Giới t́nh báo Mỹ cho biết Iran đă bí mật đưa thủy lôi ra vịnh Ba Tư, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ phong tỏa eo biển Hormuz, tuyến đường vận chuyển 20% nguồn cung cấp năng lượng trên toàn cầu.

(Minh họa)
Hai giới chức Mỹ xin giấu tên đă tiết lộ với
Reuters hôm 1/7 rằng hoạt động bí mật di chuyển thủy lôi của Iran đă được ghi nhận sau khi Israel phát động đợt tấn công qua hỏa tiển nhằm vào các mục tiêu chiến lược tại Iran từ giữa tháng trước. Đây là thông tin chưa từng được công bố ra trước đó và được thu thập thông qua các phương pháp t́nh báo như ảnh chụp từ vệ tinh, nguồn tin thu thập bí mật.
Mặc dù thủy lôi chưa được chính thức cho triển khai ra, nhưng hành động này cho thấy Iran có thể muốn ra tay với phương án cho phong tỏa tuyến vận tải hàng hải quan trọng bậc nhất trên thế giới.
Eo biển Hormuz hiện là nơi vận chuyển khoảng 20% tổng sản lượng dầu thô và khí hóa lỏng trên thế giới. Một khi bị ngăn lại, thị trường năng lượng thế giới sẽ có nguy cơ chao đảo nghiêm trọng.
Tuy nhiên, kể từ sau các đ̣n không kích của Hoa Kỳ nhắm vào 3 cơ sở hạt nhân của Iran nhằm tiêu diệt chương tŕnh chế tạo vũ khí nguyên tử của Tehran, giá dầu trên toàn cầu lại giảm xuống hơn 10%, phần nào đă phản ảnh tâm lư lạc quan cho rằng cuộc xung đột chưa vượt ngưỡng leo thang và giao dịch về thương mại năng lượng vẫn được duy tŕ thông suốt.
Trước đó vào ngày 22/6, chỉ vài ngày sau vụ không kích của Hoa Kỳ, Quốc hội Iran được cho là đă ủng hộ một sự đề xuất nhằm cho phong tỏa eo biển Hormuz như hành động đáp trả.
Tuy nhiên, theo Đài Press TV, quyết định cuối cùng vẫn thuộc về Hội đồng An ninh Quốc gia Tối cao, cơ quan tối cao về chính sách an ninh quốc pḥng của Iran. Trong nhiều năm qua, Iran từng nhiều lần đe dọa cho đóng cửa eo Hormuz nhưng chưa từng ra tay thực hiện.
Giới chức Mỹ cho rằng, việc đưa thủy lôi lên tàu có thể là một
"màn kịch chiến lược" nhằm gửi thông điệp cứng rắn đến Washington và Tel Aviv, cho thấy Iran sẵn sàng để leo thang nếu bị khiêu khích. Song, cũng có khả năng đây là một bước chuẩn bị thực tế trong trường hợp đám chóp bu cao cấp Iran quyết định cho phong tỏa tuyến vận tải hàng hải trọng yếu này.
Hiện chưa rơ liệu thủy lôi đă được cho dỡ xuống hay vẫn tiếp tục hiện diện trên các tàu chiến của Iran. Hoa Kỳ cũng không công bố cụ thể ra thời điểm các hoạt động này xảy ra trong chuỗi diễn biến của cuộc đối đầu giữa Israel-Iran.
Đại diện Ṭa Bạch Ốc từ chối xác nhận chi tiết, chỉ đưa ra lời tuyên bố nói rằng:
"Nhờ chiến dịch 'Búa Đêm' do Tổng thống chỉ đạo và gây sức ép tối đa lên Iran, tuyến hàng hải tại Hormuz vẫn thông suốt, tự do hàng hải được bảo đảm và năng lực răn đe của Iran đă bị suy giảm đáng kể".
Ngũ Giác Đài và phái bộ Iran tại Liên Hiệp Quốc hiện cũng chưa đưa ra lời b́nh luận về thông tin nói trên.
Eo biển Hormuz nằm giữa Iran và Oman, kết nối Vịnh Ba Tư với Vịnh Oman và Biển Arab. Tại điểm hẹp nhất, eo chỉ rộng khoảng 34 km với luồng tàu di chuyển chưa đầy 3 km mỗi chiều.
Đây là tuyến vận tải chính cho nguồn xuất khẩu dầu mỏ của các nước OPEC như Saudi Arabia, UAE, Kuwait, Iraq và đặc biệt là Qatar, quốc gia xuất khẩu khí hóa lỏng hàng đầu trên thế giới. Iran cũng phụ thuộc lớn vào tuyến này cho việc xuất khẩu dầu thô của ḿnh.
Sự phụ thuộc kinh tế đó khiến cho nhiều chuyên gia nhận định Iran khó dám đơn phương cho đóng eo biển này nếu không bị dồn đến giới hạn cuối cùng. Tuy nhiên, Teheran từ lâu đă đầu tư nhiều vào nguồn lực để ra tay phong tỏa nhanh chóng khi cần thiết.
Theo Cơ quan T́nh báo Quốc pḥng Mỹ (DIA), tính cho đến năm 2019, Iran có tích lủy hơn 5,000 quả thủy lôi có thể được triển khai nhanh bằng các xuồng cao tốc tấn công nhỏ.