HOME

24h

Shows

GOP

Phim Bộ

Phim-Online

News-Clips

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Hun Sen 'vạch trần' những ǵ về gia đ́nh Shinawatra và tại sao?
Theo như Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen mới đây lại tiếp tục tung ra những điều mà ông gọi là mắt thấy tai nghe về gia đ́nh Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra, nhưng tại sao nhà lănh đạo Campuchia lại làm vậy?, sau khi vào ngày 27/6 ông Hun Sen tiếp tục công kích "người anh em kết nghĩa" Thaksin Shinawatra và Thủ tướng Petongtarn Shinawatra của Thái Lan.

Sau khi tuyên bố sẽ phanh phui sự thật về gia đ́nh Shinawatra của nữ thủ tướng Thái Lan, trong buổi livestream kéo dài hơn ba tiếng đồng hồ ngày 27/6, Hun Sen tiếp tục tung ra những điều mà ông gọi là mắt thấy tai nghe.

Trong bối cảnh Ṭa án Hiến Pháp Thái Lan vào 1/7 tới đây sẽ xem xét liệu có chấp nhận đơn kiến nghị yêu cầu đ́nh chỉ chức vụ của Thủ tướng Paetongtarn hay không, những tuyên bố của ông Hun Sen phần nào có thể "châm thêm dầu vào lửa".

Ngày 28/6, dự kiến sẽ có cuộc biểu t́nh lớn nổ ra ở thủ đô Bangkok.

Tiến sĩ chính trị khoa học Stithorn Thananithichot, Giám đốc tại Viện Vua Prajadhipok, Thái Lan, nói với BBC News Tiếng Việt ngày 27/6:

"Cuộc biểu t́nh ngày 28/6 sẽ là một chỉ dấu chủ chốt định h́nh tương lai của nữ thủ tướng. Nếu biểu t́nh nổ ra ở quy mô lớn th́ khả năng cao là Ṭa án Hiến pháp sẽ ra lệnh đ́nh chỉ chức vụ thủ tướng của bà ấy vào ngày 1/7.

"Để đưa ra quyết định, ṭa án cần khẳng định triệt để tác động tiêu cực của đoạn ghi âm bị ṛ rỉ - cụ thể là mức độ không thể chấp nhận được từ phía công chúng và trách nhiệm giải tŕnh nào mà người dân đ̣i hỏi từ nữ thủ tướng.

"Trong suốt tuần qua, quân đội vẫn thể hiện thiện chí và tiếp tục hợp tác với thủ tướng. Nhưng một cuộc biểu t́nh quy mô lớn sẽ gây áp lực lên quân đội, phát đi tín hiệu rằng người dân coi t́nh h́nh hiện tại là không thể chấp nhận được và giải pháp duy nhất là phải thay người đứng đầu chính phủ. Tất nhiên, quân đội không có quyền trực tiếp cách chức thủ tướng, nên trách nhiệm này sẽ thuộc về Ṭa án Hiến pháp," Tiến sĩ Stithorn nhận định.

Trong bối cảnh chính trị Thái Lan đang bất ổn như vậy, những lời tố cáo và chỉ trích của Hun Sen có thể giáng đ̣n nặng nề vào sinh mệnh chính trị của nữ thủ tướng, đồng thời là thông điệp đoạn tuyệt quan hệ của hai gia đ́nh từng rất thân thiết này.

Hun Sen đă nói những ǵ?
Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen đă tố cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra, cha của đương kim Thủ tướng Paetongtarn, đă giả bệnh để đánh lừa người dân và ṭa án Thái Lan để tránh việc ở tù.

Lănh tụ Campuchia khẳng định rằng ông Thaksin đă sử dụng các đạo cụ y tế, như nẹp cổ và nẹp tay, để diễn một màn trước công chúng nhằm thao túng dư luận trong quá tŕnh tố tụng pháp lư.

Bối cảnh sự việc là vào tháng 2/2024, sau khi ông Thaksin được ân xá, ông Hun Sen đă đáp chuyên cơ sang trọng tới Bangkok thăm người anh em kết nghĩa.

Trên Facebook, Hun Sen đă chia sẻ h́nh ảnh cuộc gặp thân t́nh giữa hai người, với sự có mặt của cô con gái Paetongtarn của Thaksin, nhấn mạnh hai người đă không bàn chuyện chính trị trong cuộc gặp ấy, chỉ hàn huyên tâm sự để vun đắp mối t́nh huynh đệ keo sơn 32 năm.

Ấy thế nhưng mối t́nh cảm keo sơn thắm thiết ấy đă cáo chung khi căng thẳng biên giới giữa hai nước bùng lên, đặc biệt là khi Hun Sen tung lên mạng đoạn ghi âm cuộc điện đàm giữa ông và Thủ tướng Paetongtarn của Thái Lan, người mà trong cuộc nói chuyện ông đă gọi bằng "cháu" và xưng "chú".

Và giờ đây, Hun Sen tuyên bố bản thân đă tận mắt chứng kiến ông Thaksin vào thời điểm đó sức khỏe hoàn toàn tốt, không có vấn đề ǵ, nhưng lại giả ốm đau để tránh bị pháp luật trừng phạt.

"Tôi đă bay đến Bangkok để thăm Thaksin sau khi ông ta trở về Thái Lan. Ông ta hoàn toàn không bị bệnh. Nhưng khi chụp ảnh, ông ta đă yêu cầu có đạo cụ - nẹp cổ, nẹp tay - để giả đ̣ bệnh tật.

"Ngay sau khi chụp h́nh xong, ông ta đă tháo tất cả ra và đi ăn. Đó không phải là bệnh thật. Đó là chỉ là màn diễn xuất. Người dân Thái Lan vốn đă nghi ngờ điều này từ lâu. Tôi chỉ xác nhận lại, bởi cả Thaksin và con gái ông ta, bà Paetongtarn, giờ đây đều thể hiện sự thiếu chân thành," Hun Sen phát biểu ở tỉnh Preah Vihear giáp biên giới Thái Lan vào ngày 27/6.

Chủ tịch Thượng viện Campuchia cũng cáo buộc ông Thaksin đă phóng đại các triệu chứng như "run rẩy, run rẩy" và giả vờ lạnh như một chiêu để tránh phải ra hầu ṭa trong nhiều vụ án mà ông phải đối mặt ở Thái Lan.

Ông Hun Sen nói thêm rằng bà Paetongtarn hoàn toàn biết cha ḿnh không bị bệnh, nhưng vẫn hợp tác để đánh lừa ṭa án tại Thái Lan và nói sẵn sàng sẽ cung cấp thêm nhân chứng nếu ṭa án Thái Lan yêu cầu để điều tra thêm về vụ việc.

Ông Hun Sen thăm ông Thaksin tại dinh thự Ban Chan Song La ở Bangkok vào tháng 2/2024 để tăng cường "t́nh anh em" 32 năm giữa hai người. Hiện ông Hun Sen nói rằng ông Thaksin diễn vở kịch giả đ̣ bệnh để đánh lừa người dân Thái Lan.

Bên cạnh đó, ông Hun Sen c̣n tố cô ruột bà Paetongtarn - cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra - đă dùng hộ chiếu Campuchia để trốn chạy khỏi Thái Lan và tị nạn ở nước ngoài.

Ông Hun Sen nói ông đă trực tiếp giúp đỡ bà Yingluck khi bà bị lật đổ và bị kết án.

"Tôi thương xót cho bà Yingluck. Bà ta vẫn giữ hộ chiếu Campuchia và đang sống ở nước ngoài. Nhưng bà ta phải chịu khổ v́ người anh trai của ḿnh và giờ đây là đứa cháu gái. Tôi không muốn nói ra, nhưng buộc phải nói."

Lănh tụ Campuchia sau đó bày tỏ niềm tiếc nuối khi một t́nh bạn hơn 30 năm lại bị hủy hoại trong tay con gái của một người bạn - ư nói bà Paetongtarn.

Ông nhấn mạnh thêm Thủ tướng Thái Lan có thể sỉ nhục quân đội của chính ḿnh, nhưng bà ấy không thể xúc phạm đến ông.

"Để lấy ḷng Hun Sen tôi, Thủ tướng Thái đă tự nguyện xúc phạm tổng tư lệnh quân đội của nước ḿnh. Tôi tự hỏi điều đó được nh́n nhận thế nào ở Thái Lan? Nếu ở Campuchia, hành động đó chắc chắn sẽ bị xem là phản quốc - toa rập với ngoại bang để hạ nhục quân đội quốc gia[...] Có thể ở Thái Lan, chuyện này là b́nh thường, là việc nội bộ. Nhưng ở Campuchia, không ai được phép xúc phạm hay coi thường lực lượng vũ trang của đất nước," trang Fresh News - vốn được coi là cơ quan tuyên truyền của chính phủ Campuchia - viết.

Từ trái qua: Nghị sĩ Hun Many, Đại tướng Hun Manet, ông Thaksin và bà Yingluck trong bữa tiệc sinh nhật ông Hun Sen tại Phnom Penh vào ngày 5/8/2023. Ông Hun Many là con trai út Hun Sen, hiện là bộ trưởng Hành chính công kiêm phó thủ tướng; ông Hun Manet là con trai trưởng Hun Sen, hiện là thủ tướng Campuchia.

Trước đó, ngày 26/7, ông Hun Sen đă đe dọa sẽ bóc trần gia đ́nh người anh em kết nghĩa Thaksin:

"Tôi thà để người khác phản bội tôi trước, chứ tôi không bao giờ phản bội ai trước. Giờ tôi đă bị phản bội, tôi cảm thấy cần phải vạch trần những ǵ gia đ́nh Thaksin đă làm để phản bội đất nước của họ. Đây là một lời cảnh báo: Hăy dạy con cái của ông đi và chúng nên hiểu cha ḿnh cùng những người khác," Hun Sen nói khi phát biểu trước những người dân Campuchia sơ tán tại tỉnh Preah Vihear vào ngày 26/6.

"Tôi chưa bao giờ tưởng tượng rằng một gia đ́nh tôi từng giúp đỡ lại vươn lên làm thủ tướng rồi gây ra nhiều vấn đề như vậy. Lúc th́ họ tuyên bố có quyền lực, lúc th́ lại nói không có. Ngày mai [27/6], tôi sẽ nói về chuyện này," Hun Sen nói, ám chỉ Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra – con gái ông Thaksin.

Ông gửi thông điệp gay gắt đến ông Thaksin như sau:

"Nếu ông hành xử ngạo mạn, tôi sẽ tiết lộ mọi thứ ông từng nói với tôi, bao gồm cả những lời xúc phạm đến quốc vương của ông. Hăy dạy dỗ con cái của ḿnh đi. Ông có con làm thủ tướng, tôi cũng có con làm thủ tướng. Nhưng đừng tưởng tôi là người dễ bị bắt nạt. Tôi không mắc nợ Thái Lan điều ǵ."

Tại Thái Lan, xúc phạm vua là tội h́nh sự và có thể bị phạt tù từ 3-15 năm tù.

Không chỉ đe dọa tung những bằng chứng có thể hạ bệ gia đ́nh Shinawatra, ông Hun Sen c̣n ám chỉ rằng gia đ́nh Thaksin đă nợ ông một ân t́nh. Tuy nhiên, ông Hun Sen nói không cần ông Thaksin trả món nợ đó mà muốn một mối quan hệ b́nh đẳng, không có sự can thiệp.

Trong bài đăng trên Facebook ngày 20/6, Hun Sen nói thêm rằng quan hệ thân thiết hơn 30 năm qua giữa hai gia đ́nh nay đă bị phá vỡ. Hun Sen đăng ảnh bà Paetongtarn được dẫn đi xem hai pḥng trong dinh thự của ông, được đặt tên là Thaksin và Yingluck, nơi cha và cô ruột của bà Paetongtarn Shinawatra từng nghỉ lại khi họ đến thăm.

V́ sao ông Hun Sen làm vậy?

Ông Hun Sen, thống tướng 5 sao, phát biểu tại biên giới ở tỉnh Preah Vihear ngày 26/7

Những câu chuyện ông Hun Sen phơi bày về gia đ́nh Shinawatra khiến nhiều người đặt ra câu hỏi: V́ sao Hun Sen lại sẵn sàng đẩy gia đ́nh người anh kết nghĩa Thaksin vào t́nh thế bất lợi, đến mức muốn bà Paetongtarn mất luôn chức vị thủ tướng?

Lư giải với BBC News Tiếng Việt, ông Seng Vanly, nhà phân tích địa chính trị Đông Nam Á và là Giám đốc Chương tŕnh Vận động của Tổ chức Dân chủ Khmer từ Campuchia, nói rằng ông Hun Sen có vẻ muốn tạo thêm động lực cho cuộc biểu t́nh ngày 28/6 ở Thái Lan:

"Hiện các cựu lănh đạo phe áo vàng và áo đỏ đang tổ chức một cuộc biểu t́nh vào thứ Bảy 28/6 nhằm phản đối Thủ tướng Paetongtarn, nhưng có vẻ những nhóm này không huy động được đông đảo người tham gia như kỳ vọng. Do đó, Chủ tịch Thượng viện Hun Sen đă công bố những thông tin này để giúp tạo động lực cho cuộc biểu t́nh, nhằm gây áp lực buộc bà Paetongtarn phải từ chức."

Mục đích thứ hai, theo ông Seng Vanly, Hun Sen có thể cho rằng Thái Lan cần có một chính phủ, thủ tướng mới để giảm nhiệt t́nh h́nh căng thẳng ở biên giới với Campuchia.

"Tôi nghĩ ông Hun Sen cho rằng Thái Lan cần một chính phủ đoàn kết hơn, đủ năng lực đưa ra quyết định và đàm phán với phía Campuchia. Bởi lẽ trong mắt ông Hun Sen, chính phủ hiện tại do bà Paetongtarn lănh đạo không có khả năng làm điều đó. Nếu bà Paetongtarn vẫn tiếp tục tại vị, căng thẳng biên giới sẽ c̣n kéo dài," ông Seng Vanly nói.

Nhà phân tích người Campuchia cho rằng, việc lănh tụ Hun Sen liên tục tung những thông tin bất lợi cho gia đ́nh Shinawatra c̣n là để gia tăng áp lực trực tiếp nhằm khiến liên minh cầm quyền rơi vào hỗn loạn, dẫn đến khả năng phải giải tán chính phủ hiện tại.
Một số nhà phân tích nói với BBC rằng đoạn ghi âm ṛ rỉ đă phơi bày những mâu thuẫn trong nội bộ Thái Lan, đặc biệt giữa chính phủ bà Paetongtarn và quân đội.

Theo nhà báo David Hutt - một nhà quan sát chính trị Đông Nam Á lâu năm - th́ từ nhiều tháng qua, Campuchia đă cho rằng xung đột biên giới là hệ quả của chính trị nội bộ Thái Lan, trong đó quân đội đă tận dụng căng thẳng để củng cố ảnh hưởng của họ, điều mà chính bà Paetongtarn đă thừa nhận trong đoạn ghi âm bị ṛ rỉ.

Ông Virak Ou - người sáng lập tổ chức nghiên cứu Forum Future từ Campuchia - nói với BBC vào ngày 25/6 rằng cốt lơi không nằm ở đoạn ghi âm hay việc nó bị tung lên mạng. Vấn đề gốc rễ nằm ở chỗ quân đội, phe bảo hoàng và các phe phái khác nhau tại Thái Lan không thể đoàn kết.

"Rơ ràng nội bộ Thái Lan đang rất chia rẽ. Thông qua đoạn ghi âm bị ṛ rỉ, chúng ta thấy một vị thủ tướng trẻ tuổi của Thái Lan đang yếu thế, có vẻ như không kiểm soát nổi quân đội. Quân đội không tuân theo mệnh lệnh từ lănh đạo dân sự, mà đang tự ḿnh ra quyết định. Đó chính là gốc rễ của các vấn đề tại Thái Lan," ông Virak Ou nhận định.

Ông Virak nói thêm, bất kỳ mối quan hệ nào vượt ra ngoài khuôn khổ hợp tác chuyên nghiệp đều có thể làm tổn hại đến quan hệ giữa hai quốc gia.

"Khi gia đ́nh của hai nhà lănh đạo có mối quan hệ quá gần gũi th́ bất kỳ thỏa thuận nào giữa hai nước dù là có lợi cho đôi bên cũng sẽ dấy lên những nghi ngờ.

"Người ta sẽ luôn đặt câu hỏi liệu các thỏa thuận đó là v́ lợi ích quốc gia, hay chỉ v́ lợi ích riêng của các gia đ́nh quyền lực và liệu có sự nhượng bộ nào đó hay không. Họ sẽ nghĩ rằng có những điều khoản ngầm, những điều bí mật được trao đổi ở hậu trường. Và từ đó, các thuyết âm mưu sẽ lan truyền."

Ngoài ra, ông Virak Ou cho rằng về lâu dài, Campuchia không hưởng được lợi ǵ khi thiết lập quan hệ riêng với bất kỳ phe phái nào trong chính trường Thái Lan. Bởi lẽ ở Campuchia không có những phe phái như vậy. Campuchia nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) mà đứng đầu là ông Hun Sen.

"Campuchia tốt nhất nên duy tŕ quan hệ chuyên nghiệp, tốt đẹp với tất cả các phe phái ở Thái Lan, không nên tỏ ra thân thiết quá mức với bất kỳ bên nào và tuyệt đối không nên dính vào nội bộ chính trị của Thái Lan," ông Virak nêu ư kiến.

Ông David Hutt nói rằng một điều gần như chắc chắn trong việc ông Hun Sen tung đoạn ghi âm riêng tư là ông muốn cho người dân Campuchia thấy ông đă đặt lợi ích quốc gia lên trên t́nh bạn cá nhân, rằng ông sẵn sàng "hy sinh bạn bè" v́ lợi ích của đất nước. Từ đó, ông Hun Sen lấy được ḷng người dân và đẩy mạnh thêm tinh thần dân tộc trong nước.

Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen bước xuống từ trực thăng trong chuyến thăm lực lượng vũ trang Campuchia đang đóng quân tại khu vực biên giới giáp với Thái Lan, thuộc tỉnh Oddar Meanchey, vào ngày 26 tháng 6 năm 2025

Những phát biểu được nhân vật quyền lực nhất Campuchia, ông Hun Sen, liên tục tung ra trong những ngày qua đă khiến cho căng thẳng biên giới giữa Campuchia và Thái Lan vốn đă nóng lại càng trở nên nóng hơn.

Ở tỉnh vùng biên Oddar Meanchey, vào chiều 26/6, Hun Sen đă nói chuyện với các binh sĩ, tuyên bố rằng lần xung đột này, Campuchia không chỉ pḥng thủ mà c̣n đáp trả nếu Thái Lan xâm phạm lănh thổ Campuchia.

Báo Khmer Times dẫn lời ông Hun Sen nói:

"Chúng ta muốn sống trong ḥa b́nh và những người lính cũng muốn được ở bên gia đ́nh, nhưng sự hỗn loạn nội bộ của một quốc gia láng giềng đang đẩy mâu thuẫn sang chúng ta."

Hun Sen nói thêm rằng Campuchia sẽ không bao giờ chấp nhận bất kỳ sự sỉ nhục hay xâm lăng nào.

Ông c̣n kêu gọi người dân nên đào hầm để tự vệ, cảnh báo rằng căng thẳng có thể c̣n kéo dài và phức tạp hơn hồi năm 2011.

Khmer Times dẫn lời Hun Sen tuyên bố: "Campuchia có quyền tự vệ và trả đũa. Mặc dù chúng tôi là một quốc gia nhỏ, quân đội Campuchia có vũ khí có thể vươn tới Bangkok, nhưng chúng tôi sẽ không sử dụng chúng."

Phía Thái Lan, Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra đă đến thị sát khu vực biên giới ngày 26/6 để thăm hỏi t́nh h́nh người dân và binh sĩ.

Cùng ngày, Ủy ban Phát thanh truyền h́nh và Viễn thông Quốc gia Thái Lan đă yêu cầu tất cả các nhà mạng ngừng cung cấp dịch vụ băng thông rộng và internet di động tới Campuchia.
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay


vuitoichat
R11 Tuyệt Thế Thiên Hạ
Release: 2 Weeks Ago
Reputation: 369802


Profile:
Join Date: Jan 2008
Posts: 146,683
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.jpg
Views:	0
Size:	113.0 KB
ID:	2542662  
vuitoichat_is_offline
Thanks: 11
Thanked 13,815 Times in 11,046 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 44 Post(s)
Rep Power: 182 vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
Reply

User Tag List


Phim Bộ Videos PC8

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

VN News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 17:00.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2005 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.18659 seconds with 14 queries