Go Back   VietBF > Funny Boxes > Bad News | Tin Xấu

 
 
Thread Tools
Old 10-13-2013   #1
Hanna
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
Hanna's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 108
Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Default Bản quyền cây giống Việt được chuyển nhượng chục tỷ đồng

Những thương vụ chuyển nhượng bản quyền giống cây trồng với giá tiền tỷ giờ không c̣n là chuyện hiếm. Nhiều nhà khoa học cho rằng, đây là tín hiệu vui, mở ra viễn cảnh tươi sáng về những sản phẩm nông sản chất lượng cao, độc quyền đúng nghĩa của nông sản Việt trong tương lai.
Kênh đầu tư siêu lợi nhuận!

Thời gian gần đây, nhiều cuộc chuyển giao bản quyền giống có giá trị lên đến con số vài tỷ đồng đang thu hút sự chú ư của cộng đồng khoa học. Xu hướng này được dự báo sẽ tăng lên trong thời gian tới. Nhiều người cho rằng, đây là một tín hiệu mừng và trong tương lai xu hướng này ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam. Danh sách chuyển nhượng bản quyền giống tiền tỷ đang dài thêm theo thời gian. Chỉ trong ṿng vài năm trở lại đây, những thương vụ có giá vài trăm triệu lên đến vài tỷ đồng thậm chí triệu đô chuyển giao bản quyền giống giữa các trung tâm nghiên cứu giống cây trồng vật nuôi với các doanh nghiệp được kư kết. Trong các thương vụ đ́nh đám, phải kể đến việc anh Đoàn Văn Sáu, chủ doanh nghiệp Cường Tân ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, chi 10 tỷ đồng để mua bản quyền giống lúa lai nội TH3 - 3. Rồi mới đây, công ty cổ phần Nông nghiệp Kỹ thuật cao Hải Pḥng đă mua bản quyền giống lúa HYT100 của viện Cây lương thực - cây thực phẩm (FCRI) với giá 3 tỷ đồng. Tiếp đó là thương vụ công ty TNHH Thanh long Hoàng Hậu (B́nh Thuận) mua bản quyền giống thanh long ruột tím LĐ 5 của viện Cây ăn quả miền Nam với giá 2 tỷ đồng... Tổng giá trị thương mại về chuyển giao bản quyền các giống hiện nay đă đạt con số 39,78 tỷ đồng (gần 2 triệu USD).

Nhận định về xu hướng này, nhiều nhà khoa học cho rằng đây là tín hiệu rất vui đối với ngành khoa học nông nghiệp Việt Nam. Mặc dù, tổng giá trị chuyển nhượng bản quyền giống của nước ta so với các nước trên thế giới c̣n khiêm tốn, nhưng nó đánh dấu một bước chuyển trong tôn trọng quyền tác giả các công tŕnh khoa học - một việc chưa từng diễn ra trước đây ở nước ta. Những thương vụ này được cho là màn khởi đầu cho một thị trường bản quyền giống sôi động sắp tới.

Cũng theo t́m hiểu của PV, những thương vụ chuyển nhượng giống cây trồng có giá hàng tỷ đồng đă mang lại lợi nhuận rất cao cho các đơn vị đứng ra mua bản quyền giống. Đơn cử, Tổng công ty giống cây trồng Thái B́nh, vốn bỏ ra chỉ chưa đến 1 tỷ để sở hữu giống lúa BC15 nhưng sau thời gian kinh doanh, phân phối giống đă đem lại khoản lợi lên tới hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Ngay trong thương vụ 10 tỷ đồng mà ông Đoàn Văn Sáu, chủ doanh nghiệp Cường Tân, đơn vị đă mua giống lúa với giá TH3 - 3, ông Sáu đă liên kết với nông dân sản xuất lúa giống trên diện tích trên 300 ha, mỗi năm cho 1.000 tấn hạt lai F1 TH3-3, bán với giá 60.000 đồng/kg, chỉ bằng 2/3 so với giá giống lúa lai 2 ḍng nhập từ Trung Quốc. Chỉ sau một vụ ông đă thu lợi nhuận 30 tỷ đồng.

Trước hiệu quả kinh tế cao trong việc mua bản quyền giống, báo hiệu thời gian sắp tới các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này sẵn sàng bỏ một lượng tiền lớn để được độc quyền sản xuất và phân phối các giống cây trồng chất lượng do các nhà khoa học Việt Nam lai tạo. Trao đổi với PV, PGS.TS Lê Huy Hàm - viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp chia sẻ rằng, nhiều thương vụ chuyển giao bản quyền giống đang là một tín hiệu vui đối với những nhà khoa học trên lĩnh vực nông nghiệp.

Theo vị chuyên gia này, trước đây, khi bản quyền tác giả về giống cây trồng không được bảo vệ. Những người trực tiếp nghiên cứu, lai tạo giống không được hưởng lợi từ thành quả lao động của ḿnh. Các công tŕnh nghiên cứu khoa học tạo ra các giống mới của các nhà khoa học hầu như ai sử dụng cũng được. Điều này dẫn tới hệ lụy, "cha chung không ai khóc". Người nghiên cứu thiếu động lực, trong khi các giống cây khi được nghiên cứu xong th́ đưa vào áp dụng mà không chú trọng đến việc bảo vệ và phát triển giống mới này. Hệ lụy tất yếu là ṿng đời của những giống mới này rất ngắn, gây lăng phí chất xám và hạn chế phát huy hiệu quả kinh tế của các giống mới. "Bản quyền về giống không được bảo vệ, các nhà khoa học không được hưởng lợi từ thành quả nghiên cứu khoa học của ḿnh. Trong khi đó, các công ty sản xuất giống đă sử dụng miễn phí những thành tựu này của các nhà khoa học để thu lợi. Đây là một sự bất công đối với các nhà khoa học" - vị chuyên gia này nhấn mạnh.

Nhiều người cho rằng, nhiều thương vụ chuyển giao bản quyền giống giá tiền tỷ là tín hiệu đáng mừng cho ngành nông nghiệp Việt Nam. Trong tương lai, những thương vụ chuyển giao bản quyền giống sẽ nhiều hơn và nhiều kỷ lục mới sẽ được xác lập. Kích cầu khoa học

Phân tích về tác động tích cực của những thương vụ chuyển giao bản quyền giống xảy ra trong thời gian qua, PGS.TS Lê Huy Hàm cho rằng, điều này sẽ thúc đẩy công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp ở nước ta. Theo PGS.TS Lê Duy Hàm, đây là lĩnh vực đang mang đến lợi nhuận cao, các nhà khoa học được hưởng lợi lớn từ các công tŕnh nghiên cứu của ḿnh th́ họ sẽ có động lực lớn hơn trong nghiên cứu. Cùng với đó, nhiều doanh nghiệp tư nhân nhận thấy được lợi ích kinh tế mang lại nên họ sẽ đầu tư trực tiếp vào công tác nghiên cứu.

Ở các nước phương Tây như Anh, Pháp, Đức và nước Mỹ, tỉ trọng vốn đầu tư cho hoạt động nghiên cứu trên lĩnh vực nông nghiệp Nhà nước chiếm từ 40% đến 60%. Điều đó có nghĩa là tư nhân đóng vai tṛ rất lớn trong đầu tư và nghiên cứu khoa học trong việc lai tạo giống mới. Trong khi đó ở nước ta, vồn đầu tư vào lĩnh vực này của Nhà nước gần như 100%. Điều này cho thấy, công tác xă hội hoá trong lĩnh vực này nước ta rất kém.

Từ những vụ chuyển nhượng bản quyền giống có giá trị cao và hiệu quả kinh tế mang lại cho các doanh nghiệp được sở hữu bản quyền giống mới đang mở ra kỳ vọng trong tương lai, nhiều doanh nghiệp sẽ trực tiếp đầu tư nghiên cứu, thậm chí họ sẽ kết hợp giữa nghiên cứu và cung ứng giống mới. "Đây là mô h́nh rất thành công ở các nước phát triển, ở nước ta hiện nay chưa phát triển mô h́nh này. Nhưng trước tiềm năng có thể thu lợi siêu khủng, tôi cho rằng, đây là một xu thế phát triển mới của khoa học nông nghiệp ở Việt Nam trong tương lai", PGS.TS Hàm nhận định.

Ngoài mặt tích cực đến từ công tác nghiên cứu khoa học, PGS.TS Lê Huy Hàm cũng cho rằng, khi bản quyền của tác giả được bảo vệ, bắt buộc các công ty sản xuất giống phải tiến hành mua bản quyền của tác giả. Họ bỏ một lượng tiền lớn, họ có trách nhiệm duy tŕ và bảo vệ giống mới. Điều này có nghĩa ṿng đời của các giống mới được kéo dài, tức là giá trị của các công tŕnh nghiên cứu được kéo dài trên thực tế. Không những vậy, bản thân người nông dân sẽ hưởng được lợi từ các giống có năng suất và chất lượng cao.

Tương lai hứa hẹn

Trong cuộc trao đổi với PV, viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp cho rằng, đây chỉ là bước khởi đầu đầy hứa hẹn cho sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam. Trong tương lai, khi công tác nghiên cứu lai tạo giống được đầu tư mạnh, sẽ có nhiều giống mới mang lại giá trị kinh tế cao. Điều này có nghĩa là nông sản Việt Nam sẽ có những sản phẩm độc quyền mang thương hiệu Việt. Tuy nhiên, điểm hạn chế nhất của chúng ta lúc này những nhà thu mua xuất khẩu nông sản gần như đứng ngoài cuộc. "Họ rất thụ động, chỉ mua những ǵ mà người nông dân bán và bán lại. Ư thức xây dựng thương hiệu và bảo vệ thương hiệu nông sản Việt Nam của họ rất thấp.

Do đó, cần thiết phải có sự kết hợp giữa nhà nghiên cứu khoa học, công ty phân phối giống, nông dân và nhà xuất khẩu. Chỉ khi nào, kết nối bền vững th́ lúc đó nông sản Việt Nam mới mang đến giá trị kinh tế cao và lợi nhuận cho người nông dân" - ư kiến đóng góp của PGS.TS Lê Huy Hàm.
vnn
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	ban%20quyen%20giong%201.JPG
Views:	249
Size:	96.0 KB
ID:	525258  
Hanna_is_offline  
Old 10-13-2013   #2
sac_nguyensinh
R6 Đệ Nhất Cao Thủ
 
sac_nguyensinh's Avatar
 
Join Date: Jan 2011
Posts: 3,447
Thanks: 0
Thanked 38 Times in 35 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 17
sac_nguyensinh Reputation Uy Tín Level 1
Default

Nổ cho cố lúa giống Việt Nam , khắp Âu Châu chả thấy hạt gạo nào sản xuất tại Việt Nam ... không tin hỏi mấy thằng du học sinh , vịt kiều Âu Châu coi...

Chắc là chỉ sản xuất cho Châu Phi thôi...
sac_nguyensinh_is_offline  
 
User Tag List


Facebook Comments


Phim Bộ Sốt Nhất 1 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 2 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 3 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 6 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 1 Năm qua
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.