Thùy Trang, 30 tuổi lấy chồng và sống ở phía tây miền trung nước Mỹ. Cô dâu Việt có cuộc sống như phim cao bồi miền tây. Dưới đây là chia sẻ của chị Trang về cuộc sống không phải lúc nào cũng màu hồng ở Mỹ.
Ngày mới qua Mỹ, vợ chồng tôi tính toán nếu ở thành phố th́ chỉ có thể mua nhà công nghiệp xây hàng loạt, khi bán rất mất giá. Trong khi với số tiền đó, ra ngoại ô, đất rộng, có thể xây nhà theo ư ḿnh sẽ có giá trị hơn. V́ thế, vợ chồng tôi đă chọn ở một nơi khá vắng vẻ, mỗi nhà cách nhau xa. Cuộc sống êm ả và có phần buồn tẻ, nhưng vốn tính không thích mấy nơi xô bồ nên tôi không khó thích nghi.
Nơi đây có nhiều động vật ăn cỏ như hươu, nai, và c̣n có cả gấu và sư tử. Ở đây bốn năm, tôi đă gặp gấu 3 lần. Lần đầu tiên là lúc mới chuyển đến, tôi đang dọn nhà. Bất chợt nh́n qua cửa kính th́ thấy một vật đen ś đang đứng hai chân. Tôi sợ tưởng như bắn tim ra ngoài. Chồng tôi chạy lại, anh bảo ǵ tôi nghe nấy, cố gắng rú thật to theo anh.
Nhưng con gấu không sợ. Nó chồm ḿnh qua thanh chắn, khả năng cao sẽ lao lên cầu thang. Tay gấu th́ rất khoẻ, đập kính vỡ dễ như chơi. Chồng cũng sợ như tôi, phải lùi lại mấy bước. Nhưng chỉ tích tắc, anh ấy bước lên phía trước dạng hai chân, dang tay rồi tiếp tục gầm lên với con gấu. Người anh ấy cao to hơn 1m8, lông lá xồm xoàm, nên có vẻ cũng có uy. Chừng 10 phút sau con gấu bỏ cuộc. Nó đi ra cái ao kế đó nằm uống nước một lúc mới chịu rời đi.
Hai lần sau gặp lại tôi cũng bớt sợ, do phát hiện từ lúc con gấu ở xa và chồng tôi đă dùng súng hơi đuổi nó đi.
Gấu thường chỉ lục thùng rác thôi, nhưng nếu đang lúc đói gặp con người th́ nó sẽ tấn công. Tập quán săn mồi của gấu là ghi nhớ lănh địa, nên nếu bắt gặp nó vào đất ḿnh kiếm ăn th́ phải đuổi đi trước khi nó kiếm được thứ ǵ đó, chứ không nó nhớ xuống hoài. Vậy nên rác trên này dùng xong toàn để trong nhà, hôm nào xe rác đi đổ mới bỏ ra ngoài.

Chị Thu Trang và con trai trong ngôi nhà ở một vùng ngoại ô của tiểu bang Colorado.
Song chuyện gặp gấu không đáng sợ mà c̣n có ǵ đó thích thú. Việc tôi sợ đó là bị những kẻ biến thái tấn công.
Hồi mới sang Mỹ, chồng tôi cảnh báo nguy hiểm ở đây bằng việc kể cho tôi nghe những trải nghiệm khi c̣n trẻ của anh ấy. Kể có, đe dọa có, nhưng tôi luôn bỏ ngoài tai lời của chồng. Tôi cứ như vậy cho đến khi chứng kiến một vụ và trải qua một vụ, tôi sợ tới già. Giờ chồng nói ǵ là răm rắp nghe theo.
Vụ đầu tiên là năm 2014, vợ chồng tôi đi siêu thị mua đồ. Tính chồng tôi cẩn thận, mỗi lúc ra ngoài luôn dặn tôi phải phối hợp cùng anh tạo thành ṿng bao quanh con. Tôi vẫn làm nhưng nghĩ bụng chồng cứ làm quá, đang trong Walmart th́ có ǵ phải sợ.
Nhưng khi đang mua đồ tôi nghe thấy tiếng khóc thét của trẻ con, tiếng người lớn la. Chạy ra xem th́ thấy người phụ nữ chúng tôi vừa bắt chuyện 10 phút trước đang khóc, miệng liên tục nói: "Don't hurt my baby". C̣n em bé th́ vẫn ngồi trong xe hàng, nhưng một người đàn ông lạ hoắc kề dao vào cổ thằng nhỏ. Cảnh sát tới cũng lẹ, khuyên nhủ mà gă kia cứ cầm con dao hết quơ lại áp vào cổ bé.
Chồng liên tục giục tôi về, v́ sợ gă đó nhào qua con của chúng tôi. Về đến nhà xem tin tức th́ biết cảnh sát đă bắn chết gă đó, cứu được đứa bé. Người mẹ kia kể lại chỉ mấy giây lấy hộp sữa thôi mà gă đó từ đâu nhảy ra kề dao vào con ḿnh.
Từ sau lần đó, tôi đă biết sợ, đi đâu ra khỏi nhà là đi cho lẹ, ngó trước ngó sau, không dám đi một ḿnh, mà chồng cũng không để cho mẹ con tôi đi một ḿnh.

Nơi ở của chị Trang có gấu và sư tử đá.
Vụ tấn công thứ hai xảy ra cũng ở siêu thị nhưng tại thành phố khác vào năm ngoái. Hôm đó vợ chồng tôi mua hàng xong, sắp ra tới xe th́ chồng tôi kêu có một gă khả nghi.
Tôi nh́n theo hướng anh chỉ thấy có người đàn ông đứng cách xe chúng tôi khoảng 100m, đang nh́n điện thoại. Tôi thấy b́nh thường và chồng cũng không nói ǵ nữa nên yên tâm đưa các con ngồi vào xe an toàn, sau đó bắt đầu chất đồ lên xe.
Tôi ở cửa tay lái, chồng ở bên cửa kia. Chợt anh ấy quẳng hai bịch đồ ăn lên xe, tôi bực quá, tính mắng th́ thấy chồng quát lên: "Lên xe khóa cửa lại".
Phản xạ có điều kiện, tôi nhảy tót lên xe không cần hỏi thêm câu nào nữa, cũng không quan tâm chồng lên xe chưa và đồ đạc thế nào. Chồng tôi từng là lính và tôi yên tâm anh sẽ biết bảo vệ bản thân cũng như gia đ́nh.
Qua kính cửa sổ, tôi thấy gă khả nghi nọ đang cầm cục tạ cỡ chục kg hùng hổ xông về phía chồng tôi. Khi hắn c̣n cách vài mét th́ chồng tôi rút súng, gă khựng lại, rồi đổi hướng khác, bỏ chạy.

Ngoại trừ vài lần hú vía như trên, chị Trang có một người chồng yêu thương và hai con đáng yêu.
Chạy xe ra khỏi đường chính th́ chân tay tôi bắt đầu run như sốt rét. Giới hạn tốc độ là 65, mà tôi chỉ chạy được 50.
Chồng tôi về nhà mới kể, anh ấy cũng rất run. Lúc đó, súng của anh bị mắc kẹt nên mới chỉ rút được 2/3. Khả năng cao nếu gă đó tiếp tục xông tới th́ súng cũng không nhanh bằng nó. C̣n gă kia cứ tưởng súng thật. Lần đó chúng tôi rất hên v́ phát hiện ra hắn từ trước, có mang theo súng (dù chỉ là súng điện) và chiếc xe chúng tôi có biển disabled veteran (cựu binh bị thương tật mất khả năng lao động), chắc hắn nghĩ anh ấy bị vấn đề thần kinh, sẽ khó chơi hơn.
Trước khi mua nhà chồng tôi đă nghiên cứu tỷ lệ tội phạm ở khu này rất thấp. Tuy nhiên bọn tội phạm biến thái th́ ở đâu cũng có hết, nên phải luôn cảnh giác. Luật bang chúng tôi cho phép chủ nhà nổ súng bắn nếu ai đó xâm nhập lănh thổ của ḿnh và gây đe doạ với ḿnh. V́ thế, những đối tượng muốn tấn công vào nhà cũng ít đi. Chúng tôi có thể yên tâm ngủ mỗi đêm.
Nơi tôi sinh sống có một kênh tội phạm phát sóng 24/24 giờ. Các vụ tấn công diễn ra thường xuyên xảy ra hướng đến đối tượng phụ nữ và trẻ em. Sau hai lần trải qua, tôi đă h́nh thành cho ḿnh tính cẩn thận, biết quan sát trước sau, trái phải, biết giữ khoảng cách an toàn cho bản thân và gia đ́nh.
Ngay khi tôi chia sẻ những ḍng trên th́ ti vi cũng đưa tin ở Walmart, gần chỗ vợ chồng tôi thuê văn pḥng bị tấn công bằng súng, mới đêm 2/11...