Hàng ngh́n người biểu t́nh đă tụ tập tại thủ đô Bangkok vào thứ Bảy (28/6) để yêu cầu Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra từ chức, sau khi cuộc điện đàm bị ṛ rỉ giữa bà và cựu Thủ tướng Campuchia Hun Sen làm dấy lên làn sóng phẫn nộ chính trị và các cuộc điều tra cấp quốc gia.
Người biểu t́nh yêu cầu Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra từ chức tại Bangkok, Thái Lan ngày 28 tháng 6 năm 2025. (Ảnh Sakchai Lalit)
Cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ một vụ xung đột vũ trang hôm 28/5 tại khu vực biên giới tranh chấp giữa Thái Lan và Campuchia, khiến một binh sĩ Campuchia thiệt mạng. Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng, một cuộc điện thoại giữa Thủ tướng Paetongtarn và ông Hun Sen đă bị ṛ rỉ và trở thành tâm điểm của cơn thịnh nộ công chúng.
Trong cuộc gọi này, bà Paetongtarn bị cáo buộc đă có những phát biểu "yếu kém", làm mất thể diện quốc gia và dường như nhượng bộ ông Hun Sen trong tranh chấp biên giới, thậm chí chỉ trích một chỉ huy quân khu miền Đông của Thái Lan.
Hôm thứ 7 ngày 28/6, hàng ngh́n người biểu t́nh mang theo quốc kỳ và biểu ngữ đă tập trung quanh Tượng đài Chiến thắng ở trung tâm Bangkok. Trên sân khấu lớn, nhiều diễn giả thay phiên lên phát biểu, hát, hô khẩu hiệu và nhảy múa nhằm khơi gợi tinh thần dân tộc chủ nghĩa.
Anh Tatchakorn Srisuwan, 47 tuổi, hướng dẫn viên du lịch đến từ tỉnh Surat Thani, nói rằng anh đă đi tàu đêm đến Bangkok để yêu cầu Thủ tướng từ chức.
“Từ trái tim của một người Thái, chúng tôi chưa từng có một thủ tướng yếu đuối đến vậy. Chúng tôi không muốn xâm lược ai, nhưng chúng tôi là người Thái và muốn bảo vệ chủ quyền của đất nước", anh Srisuwan nhấn mạnh.
Nhiều lănh đạo biểu t́nh là gương mặt quen thuộc của phe “Áo vàng” – nhóm biểu thị ḷng trung thành với hoàng gia Thái Lan và là kẻ thù lâu năm của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra – cha của bà Paetongtarn. Phe này từng dẫn dắt các cuộc biểu t́nh bạo lực dẫn đến hai cuộc đảo chính quân sự năm 2006 và 2014.
Chính phủ Paetongtarn lung lay
Vụ bê bối đă gây rạn nứt nội bộ liên minh cầm quyền của bà Paetongtarn, khiến đảng Pheu Thai mất đối tác lớn nhất là đảng Bhumjaithai, và hiện chỉ c̣n nắm giữ 255 ghế trong tổng số 500 của Hạ viện – vừa đủ đa số.
Bà Paetongtarn hiện đang đối mặt với nhiều cuộc điều tra, bao gồm một cuộc điều tra đạo đức nghiêm trọng do Ủy ban Chống tham nhũng quốc gia tiến hành. Ngoài ra, Ṭa án Hiến pháp Thái Lan dự kiến sẽ sớm quyết định có thụ lư đơn kiến nghị yêu cầu đ́nh chỉ chức vụ Thủ tướng hay không. Nếu đồng ư, bà Paetongtarn có thể bị đ́nh chỉ trong lúc điều tra diễn ra.
Trong một tuyên bố hôm thứ Ba, bà nói: “Từ cuộc gọi, rơ ràng tôi không có bất kỳ lợi ích cá nhân nào, và tôi cũng không gây thiệt hại ǵ cho đất nước. Tôi sẵn sàng cung cấp bằng chứng để bảo vệ bản thân".
Năm ngoái, Ṭa án Hiến pháp từng phế truất người tiền nhiệm của bà thuộc đảng Pheu Thai v́ vi phạm đạo đức. Nhiều người coi Ṭa án và các cơ quan nhà nước khác như Ủy ban Bầu cử là công cụ của phe bảo hoàng để cản trở đối thủ chính trị.
VietBF@ sưu tập
|