Nguyễn Giang
BBCvietnamese.com
Đúng một phần tư thế kỷ đă trôi qua từ ngày Bức tường Berlin sụp đổ, một khoảng thời gian đủ dài – một phần ba cuộc đời, năm nhiệm kỳ tổng thống, tổng bí thư – để so sánh Việt Nam và Đông Âu.

Châu Âu làm lễ kỷ niệm ngày đập tường Berlin 9/11/1989
Tôi sang Berlin hè năm 1990 từ Ba Lan bằng hộ chiếu Việt Nam với visa Đông Đức, một trong số tấm thị thực cuối cùng Đại sứ quán của họ ở Warsaw cấp cho người nước ngoài, v́ đến tháng 10 năm đó, Đông Đức chấm dứt tồn tại.
Lúc tôi đến xem, Bức tường Berlin khi ấy vẫn c̣n dài, chạy ṿng vèo qua các khu phố, bờ sông, cánh rừng của thành phố đầy ắp dấu ấn của sự chia cắt.
Nhưng cổng thành Brandenburg đă mở để ai thích th́ đi xe thênh thang sang phía Tây, xem chủ nghĩa tư bản là cái ǵ mà sáng choang như thế.
Các bạn bè và thân nhân của tôi ở Đông Berlin vào năm 1990 th́ đều băn khoăn với câu hỏi về hay ở, và ở th́ làm ăn tại chỗ hay đi tiếp sang Tây Đức.
Giữa cơn sốt buôn bán, đổi tiền, mua hàng, tích trữ quà cáp, ai cũng nhớn nhác suy tính xem ở lại sẽ có một tương lai tốt hơn hay về nước.
Bao trùm lên nỗi băn khoăn đó thực ra là câu hỏi ‘Việt Nam sẽ ra sao những năm tới?’
Nhưng dù phải lo kinh tế và cuộc sống cá nhân, không phải người ta không thấy vụ kéo đổ tường Berlin báo hiệu một cơn băo chính trị.
Chủ nghĩa xă hội đă phá sản ngay trên quê hương của nó.
Nhưng Việt Nam đă không chọn con đường của các nước đầy những người bạn giàu ḷng nhân hậu, tư duy thoáng đăng, bao dung, không xỏ lá, trịch thượng, không bắt nạt kẻ kém hơn ḿnh.
Giờ nh́n lại, theo cảm quan của riêng tôi, một người bám sát các biến đổi ở Đông Âu từ đó đến nay, th́ sự lựa chọn của các vị thế hệ cha anh của tôi về đường hướng cho Việt Nam là hoàn toàn thông cảm được vào thời điểm đó nhưng là quyết định chỉ đạt điểm trung b́nh kém.
Nhiều tác giả đă phân tích về sự nghiệp Đổi Mới ở Việt Nam và nói về lựa chọn của lănh đạo nước này khi Đông Âu chuyển ḿnh.
Nỗi sợ đổ vỡ, sợ bị ‘bọn tư bản’ lấn chiếm, lật đổ...là điều hoàn toàn hiểu được bởi các lănh đạo quá nửa đời sống trong cuộc chiến mà kẻ thù chính là Phương Tây.

Bức tường Berlin một thời chia cắt Đông và Tây Âu
Không chỉ bác bỏ mô h́nh mà Ba Lan, Hungary, CH Czech...chọn lựa, báo chí ở Hà Nội từng có lúc tự hào là không cần thay đổi thể chế mà vẫn phát triển được kinh tế, vẫn hội nhập quốc tế thành công.
Ta hăy so sánh tiêu chuẩn kinh tế, xă hội và mức độ hội nhập để xem lựa chọn của Việt Nam và Đông Âu cũ hơn kém ra sao, chưa nói đến nhân quyền, dân chủ.
Đầu tiên là về thu nhập b́nh quân đầu dân.
Theo tiêu chuẩn Liên Hiệp Quốc, GNI năm 2012 th́ không tính vùng Đông Đức nay thuộc Cộng ḥa Liên bang Đức giàu mạnh nhất châu Âu, dân các nước Ba Lan (12 ngh́n USD), Hungary (12 ngh́n USD), Lithuania (11 ngh́n USD), Slovakia (8600 USD), Romania (7700 USD), Bulgaria (6000 USD), đều nhiều tiền hơn dân Việt Nam.
Thậm chí dân Albania, quốc gia nghèo nàn lạc hậu nhất châu Âu từ thời cộng sản đến nay, và chưa là thành viên EU vẫn có thu nhập 3800 USD, bỏ xa Việt Nam ở mức 1600 USD.
Cuộc chiến khốc liệt sau khi Nam Tư tan ră từng làm nhiều người Việt Nam lo sợ.
Nhưng nay các nước đó đều ổn định, phát triển và giàu có hơn Việt Nam.
Bosnia nghèo cũng có GNI 4500 USD, c̣n Croatia không chỉ giàu hơn (13 ngh́n USD) mà c̣n là điểm du lịch nổi tiếng với bờ biển đẹp, các di tích cổ và cả bảo tàng về cuộc chiến 1991, thu hút đông đảo du khách châu Âu.
Như thế, không thể nói mô h́nh Việt Nam chọn 25 năm qua là điều ǵ kỳ diệu v́ nó mới chỉ giúp nước này thoát nghèo mà thôi.
Thứ nh́ là về công bằng và an sinh xă hội.
Sau chừng 15 năm chuyển đổi cơ chế, từ 2004 đến 2013, một loạt quốc gia Đông Âu đă gia nhập ngôi nhà chung EU.
Biểu tượng Công đoàn Đoàn kết của Ba Lan ở Berlin trong ḷng châu Âu thống nhất
Công dân họ ở lại hay sang Đức, Hà Lan, Anh, Pháp... đều được hưởng các quyền lợi như các nước dân chủ tư bản lâu đời, từ an sinh xă hội đến quyền giáo dục, y tế, bầu cử...
Nếu không thỏa măn với toà án nước ḿnh, họ có thể kiện lên các toà nhân quyền châu Âu để đ̣i công lư.
Việt Nam cũng tiến triển trong hội nhập quốc tế và công dân đă có thể sang ASEAN không cần thị thực nhưng không được hưởng quyền ǵ hết, đôi khi c̣n bị kỳ thị như ở Thái Lan, Singapore gần đây.
Và để t́m vận hội, người Việt nghèo lại t́m đến vùng Đông Âu cũ nay thuộc EU.
Ở Việt Nam, ai có thu nhập cao hơn mức trung b́nh 1300 USD một năm đó th́ cũng nên thận trọng v́ điều đó có nghĩa là c̣n một số rất đông sống dưới mức đó.
Mất cân bằng thu nhập và thiếu cơ hội vươn lên trong một bộ phận dân cư đông đảo đang là quả bom nổ chậm cả về an ninh lẫn kinh tế.
Thứ ba là về chính cơ chế kinh tế và tốc độ hội nhập.
Cải cách, ‘cải nhiều mà vẫn cách đó’, ở Việt Nam đă ngày càng lộ ra tính nửa vời v́ không tôn trọng các nguyên tắc b́nh đẳng của thị trường.
Vốn liếng của quốc gia thường bị dồn vào cho các tập đoàn nhà nước làm ăn yếu kém, lăng phí.
Khối tư nhân đóng thuế cao, tạo nhiều công ăn việc làm hơn th́ bị kỳ thị, bóp nặn.
Tư duy chính trị độc tôn ‘Đảng và Nhà nước trên hết’ v́ không bị kiềm chế nên các quán tính xấu của nó như dùng quyền lực can thiệp vào kinh tế không hề giảm đi mà c̣n ngày càng mạnh lên.
Các sự kiện như gia nhập WTO được báo chí nhà nước ở Việt Nam đề cao như một thành tích về tiến bộ của cải cách.
Đa số các nước Đông Âu cũng đă vào WTO và c̣n vào sớm hơn Việt Nam.
Ví dụ như Romania vào năm 1995 khi Việt Nam mới bắt đầu đàm phán để gia nhập chính thức năm 2007.
Nghèo như Albania và vừa thoát khỏi nội chiến như Croatia cũng đă vào WTO từ năm 2000.
Các nước gốc Đông Âu cộng sản như Romania vẫn có thu nhập cao hơn Việt Nam
Điều này cho thấy sức ́ của cải tổ cơ chế chính trị nói chung đă khiến Việt Nam chậm chân hơn nhiều so với các nước Đông Âu trong việc hội nhập kinh tế thế giới, bất kể tuyên truyền nói ǵ.
Điều cần nói nữa là di sản rất đặc thù, khủng khiếp hơn ta vẫn tưởng của mô h́nh Liên Xô.
Một khi đă dính vào mô h́nh này, quốc gia nào cũng sẽ phải trả giá, trả giá rất cao, rất lâu dài.
Nhiều lần quay lại các bang thuộc Đông Đức cũ cho tôi cảm nhận rất rơ rệt về điều này.
Cùng một dân tộc thuộc hàng văn minh nhất của nhân loại, người Đông Đức chỉ phải chịu đựng mô h́nh Liên Xô trong 40 năm mà ngày nay các bang phía Đông vẫn chưa thực sự hồi sinh.
Đến thăm một số bạn Việt Nam ở Chemnitz, thành phố từng mang tên Karl Marx, tôi thấy chỉ có mấy hộ gia đ́nh ở cả một toà nhà nhiều tầng, phần c̣n lại bỏ hoang.
Lư do là người dân Đức cứ c̣n sức, c̣n tuổi trẻ là bỏ đi sang phía Tây, để lại những khu phố gió lùa vắng lặng, công viên lá vàng đẹp rực rỡ nhưng thiếu bóng người.
Về đêm, Đông Berlin vẫn ít ánh đèn, tối hơn hẳn Tây Berlin sau 25 năm thống nhất.
Bạo lực chuyên chính do mô h́nh Liên Xô tích tụ, ép xuống, dồn nén vào dân đă gây ra các xung lực đa chiều phá tung các tế bào xă hội, bẻ cong nhiều chuẩn mực, làm biến dạng nhân cách
Việt Nam từng tự hào là tránh được nội chiến, xung đột sắc tộc như ở Nam Tư một thời.
Nhưng bạo lực chuyên chính do mô h́nh Liên Xô tích tụ, ép xuống, dồn nén vào dân đă gây ra các xung lực đa chiều phá tung các tế bào xă hội, bẻ cong nhiều chuẩn mực, làm biến dạng nhân cách.
Y tế và giáo dục tiếp tục trên đà xuống dốc, giao thông th́ kinh khủng hơn và hệ thống công quyền tham nhũng, tư pháp hà khắc chính là ‘món quà từ mối t́nh Liên Xô’ c̣n gây di hại.
Việt Nam ngày hôm nay đă khác nhiều.
Hiển nhiên, Việt Nam hôm nay không phải là những ngày tháng u ám của thập niên trước Đổi Mới.
Xă hội và con người đă tiến bộ lên rất nhiều, tự do cũng tăng và tư duy từ quan chức đến người dân đều cởi mở hơn trước vượt bậc.
Điều này một phần nhờ làn sóng giao lưu con người, thông tin tăng cao trên toàn thế giới, nhờ sự hỗ trợ tài chính, khuyến khích kiên tŕ không ngừng nghỉ của các cường nước có trách nhiệm toàn cầu.
Nhưng cũng phải ghi nhận đóng góp của nhiều vị lănh đạo, các nhà hoạch định kinh tế, giới ngoại giao, doanh nghiệp, văn nghệ sỹ, giới vận động dân chủ, nhân quyền và người dân nói chung cho sự biến đổi dần nhận thức, thúc đẩy các xu hướng mới.
Việt Nam cũng nhanh chóng nối lại quan hệ thân thiện với toàn bộ các nước Đông Âu cũ và tỏ quyết tâm làm bạn, làm đối tác chiến lược với Đức, Anh, Pháp trong EU.
Xă hội Việt Nam cần xây dựng chung một tương lai dựa trên những điều tiến bộ chính ḿnh đạt được.
Tuy thế, trong nhận thức mới này vẫn cần một đánh giá công minh về thành quả của Đông Âu và ḷng dũng cảm để nói rằng lựa chọn của Việt Nam 25 năm qua c̣n nhiều thiếu hụt.
Ngày nay người Việt lại tiếp tục trở lại Đông Âu làm ăn
Bài học cho Việt Nam v́ thế là bài học của các nước nhỏ vùng Đông Âu đă thành công trong cả cải cách chính trị và kinh tế, không chạy theo đại cường hạt nhân như Trung Quốc và Nga vốn luôn có tính toán của họ.
Vào những đêm sôi động đập tường Berlin 25 năm về trước, nhiều bạn tôi đă ‘chui nách’ các công dân Đức to cao để sang xem phía Tây có ǵ lạ.
Ngày nay, hàng triệu người Việt, từ quan chức đến người dân đă đi nước ngoài, đă biết rơ những điều hay dở của thế giới ngày nay.
Để bước hẳn sang miền văn minh, tiến bộ, cần dỡ bỏ nốt những bức tường lo sợ trong tư duy và nghiệm lại bài học của các nước Đông Âu một thời là đồng minh đồng chí.
Bài đă đăng trên trang Facebook của BBC Tiếng Việt và của tác giả.