Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Tư (3/7) đă kư một dự luật chính thức rút nước Nga khỏi hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) với Mỹ.
Động thái này của Nga đến sau khi chính quyền của Tổng thống Trump đă rút khỏi INF do cho rằng Nga đă đang “vi phạm hiệp ước này trong nhiều năm”. Mỹ đă thông báo ư định rút khỏi INF vào tháng Hai và đặt ra thời hạn hiệp ước này sẽ chấm dứt trong ṿng 6 tháng nếu Nga không trở lại tuân thủ. Moscow khi đó phản ứng bằng việc tuyên bố đ́nh chỉ trách nhiệm của họ theo INF.
Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung do Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và lănh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev kư kết năm 1987 cấm cả Mỹ và Nga tàng trữ, sản xuất và thử bất kỳ tên lửa hành tŕnh phóng từ mặt đất nào có tầm bắn 300 dặm đến 3.400 dặm.
Chính quyền Trump đă từng nói rằng Nga vi phạm hiệp ước INF khi triển khai tên lửa hành tŕnh mặt đất Novator 9M729 có phạm vi bắn nằm trong lệnh cấm của INF. Vào năm 2012, Mỹ được cho là đă phát hiện Nga đang vi phạm hiệp ước. Khi đó Washington đă thông báo hành vi của Nga cho một số đồng minh Châu Âu, không phải tất cả thành viên NATO. Quan chức Nga đă nhiều lần lên tiếng phủ nhận bất kỳ vi phạm nào và tố ngược rằng chính Mỹ đă không tuân thủ hiệp ước INF khi cho lắp đặt tên lửa tầm trung tại các căn cứ quân sự ở Châu Âu.
Theo AP, chính quyền Trump chưa chính thức lên tiếng về việc Nga rút khỏi INF.
Vào tháng 2/2018, Bộ Quốc pḥng Mỹ đă kết luận rằng Nga đang chủ động vi phạm các cam kết trong hiệp ước vũ khí với Mỹ.
Vào tháng 10/2018, ông Trump đă tuyên bố rằng hiệp ước này không mấy hiệu quả ngoài việc can thiệp vào phát triển quân đội Mỹ.
“Tôi không biết tại sao Tổng thống Barack Obama đă không đàm phán hoặc rút lui,” ông Trump nói tại một cuộc tập trung ở bang Nevada. Tiếp đó, ông Trump thề rằng: “Chúng tôi sẽ không để họ vi phạm thỏa thuận hạt nhân, rút ra và sản xuất vũ khí, và chúng ta lại không được phép làm.”
Vào thời điểm đó, các quan chức hàng đầu của Nga đă gọi những phát biểu của ông Trump là hành vi khiêu khích “rất nguy hiểm” có thể dẫn tới “hỗn loạn hoàn toàn”.
Tổng thư kư NATO Jens Stoltenberg đă đồng t́nh với đánh giá của ông Trump hồi tháng 10/2018.
“Sau nhiều năm phủ nhận, Nga gần đây đă xác nhận sự tồn tại của hệ thống tên lửa mới, được gọi là 9M729,” ông Stoltenberg nói hồi tháng 10/2018. “Nga đă không cung cấp bất cứ câu trả lời đáng tin cậy nào về loại tên lửa mới này. Tất cả đồng minh đồng ư rằng đánh giá hợp lư nhất là Nga đang vi phạm hiệp ước [INF]”.
Vào tuần trước, ông Stoltenberg đă viết trên Twitter: “Tôi sẽ chủ tọa một cuộc họp của Hội đồng NATO-Nga tại Brussels vào thứ Sáu 5/7. Đây là một phần của đối thoại chính trị tiếp diễn của chúng tôi nhằm giải quyết vấn đề Ukraine, Hiệp ước INF, minh bạch và giảm rủi ro.”
Fox News nhận định rằng tên lửa tầm trung có thể tiếp cận mục tiêu nhanh hơn tên lửa đạn đạo liên lục địa, điều này làm tăng khả năng xảy ra xung đột hạt nhân toàn cầu do các bên cảnh báo sai.
Tri Thức
4-7-2019