Tên lửa siêu thanh Fattah-1 của Iran bất ngờ được chú ư về khả năng thay đổi cục diện chiến trường, làm khó các hệ thống pḥng thủ vốn được đánh giá là hiện đại nhất thế giới.
Riêng ngày 18/6, Iran đă phóng hơn 400 tên lửa, trong đó có cả tên lửa được cho là siêu thanh Haj Qassem và Fattah-1, cùng hàng trăm UAV cảm tử hướng về các thành phố lớn của Israel.
Trong số này, sự xuất hiện của Fattah-1 được đánh giá là có thể thay đổi cục diện. Không chỉ là một biểu tượng sức mạnh quân sự của Iran, loại vũ khí này c̣n là một thách thức nghiêm trọng đối với các hệ thống pḥng thủ tên lửa tiên tiến của Israel, vốn từng được coi là bất khả xâm phạm.
Thay đổi quỹ đạo trong quá tŕnh bay
Fattah-1, được công bố vào năm 2023, là tên lửa siêu vượt âm đầu tiên của Iran và được đặt tên bởi lănh tụ tối cao của nước này vào thời điểm đó là Ayatollah Ali Khamenei.
Fattah-1 dài 12 m và có tầm bắn lên đến 1.400 m, chạy bằng nhiên liệu rắn sử dụng hệ thống đẩy một tầng và có thể mang theo 200 kg thuốc nổ.
Loại tên lửa tầm trung này được trang bị đầu đạn lướt siêu thanh (HGV) với thiết kế để tránh pḥng thủ của đối phương và có thể di chuyển với tốc độ lên tới 17.900 km/h.
Theo các nguồn tin từ Iran, Fattah-1 có khả năng di chuyển với tốc độ Mach 5 — tức gấp 5 lần tốc độ âm thanh. Đặc biệt hơn, nhà nghiên cứu Fabian Hinz tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế mô tả Fattah-1 là đầu đạn được đặt trên "phương tiện tái nhập có thể điều khiển", cho phép tên lửa này thay đổi hướng trong thời gian ngắn khi hạ xuống để tránh bị đánh chặn.

IRGC công bố tên lửa siêu vượt âm Fattah năm 2023. Ảnh: USA Today.
Những đặc điểm này được thiết kế để giúp tên lửa né tránh sự đánh chặn của các hệ thống pḥng thủ như Iron Dome và Arrow của Israel. Các quan chức Iran đă gọi tên lửa này là "kẻ tấn công Israel", và một biểu ngữ được trưng bày tại buổi ra mắt ở Tehran có ḍng chữ "400 giây đến Tel Aviv" bằng tiếng Do Thái như một cách để thị uy sức mạnh.
Ngoài ra, vũ khí siêu thanh nổi tiếng là khó phát hiện và đánh chặn. Không giống như tên lửa đạn đạo truyền thống, vốn tuân theo các quỹ đạo có thể dự đoán được, các phương tiện lướt siêu thanh có thể đổi hướng giữa chừng, khiến các hệ thống pḥng thủ chỉ có thời gian phản ứng rất hạn chế.
Những tác động rộng lớn hơn của việc sử dụng Fattah-1 là rất đáng kể. Nếu Fattah-1 chứng minh độ tin cậy trong hoạt động, nó có thể buộc Israel phải đánh giá lại hiệu quả của lá chắn tên lửa của ḿnh.
"Đây không chỉ là tên lửa nhanh, mà là một phương tiện có khả năng cơ động, giúp nó tránh được đánh chặn hiệu quả hơn nhiều so với tên lửa đạn đạo thông thường”, Hinz nhận xét.
Căng thẳng leo thang và bài toán tiêu hao hỏa lực
Việc Iran sử dụng Fattah-1 trong xung đột với Israel đánh dấu bước leo thang nghiêm trọng. Không chỉ là biểu tượng cho sự phát triển công nghệ quân sự của Tehran, Fattah-1 c̣n gửi một thông điệp răn đe mạnh mẽ tới cả Mỹ và các đồng minh trong khu vực
Nếu khả năng xuyên thủng hệ thống pḥng thủ của nó được xác thực, điều này có thể làm thay đổi chiến lược bố trí pḥng thủ của Israel và buộc Mỹ phải điều chỉnh việc triển khai hệ thống THAAD hoặc Aegis Ashore trong khu vực.
Về phía Israel, giới chức nước này khẳng định các hệ thống pḥng thủ đă ngăn chặn thành công phần lớn đ̣n tấn công, nhưng không phủ nhận có những tên lửa đă vượt qua được lưới chắn.
Cho đến hiện tại, Israel đang triển khai 5 hệ thống đánh chặn tên lửa bao gồm Iron Dome (Ṿm Sắt), David’s Sling (Ná bắn đá của David), Arrow (Mũi tên), THAAD và Iron Beam (Tia Sắt).
Các hệ thống trị giá hàng tỷ USD này đă không ít lần được triển khai và chứng minh năng lực kể từ sau cuộc tấn công của Hamas vào nước này hồi tháng 10/2023.
Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất là 5 hệ thống này đều tốn kém và khó sản xuất. Theo báo cáo của Al-Rai Daily, một tên lửa đánh chặn Iron Dome có giá khoảng 50.000 USD, trong khi tên lửa của David’s Sling và Arrow 3 có giá từ 1-4 triệu USD.
Mỹ ước tính Iran sở hữu khoảng 3.000 tên lửa đạn đạo. Tuy nhiên, con số này được tính toán từ 2,5 năm trước và số lượng có thể đă tăng lên. Tehran sẽ muốn giữ lại phần lớn kho tên lửa này để pḥng trường hợp xung đột với Israel leo thang.
Việc phóng nhiều tên lửa đạn đạo trong vài phút cũng có thể là nỗ lực áp đảo hoặc làm kiệt quệ hệ thống pḥng thủ của Israel. Các tên lửa đánh chặn rất tinh vi, đắt tiền và có nguồn dự trữ không ổn định.
Ngược lại, các tên lửa của Iran như Fateh-110 và Zolfaghar chỉ có giá từ 110.000-150.000 USD. Sự chênh lệch về chi phí này rơ ràng đang có lợi cho Iran. Một đợt tấn công của Iran có thể tốn chưa đầy 1 triệu USD, trong khi Israel có thể phải chi gấp 5-10 lần số tiền đó để pḥng thủ.
Cụ thể hơn, vào tháng 4, cựu cố vấn tài chính cho tổng tham mưu trưởng IDF cho biết một tên lửa Arrow thường có giá 3,5 triệu USD và các tên lửa đánh chặn của hệ thống David’s Sling có giá 1 triệu USD.
Việc loại bỏ 100 tên lửa này, hoặc nhiều hơn, sẽ buộc Israel tiêu tốn hàng trăm triệu USD, trong khi các tên lửa của Iran có giá ít nhất 100.000 USD.
Trong một cuộc chiến tiêu hao kéo dài, Tehran hoàn toàn có thể duy tŕ áp lực, trong khi Tel Aviv dần cạn kiệt kho dự trữ pḥng thủ đắt tiền của ḿnh.
“Đây là cuộc chiến tiêu hao và vấn đề đặt ra là Iran c̣n bao nhiêu tên lửa, c̣n Israel c̣n bao nhiêu tên lửa đánh chặn để pḥng thủ”, ông Alex Gatopoulos, biên tập viên quân sự của Al Jazeera giải thích.
VietBF@ sưu tập