Hôm nay 27/10, sau khi tàu chiến Mỹ áp sát các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp trái phép ở Biển Đông th́ Trung Quốc ngay lập tức đă điều 2 khu trục hạm Taizhou và Lanzhou ra đeo bám tàu chiến Mỹ. Hăy mục sở thị hai tàu chiến ra khơi có tính chất "cảnh cáo" tàu chiến Mỹ và có động thái ép rời khỏi khu vực tuần tra ở Biển Đông.
Thông báo này được đưa ra sau khi tàu khu trục USS Lassen của Mỹ tiến vào vùng 12 hải lư quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép trên Đá Xu Bi và Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Bộ ngoại giao Trung Quốc đă gọi động thái này của Mỹ là “cố ư khiêu khích” và tuyên bố sẽ đáp trả kiên quyết.
Theo Reuters, đây là cuộc tuần tra 12 hải lư đầu tiên của tàu Mỹ kể từ khi Trung Quốc bắt đầu xây dựng các đảo đá nhân tạo trái phép hồi cuối năm 2013.
Lần gần đây nhất Mỹ phát động một cuộc tuần tra tương tự đối với một thực thể do Trung Quốc chiếm đóng trái phép trên quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam là vào năm 2012.
Quyết định này đă được Mỹ đưa ra sau nhiều tháng cân nhắc.
Nhận định về kế hoạch tuần tra của Mỹ, nghị sĩ Randy Forbes, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ trên biển thuộc Hạ viện Mỹ, đă tỏ ư khen ngợi động thái này:
"Việc điều tàu Mỹ tiến vào khu vực 12 hải lư xung quanh các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng (trái phép-PV) trên Biển Đông là cần thiết, và là một động thái đáng ra đă phải được thực hiện từ lâu để đáp trả hành vi gây bất ổn của Trung Quốc trong khu vực".
Nhiều quốc gia khác trong khu vực cũng lên tiếng ủng hộ hoạt động của Mỹ ở Biển Đông.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino cho hay, ông ủng hộ các chuyến tuần tra của Mỹ như một động thái khẳng định tự do hàng hải và là cách để cân bằng quyền lực trong khu vực.
Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc pḥng Australia, bà Marise Payne, cho biết nước này không tham gia các cuộc tập trận của Mỹ ở khu vực gần quần đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây trái phép trên Biển Đông.
Tuy nhiên, Australia ủng hộ mạnh mẽ các chính sách của Mỹ trong việc thực hiện hoạt động tự do hàng hải ở vùng biển này.
Dưới đây là một số thông tin về 2 con tàu mà Trung Quốc điều động để đeo bám chiến hạm Mỹ tuần tra khu vực 12 hải lư:
Khu trục hạm Taizhou lớp Sovremenny (Dự án 956EM)
Khu trục hạm Taizhou số hiệu 138
Taizhou (số hiệu 138) là chiếc khu trục hạm thuộc lớp Sovremenny được Liên Xô chế tạo vào khoảng thời gian giữa thập niên 1980, mục đích để chống lại cụm tác chiến tàu sân bay của Hải quân Mỹ.
Năm 1996, Trung Quốc kư hợp đồng trị giá 800 triệu USD mua lại 2 chiếc Sovremenny (Dự án 956) đang đóng dở, chúng được chuyển giao lần lượt trong giai đoạn 1999 - 2000 và mang tên Hangzhou (136) và Fuzhou (137).
Năm 2002, Trung Quốc tiếp tục mua 2 chiếc phiên bản hiện đại hóa (Dự án 956EM) gồm Taizhou (138) và Ninhbo (139) với tổng trị giá 1,4 tỷ USD, 2 tàu lần lượt được chuyển giao trong năm 2005 - 2006.
Sovremenny mang đậm tư duy thiết kế thời Chiến tranh lạnh, hoàn toàn không chú trọng đến khả năng tàng h́nh.
Tuy nhiên vũ khí của tàu lại cực mạnh với 8 tên lửa chống hạm siêu âm 3M80 Moskit có tầm bắn 120 km (Dự án 956) hoặc 3M80MBE tầm bắn tăng lên tới 240 km, tốc độ Mach 3, lắp đầu đạn nặng 300 kg (Dự án 956EM).
Hệ thống pḥng không tầm trung Shtil của Sovremenny trang bị đạn tên lửa 9M38 có tầm bắn 25 km, phóng đi từ ray phóng đơn phía trước mũi tàu. Phiên bản nâng cấp c̣n được lắp hệ thống CIWS Kashtan thay cho ụ pháo AK-630.
Trên 2 tàu Dự án 956 được lắp 2 khẩu pháo ṇng đôi AK-130 cỡ 130 mm (bố trí trước - sau), ở phiên bản nâng cấp Dự án 956EM chỉ c̣n duy nhất một khẩu phía trước.
Khu trục hạm Taizhou có chiều dài 156 m; rộng 17,3 m; mớn nước 6,5 m; lượng giăn nước đầy tải lên tới 8.000 tấn.
Tàu được trang bị 4 nồi hơi áp suất cao KVG-3 và động cơ turbine khí TV-12-4, cho tốc độ tối đa 32 hải lư/h, tầm hoạt động 22.500 km; thủy thủ đoàn 350 người.
Khu trục hạm Lanzhou lớp Luyang II (Type 052C)
Khu trục hạm Lanzhou số hiệu 170
Lanzhou (số hiệu 170) thuộc Type 052C là khu trục hạm mang tên lửa hạng nặng của Hải quân Trung Quốc, nhiệm vụ chính của tàu là pḥng không hạm đội, mặc dù nó cũng được trang bị tên lửa hành tŕnh diệt hạm và đối đất tầm xa.
Type 052C có phần thượng tầng lắp 4 mảng radar đa năng Type 348 quay về 4 phía, tương tự như hệ thống tác chiến Aegis của Mỹ.
Đặc trưng của radar Type 348 là nó có bề mặt lồi, phải đến bản nâng cấp lắp trên Type 052D (Luyang III) mảng radar này mới được làm phẳng
Vũ khí đáng chú ư nhất của Lanzhou là 48 tên lửa pḥng không tầm xa HHQ-9 có tầm bắn 200 km, tốc độ Mach 4,2, trần bay 30.000 m.
Tên lửa sử dụng phương thức dẫn đường quán tính trong giai đoạn đầu và giữa, đến cuối hành tŕnh th́ chuyển sang dùng radar chủ động.
Hỏa lực chống hạm của Lanzhou gồm 8 tên lửa tầm xa YJ-62 có tầm bắn 280 km, tốc độ Mach 0,8, giai đoạn cuối bay cách mặt biển 7 - 10 m, phương thức dẫn đường của YJ-62 tương tự như HHQ-9.
Ngoài ra, tàu c̣n được trang bị pháo hạm 100 mm Type 210 và hệ thống pḥng thủ tầm cực gần Type 730 cùng 6 ngư lôi chống ngầm.
Khu trục hạm Lanzhou có chiều dài 155,5 m; rộng 17,2 m; mớn nước 6,1 m; lượng giăn nước đầy tải 7.000 tấn.
Hệ thống động lực kết hợp CODOG gồm 2 động cơ turbine khí QC-280 (28 MW) và 2 động cơ diesel MTU 12V 1163TB83 (5 MW) cho phép tàu chạy với tốc độ tối đa 29 hải lư/h; thủy thủ đoàn gồm 280 người.
Therealtz © VietBF