Trong buổi lọc máu định kỳ tại Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội), đôi mắt anh Đông nh́n xa xăm vào khoảng không vô định. Anh chia sẻ đầy tiếc nuối về những sai lầm khi bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo của cơ thể, để giờ đây, cuộc sống của anh phải gắn liền với máy chạy thận và bệnh viện.
“Trước đây sức khỏe tôi rất tốt. Ở khu tôi sống, ai cũng 'xin vía' tôi v́ chẳng bao giờ thấy tôi ốm. Tôi làm việc ngày đêm mà vẫn khỏe mạnh. Tôi từng tự hào về điều đó”, anh Đông kể.
Tuy nhiên, vào đầu năm 2025, khi đang làm việc, anh bất ngờ choáng váng và ngất xỉu. Anh được mọi người đưa đi cấp cứu. Sau đó, khi tỉnh dậy, anh bàng hoàng được bác sĩ thông báo anh vừa thoát khỏi một cơn đột quỵ. Bác sĩ đă kịp thời tái thông mạch máu cho anh. Nhưng chưa kịp vui v́ đă được cứu sống, anh Đông nhận thêm một “cú sốc": anh bị suy thận giai đoạn cuối, thận đă mất hoàn toàn chức năng lọc máu.
“Bác sĩ nói tôi đă bị suy thận giai đoạn cuối. Muốn sống, tôi phải chạy thận nhân tạo 3 lần/tuần trong suốt phần đời c̣n lại”, anh Đông chia sẻ.
Tự nhận là người có sức khỏe tốt, anh Đông không biết v́ sao căn bệnh suy thận mạn lại đến với ḿnh. Sau khi bác sĩ khai thác tiền sử bệnh, anh Đông mới vỡ lẽ hóa ra thói quen ăn mặn của ḿnh chính là "thủ phạm" khiến anh bị tăng huyết áp, từ đó bị suy thận và đột quỵ.
“Tôi làm nghề lao động tay chân nên rất thích ăn mặn. Dưa muối, cà muối, tôi c̣n chấm thêm mắm cho đậm đà. Chính thói quen đó gây tăng huyết áp, dẫn đến đột quỵ và hủy hoại thận của tôi”, anh nói.
Người Việt ăn mặn gấp đôi khuyến cáo của WHO
Theo Cục Y tế Dự pḥng (Bộ Y tế), kết quả điều tra toàn quốc năm 2015 cho thấy: người Việt tiêu thụ trung b́nh 9,4g muối/ngày – gần gấp đôi khuyến cáo không quá 5g/ngày của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Hậu quả là cứ 5 người trưởng thành th́ có 1 người bị tăng huyết áp. Tại Việt Nam, 1 trong 3 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh tim mạch, chủ yếu là tai biến mạch máu năo.
Điều tra c̣n chỉ ra 89,2% người nội trợ thường xuyên cho muối, mắm, gia vị mặn vào thực phẩm khi nấu ăn; 70% người dân có thói quen chấm thêm gia vị mặn trong bữa ăn; 19,5% thường xuyên ăn thực phẩm chế biến chứa sẵn nhiều muối như dưa cà muối, ḿ ăn liền, bim bim, lạc rang muối, hạt điều mặn, thịt muối, xúc xích, gị, chả…
Dù ăn rất mặn nhưng chỉ 16% người được hỏi cho rằng bản thân ăn mặn.
Ăn thừa muối là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây tăng huyết áp, tai biến mạch máu năo, nhồi máu cơ tim, ung thư dạ dày, suy thận, loăng xương, và nhiều rối loạn sức khỏe khác.
Đặc biệt, ăn mặn gây gánh nặng lớn lên thận, là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy thận mạn – một t́nh trạng chức năng thận không thể hồi phục, phải lọc máu suốt đời như trường hợp của anh Đông.
Để giảm mặn trong bữa ăn, các chuyên gia khuyến cáo:
- Cho bớt muối khi nấu: giảm lượng muối, nước mắm, gia vị mặn.
- Chấm nhẹ tay: hạn chế đặt nước chấm, gia vị mặn trên bàn ăn.
- Giảm đồ mặn sẵn: hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn có nhiều muối.
Giảm muối không chỉ giúp pḥng ngừa đột quỵ và suy thận mà c̣n bảo vệ tim mạch, kéo dài tuổi thọ và chất lượng sống.
*Tên nhân vật đă được thay đổi.
VietBF@ Sưu tập
|
|