Hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay ở Canada được đánh dấu với việc Tổng thống Trump rời đi sớm và G7 không thể thông qua tuyên bố về xung đột tại Ukraine v́ sự phản đối từ phía Mỹ.Trong hai ngày 16 và 17-6, hội nghị thượng đỉnh của Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đă diễn ra tại hạt Kananaskis (tỉnh Alberta, Canada) với một trong các vấn đề tâm điểm là tương lai của chiến sự Nga-Ukraine, theo tờ Kyiv Independent.
Canada – quốc gia giữ chức Chủ tịch G7 năm 2025 – đă mời Tổng thống Ukraine - ông Volodymyr Zelensky tới dự hội nghị. Đây là năm thứ 4 liên tiếp nhà lănh đạo Ukraine có mặt tại sự kiện quan trọng nhất trong năm của G7.
Loạt trừng phạt mới áp lên Nga và những tuyên bố ủng hộ Ukraine
Nh́n chung, hội nghị thượng đỉnh G7 tại Canada vẫn cho thấy sự ủng hộ của đa số các quốc gia phương Tây đối với Kiev trong cuộc chiến kéo dài với Nga.Thủ tướng Canada - ông Mark Carney đă cam kết cung cấp gói viện trợ mới trị giá 2 tỉ CAD (tương đương 1,5 tỉ USD) để Kiev mua máy bay không người lái và các khí tài quân sự khác, khoản vay 2,3 tỉ CAD (1,65 tỉ USD) để hỗ trợ tái thiết cơ sở hạ tầng của Ukraine.
Canada ngày 17-6 cũng công bố gói trừng phạt mới nhắm vào 77 cá nhân và 39 thực thể Nga, gồm một số mục tiêu bị cáo buộc liên quan tới “hạm đội bóng tối” giúp Nga lách trừng phạt để xuất khẩu dầu.
Cùng ngày, Anh cũng công bố gói trừng phạt mới như một phần trong nỗ lực chung của G7 nhằm gia tăng sức ép lên Nga. London phong toả tài sản và cấm giao dịch với 4 cá nhân, 6 thực thể và 20 tàu bị cho liên quan hoạt động hàng hải, năng lượng của Moscow và nhập khẩu linh kiện điện tử vào Nga.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) và các đồng minh đă sẵn sàng thắt chặt lệnh trừng phạt chống lại Nga, “quyết tâm tăng cường sức ép buộc Nga chấp nhận ngừng bắn ngay lập tức và vô điều kiện”.
Chủ tịch Uỷ ban châu Âu - bà Ursula von der Leyen và Chủ tịch Hội đồng châu Âu - ông Antonio Costa cũng ủng hộ áp đặt các lệnh trừng phạt nghiêm khắc hơn lên Nga.
Chưa đầy một tuần trước hội nghị thượng đỉnh G7, EU đă thông qua gói trừng phạt thứ 18 lên Nga. EU cho rằng gia tăng sức ép bằng các lệnh trừng phạt là “ngôn ngữ duy nhất mà Nga hiểu” nhắm hướng tới mục tiêu của châu Âu về hoà b́nh cho Ukraine.
Ở gói trừng phạt thứ 18 này, EU lần đầu tiên cấm toàn bộ giao dịch liên quan tới hệ thống đường ống dẫn khí Nord Stream 1 và Nord Stream 2; hạ giá trần đối với dầu Nga từ 60 USD xuống c̣n 45 USD mỗi thùng; cấm toàn bộ giao dịch với 22 ngân hàng Nga; mở rộng trừng phạt các bên thứ 3; và áp đặt một số lệnh cấm nhập khẩu hàng hoá Nga.
Ông Zelensky rời Canada sớm, G7 huỷ tuyên bố chung về vấn đề Ukraine
Ngày 17-6, Tổng thống Zelensky đă có mặt tại Canada. Tuy nhiên trước đó vài giờ, Tổng thống Mỹ Donald Trump đă bất ngờ trở về Washington trước dự tính v́ “những ǵ đang diễn ra ở Trung Đông”. Việc ông Trump cắt ngắn chuyến công tác tại Canada là một phần khiến ông Zelensky rời Canada sớm hơn dự kiến và trở về Ukraine ngay trong ngày 17-6.
Các nhà lănh đạo G7 vẫn tiếp tục thảo luận các vấn đề của khối mà không có sự tham gia trực tiếp của ông Trump.
Trước đó, phía Kiev đă lên kế hoạch trao đổi riêng với Tổng thống Trump bên lề hội nghị thượng đỉnh G7 về các lệnh trừng phạt chống lại Nga, các cuộc đàm phán ḥa b́nh, việc mua vũ khí và hợp tác kinh tế Mỹ-Ukraine.Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh G7, ông Zelensky nói: “Chúng tôi [tức chính quyền Ukraine] cần nhiều hơn từ các đồng minh của ḿnh. Chúng tôi sẵn sàng đàm phán ḥa b́nh. Nhưng để làm được điều này, chúng tôi cần áp lực”.
Ông Zelensky nói với báo giới rằng ông đă truyền đạt thông điệp tới các nhà lănh đạo G7 rằng “ngoại giao hiện đang trong t́nh trạng khủng hoảng” và rằng các đồng minh cần tiếp tục kêu gọi Tổng thống Trump sử dụng ảnh hưởng của ḿnh để buộc Nga chấm dứt chiến sự.
Trong ngày làm việc cuối cùng của hội nghị thượng đỉnh, G7 đă huỷ bỏ kế hoạch ra tuyên bố chung về chiến sự Nga-Ukraine. Theo dự thảo ban đầu, nước chủ nhà Canada và 5 đồng minh muốn lên án Moscow bằng những ngôn từ cứng rắn nhưng không được Mỹ ủng hộ.
Tổng thống Trump được cho là lo ngại một tuyên bố như vậy sẽ có thể làm suy yếu cơ hội đàm phán của Washington với Moscow. Sáu nhà lănh đạo G7 c̣n lại th́ cho rằng việc làm dịu nội dung chỉ trích Nga sẽ là không công bằng với Ukraine.
Chia sẻ từ Ukraine sau khi hội nghị thượng định G7 bế mạc, ông Zelensky cảm ơn các đồng minh phương Tây đă duy tŕ hỗ trợ Kiev, “không chỉ sẵn sàng hỗ trợ quốc pḥng ngay bây giờ mà c̣n cùng nhau tái thiết Ukraine sau khi chiến sự kết thúc”.
|