Người Hồi Giao không bị kỳ thị tại Pháp, liệu đâu là sự thật? - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới > World News |Tin Thế Giới 2006-2019


 
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Người Hồi Giao không bị kỳ thị tại Pháp, liệu đâu là sự thật?
Để trả lời câu hỏi người theo đạo Hồi hay Hồi giáo có bị kỳ thị tại Pháp hay không trong thực tế, có lẽ trước hết chúng ta nên quan sát những gì đang diễn ra trong xã hội Pháp, tìm hiểu nguyên nhân trước khi đi đến kết luận.

Thực tiễn hội nhập



Với 12% tổng dân số là người có nguồn gốc nhập cư từ các nước khác nhau, Pháp là một nước đa văn hóa và đa tôn giáo. Hiện tại có khoảng gần sáu triệu công dân Pháp theo đạo Hồi. Họ là những người nhập cư từ các nước Algeria, Maroc, Tunisia, Thổ Nhĩ Kỳ hay vùng Châu Phi hạ Sahara thế hệ thứ nhất, thứ hai và thứ ba. Và hàng năm có khoảng 250.000 nghìn người tiếp tục nhập cư vào Pháp.

Nếu thế hệ những người nhập cư đầu tiên vào Pháp là “kết quả” của thời kỳ thuộc địa, thì những năm trở lại đây số người mới nhập cư v́ lư do kinh tế chiếm đa phần. Với hệ thống an sinh xã hội ưu việt, các khoản trợ cấp xã hội, hệ thống chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng được Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá là tốt nhất thế giới, nước Pháp là điểm đến hứa hẹn của những người nghèo.

Một thực tế dễ dàng nhận thấy là không phải tất cả các cộng đồng người nhập cư đều có khả năng thích nghi, hòa đồng với xã hội mới như nhau. Người nhập cư từ các nước Châu Á, Châu Âu cũng như từ các nước Hồi giáo đều gặp phải những khó khăn trong quá trình này. Nhưng điều gì đã khiến cộng đồng nhập cư từ các nước Hồi giáo luôn thu hút sự để ý của công luận và truyền thông bản địa, trong khi các cộng đồng nhập cư khác thì không ?

Đồng ý là những vấn đề cá nhân hay xã hội có thể đẩy con người ở bất cứ nền văn hóa nào đến những hành động mang tính phản kháng, và những người đến từ các nền văn hóa khác nhau có những đòi hỏi khác nhau để giải quyết các vấn đề. Người theo đạo Hồi được giáo dục bằng những đạo luật hà khắc, trong khi đó người bản xứ lại sử dụng phương pháp thỏa hiệp và tự chủ để xử lư các vấn đề. Điều này trong văn hóa Hồi giáo bị coi như một điểm yếu.

Người Hồi giáo khó có thể hiểu được là có thể giải quyết các vấn đề xã hội bằng đối thoại, thông qua ngôn từ mềm mỏng. Nếu trong văn hóa Á Đông, người ta thường hối hận khi có hành động hay lời nói quá đà lúc nóng giận và tránh nó, xấu hổ vì nó thì trong văn hóa Hồi giáo, sự tức giận, hung hãn được chấp nhận, được coi là thế mạnh và là điều đáng tự hào. Đây là một trong những lý do, hàng ngày trên các bản tin báo đài, truyền hình về các vụ đập phá nơi công cộng, hay ẩu đả đánh nhau tại Pháp, thường liên qua đến người Hồi giáo.

Có một thực tế nữa là người Hồi giáo luôn khẳng định đặt cái tôi - người theo đạo Hồi lên trên cái tôi - công dân của một nước. Và đây chính là lý do sâu xa khiến họ thường có thái độ đối kháng với pháp luật và các điều lệ chung của xã hội sở tại, đối kháng với sự hòa nhập. Văn hóa Hồi rất mạnh mẽ và mang đậm lòng kiêu hănh. Điều này lịch sử Hôi giáo đã chứng minh. Nhưng chính sự kiêu hãnh này đã giam cầm những con chiên của mình, tước đi của họ khả năng chấp nhận những giá trị khác.

Chỉ 14% công dân Pháp theo đạo Hồi nhận mình đặt vai trò công dân lên trên vai trò của một người theo đạo, phần còn lại cảm thấy “sống tự do như một công dân Pháp, nhưng không cảm thấy sự tự do của một người Hồi giáo”. Con số này trở nên đáng lo ngại hơn nữa khi có thể nhận thấy rằng ngay cả người Hồi giáo thế hệ thứ hai, thứ ba trên đất Pháp cũng có suy nghĩ như trên. Khi nói đến bản sắc, họ không nhắc đến bản sắc văn hóa Pháp, họ nhắc đến đạo Hồi.

Nếu thế hệ thứ nhất nhập cư sau chiến tranh Algeria đều có công ăn việc làm, một điều vô cùng quan trọng giúp họ hòa nhập vào xã hội mới, thì các thế hệ sau này, và những người mới nhập cư gặp phải khó khăn nhiều hơn do tình trạng thiếu việc làm tại Pháp hiện nay. Với xu thế toàn cầu hóa, các công ty xí nghiệp, các ngành công nghiệp chuyển dần sang các nước thứ ba, công việc càng ngày càng ít, tính cạnh tranh khi tìm việc làm ngày càng cao.

T́nh h́nh mới đòi hỏi mỗi người đều phải trang bị cho mình kiến thức chuyên môn, mà một số không nhỏ những người theo đạo Hồi ít có ý chí học hỏi nên khả năng họ tìm được việc không nhiều. Điều này gây tâm lý bất mãn tràn lan, cộng với lòng kiêu hãnh và bầu “máu nóng”, các thanh niên theo đạo Hồi từng nhiều lần xuống đường đốt phá, tấn công cảnh sát trong khi thi hành nhiệm vụ, và lý giải những việc làm của mình là để chống lại sự kỳ thị, phân biệt đối xử với họ.

Một câu hỏi được đặt ra là liệu những người Hồi giáo gặp vấn đề trong việc hòa nhập bởi vì họ nghèo khó, hay họ nghèo khó bởi vì họ không hòa nhập?

Có thể nhận thấy rõ ràng là phần lớn người theo đạo Hồi ở Pháp, hay cả ở những nước Hồi giáo, đều không ưu tiên công tác giáo dục, đào tạo, không có ý thức chuẩn bị nghề nghiệp cho tương lai - điều này có thể coi như một nét văn hóa của họ. Một người không có chuyên môn, bằng cấp, luôn có thái độ bất tuân luật lệ, quy định sẽ có rất ít cơ hội tìm được việc làm có lương khá ở một nước có dân trí cao và tinh thần thượng tôn pháp luật như ở Pháp.

Chính sự không thích nghi với xã hội đã khiến những công dân này nghèo chứ không phải là cái nghèo khiến họ không hội nhập được vào xã hội. Không thể lấy cái nghèo để biện minh, bởi trong xã hội còn biết bao người nghèo nhập cư từ các nên văn hóa khác, tôn giáo khác, họ vẫn cố gắng hòa nhập và hòa nhập rất tốt vậy. Và ở đây không hề có vấn đề kỳ thị, phân biệt đối xử!

Theo kết quả thăm dò của Ipsos năm 2013, 74% người được hỏi ở Pháp cho rằng đạo Hồi là một tôn giáo “không bao dung”, 80% cho rằng đạo Hồi muốn “áp đặt phương thức vận hành của ḿnh cho những người khác”. Nhưng trong cuộc thăm ḍ dư luận của Ifop, người Pháp cũng tuyên bố, sau vụ tàn sát ở ṭa báo “Charlie Hebdo”, 66 % không bỏ những kẻ Hồi giáo cực đoan và người theo đạo Hồi b́nh thường “vào cùng một rọ”.

Để kết thúc bài viết, xin được trích một số câu nói của người Pháp về vấn đề người Hồi giáo trong xã hội: “Chúng ta muốn họ đến với chúng ta bởi họ tôn trọng và muốn cùng chia sẻ những giá trị, những nét đẹp của văn hóa Pháp chứ không phải vì cái khác”, và “nếu họ không thấy thoải mái và hài lòng, họ có thể chuyển tới ở một nước khác mà họ thấy tốt hơn cho mình”!
Khánh Hà, từ Lyon

Gibbs
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Gibbs's Avatar
Release: 01-29-2015
Reputation: 75208


Profile:
Join Date: Nov 2006
Posts: 22,652
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	30214865_islam160108_1.jpg
Views:	0
Size:	70.7 KB
ID:	738130  
Gibbs_is_offline
Thanks: 25,152
Thanked 15,714 Times in 6,766 Posts
Mentioned: 161 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 669 Post(s)
Rep Power: 43 Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
 
User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 17:45.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.08803 seconds with 12 queries