy sắp không c̣n sức để đi hát nữa rồi, thế nên: “Giờ c̣n sống, làm được ǵ th́ làm”.
Điều ấy khiến mọi người giật ḿnh, cuống cuồng bàn bạc và chuẩn bị cho chương tŕnh. Nhờ thế, khán giả có live-concert 55 năm hát t́nh ca của bà, không chỉ 1 đêm như dư kiến ban đầu mà tới cả 2 đêm v́ “cháy” vé, v́ khán giả mong mỏi được nghe bà hát thêm.
2 . Đêm thứ hai của live-concert, khán pḥng Nhà hát Lớn kín đặc. Trong số ấy, có nhiều người cùng thời với Khánh Ly, cũng không ít những người rất trẻ.
Trước đó, ở đêm diễn đầu tiên, một vị khách đặc biệt người Nhật c̣n đáp chuyến bay từ Nhật Bản đến Hà Nội chỉ để nghe lại giọng hát mà ông từng nghe lần đầu tiên ở Sài G̣n cách nửa thế kỷ và say mê từ bấy đến giờ.
Và rồi Khánh Ly xuất hiện, cất giọng hát “liêu trai” đầy mê hoặc. Nữ danh ca lư giải cho sự bối rối và hồi hộp ở những phút “chào sân” đầu tiên là bởi tuy đi hát đă hơn 50 năm nhưng lần nào, bà cũng có cảm giác như lần đầu tiên đứng hát trên sân khấu.
Ở tuổi ngoài 70, chất giọng của Khánh Ly vẫn có sức cuốn hút lạ, khiến người ta nghe bà hát mà ngỡ như kể chuyện, c̣n rủ rỉ kể chuyện hay đọc một câu hát, lại rất nhạc và rất thơ. Khán giả t́m đến Khánh Ly của hiện tại không dám kỳ vọng được nghe lại Khánh Ly của một thời quá văng với chất giọng trầm khàn đầy nội lực, nhưng rơ ràng, dù đă ở tuổi cao lăo th́ chất giọng ấy vẫn thế, đầy ma mị, khí chất và chỉ cần cất lên ở nốt nhạc đầu tiên đă thấy gai người.
Điều thú vị ở chỗ, lần này đứng hát, Khánh Ly không chỉ hát nhạc Trịnh mà c̣n hát sáng tác của nhiều nhạc sĩ khác, từ Văn Cao, Anh Bằng đến Từ Công Phụng, Lam Phương, Phú Quang, Thanh Tùng… Nữ danh ca thổ lộ, có người nói vui là bà tính “bỏ” nhạc Trịnh đi yêu các nhạc sĩ khác nhưng kỳ thực, lâu nay bà vẫn “yêu” tất cả các ông nhạc sĩ trên, nói đúng hơn là yêu những sáng tác để đời của họ, chỉ là đến bây giờ mới có cơ hội hát.
Đó là những bài hát mà chỉ cần nghe lần đầu tiên, bà đă thổn thức, có khi rơi lệ v́ thấy ḿnh trong đó, nhất là quăng thời gian viễn xứ xa quê. Và một trong những điểm nhấn khó quên là khi bà cất giọng hát "Nỗi nhớ mùa đông" của Phú Quang. Trong số những ca sĩ từng mang ca khúc này lên sân khấu, có lẽ Khánh Ly là người nhiều tuổi nhất nhưng xem ra bà lại mang đến một nỗi nhớ khác nhất và "chất" nhất - không màu mè kỹ thuật, không nhấn nhá phô trương mà trái lại, nỗi nhớ được kể theo cách rất đỗi b́nh thường nhưng lại cực kỳ sâu lắng.
Để rồi, nghe Khánh Ly hát những ca khúc không phải nhạc Trịnh, nhiều người bỗng tiếc v́ tới giờ mới được thấy một góc nhạc rất riêng và cũng rất khác khi bà phả giọng “thổi hồn” vào những sáng tác này. Có lẽ đó cũng là lư do khiến một khán giả bật dậy hỏi Khánh Ly, rằng có ai nói với bà rằng nhờ có bà mà nhạc Trịnh “nổi” hơn không. Đáp lại, nữ danh ca vội vàng đính chính, bà chưa bao giờ có ư nghĩ thất lễ đấy, mà nói đúng ra phải là: nhờ có nhạc Trịnh mới có Khánh Ly.
3 . Khánh Ly kể, suốt mấy hôm trước khi diễn ra chương tŕnh, bà chỉ biết ăn một món duy nhất là bánh cuốn và cũng chỉ ăn duy nhất một chỗ, không đổi quán. Kỳ thực th́ bà thèm ăn bún đậu mắm tôm, nhưng người trợ lư thân cận - ca sĩ Quang Thành lại lo bụng dạ bà kém, nhỡ ăn vào rồi đau bụng th́ lại không hát được.
Nữ danh ca bảo, từ ngày chồng qua đời, nhờ cậy việc chăm sóc sức khỏe và xếp sắp công việc của bà cho cậu em trợ lư – ca sĩ Quang Thành, bà lại tiếp tục được hưởng chế độ chăm sóc kỹ lưỡng và tỉ mỉ như ngày ông c̣n sống với thực đơn ăn… toàn rau. Khánh Ly hài hước bảo, nhà ai có nuôi chó, nuôi mèo trong nhà, chưa chắc đă chăm dễ bằng chăm bà bởi bà rất dễ tính và dễ ăn.
Và rằng sau hai đêm diễn này, Khánh Ly sẽ được dẫn đi ăn bát phở gà, mà trong đó kiểu ǵ cũng có... miếng phao câu đúng với khẩu vị của ḿnh. Với bà, thế là đủ hạnh phúc. Bởi kỳ thực, sống gần hết cuộc đời, bà luôn nghĩ, thứ quư giá nhất là trao cho nhau t́nh yêu thương đúng cách và đúng lúc.
Suốt từ đầu đến cuối chương tŕnh, Khánh Ly đứng hát. Nhiều người không biết bà đứng hát bằng một chân, chân c̣n lại gần như không cử động được v́ đau thần kinh tọa. Vậy nhưng đến tiết mục cuối, khi thể hiện ca khúc “Nếu có yêu nhau”, bà hồn nhiên nhún nhẩy, quên cả cái chân mà b́nh thường chỉ nghĩ thôi đă thấy đau và gần như không cử động được.
Dẫu thế, nữ danh ca xúc động tâm sự, nếu thực sự có kiếp sau, bà vẫn mong được quay trở lại sân khấu, được hát những bản nhạc ḿnh yêu thích và được sống trong t́nh yêu mà khán giả dành cho ḿnh.
|
|