Bị kết tội sát hại bố, mẹ kế và 5 em nhỏ tại nhà, Robert Raymond Cook khẳng định vô tội tới khi bị treo cổ - vụ thảm án vẫn c̣n gây tranh căi đến ngày nay.
Robert Raymond Cook, 23 tuổi, nhận án tử sau khi bị kết tội giết bố là ông Raymond Cook, đồng thời bị t́nh nghi giết mẹ kế Daisy, đánh chết 5 đứa em cùng cha khác mẹ trong lúc họ đang ngủ, năm 1959.
Robert là nghi phạm chính trong cả 7 án mạng, dù chỉ bị xét xử v́ tội giết bố, do chính quyền nỗ lực đẩy nhanh phiên ṭa. Anh ta bào chữa cho ḿnh đến những ngày cuối đời, thậm chí c̣n viết một bài thơ tuyên bố vô tội.
Bất chấp mọi nỗ lực, Robert bị hành quyết vào ngày 15/11/1960, trở thành người cuối cùng bị treo cổ ở tỉnh bang Alberta.

Robert Raymond Cook khi bị bắt năm 1959. Ảnh: LASA
Vụ bắt giữ dẫn đến phát hiện kinh hoàng
Mẹ mất khi Robert 9 tuổi. Lần đầu tiên anh ta gặp rắc rối là vào năm lên 10 v́ ăn cắp xe hơi. Khi Robert 12 tuổi, người bố kết hôn với cô giáo tiểu học của anh ta, Daisy Mae Gaspar.
Robert lần đầu vào tù khi 14 tuổi. Từ lần đầu tiên bị giam giữ cho đến khi bị hành quyết, Robert chỉ có tổng cộng 243 ngày ở bên ngoài nhà tù do liên tục bị bắt v́ những tội nhỏ như trộm cắp.
Vài tháng trước vụ giết người, trong khi thụ án hai năm tù v́ tội đột nhập và trộm xe, Robert bị đánh vào đầu bằng một ống thép. Sau việc này, anh ta được ghi nhận là trở nên nóng tính hơn.
Ngày 27/6/1959, vài hôm sau khi được thả, Robert lại bị bắt khi cố bán ôtô của bố và bị buộc tội làm giả giấy tờ. Trong cốp xe, cảnh sát t́m thấy các giấy tờ gia đ́nh Cook, bao gồm giấy khai sinh của các thành viên, hợp đồng bảo hiểm, giấy chứng nhận kết hôn, phiếu thành tích học tập của các em Robert.
Robert c̣n mang theo một chiếc valy đựng bốn bộ đồ ngủ trẻ em, ga trải giường mới và một album có ảnh mẹ anh ta. Khi cảnh sát hỏi bố mẹ ở đâu, Robert liên tục thay đổi câu chuyện. Có lúc, anh ta nói được bố đưa cho 4.100 USD và gia đ́nh đă chuyển đến British Columbia. Tuy nhiên, người bạn thân nhất của ông Raymond nói không biết ǵ về kế hoạch này.
Cảnh sát quyết định t́m bố Robert để hỏi trực tiếp về việc con trai ông định bán xe. Nhưng khi đến nhà vào ngày 28/6, họ thấy máu khắp nơi. Raymond, 53 tuổi, vợ kế Daisy Mae, 37 tuổi và năm em cùng cha khác mẹ của Robert (tuổi từ 3 đến 9), được phát hiện đă chết trong hố sửa xe bên dưới gara của gia đ́nh.
Raymond và Daisy tử vong do súng ngắn bắn, trong khi năm đứa trẻ bị đánh chết bằng báng súng trường. Các nạn nhân mặc đồ ngủ, máu được t́m thấy trên giường của họ, khiến các điều tra viên tin rằng gia đ́nh Cook đă bị sát hại khi đang ngủ. Vụ thảm sát đă xảy ra ba ngày trước đó, vào 25/6/1959.
Một chiếc sơ mi trắng dính máu giấu dưới nệm và một khẩu súng ngắn được t́m thấy tại ngôi nhà. Chiếc áo sau đó được xác định là của Robert.

Ngôi nhà của gia đ́nh Cook - nơi phát hiện 7 thi thể. Ảnh: LASA
Robert lập tức bị coi là nghi phạm và bị buộc tội giết người. Anh ta được đưa đến Bệnh viện Ponoka để đánh giá tâm thần trong 30 ngày. Nhưng chỉ sau vài ngày, Robert trốn khỏi nơi giam giữ vào nửa đêm 11/7/1959, dẫn đến một trong những cuộc truy lùng lớn nhất lịch sử Alberta.
Nhà chức trách đă điều động 100 thành viên Cảnh sát Kỵ binh Hoàng gia Canada (RCMP), 50 binh lính từ lực lượng dân vệ địa phương, chó nghiệp vụ và máy bay để t́m kiếm Robert. Vụ đào tẩu được nhận xét đă gây ra "sự báo động và nỗi kinh hoàng lan rộng trong cộng đồng cư dân khu vực".
Robert bị bắt lại sau vài ngày trốn chạy đầy kịch tính với hai cuộc rượt đuổi bằng ôtô và gây xôn xao truyền thông cả nước.
Làm thơ trong pḥng giam tử tù
Robert khẳng định vô tội trong suốt phiên ṭa xét xử vào tháng 12/1959. Anh ta khai rằng đă đột nhập một tiệm giặt khô ở thành phố Edmonton để ăn trộm vào đêm gia đ́nh bị sát hại.
Tuy nhiên, Robert bị kết tội dựa trên các bằng chứng gián tiếp. Dù kháng cáo thành công ngay sau đó, anh ta bị kết tội lần thứ hai vào tháng 6/1960 và nhận án tử h́nh v́ tội giết bố. Robert chưa bao giờ bị kết án v́ sáu tội danh giết người khác trong cái chết của mẹ kế Daisy và năm đứa con nhỏ của bà.
Những đôi giày của các nạn nhân vụ thảm sát gia đ́nh Cook. Ảnh: LASA
Những đôi giày của các nạn nhân vụ thảm sát gia đ́nh Cook. Ảnh: LASA
Công tố viên John Wallace Anderson mô tả Robert "sắc sảo như cáo" và cực kỳ nhạy bén trong quá tŕnh thẩm vấn chéo. "Anh ta hỏi lại chúng tôi khi bị hỏi, để có thời gian tính toán câu trả lời. Tôi thấy ḿnh là thỏ chứ không phải chó săn. Tôi và cộng sự phải viết ra các câu hỏi cho Robert và ném vào một chiếc mũ để có thể rút ngẫu nhiên trong pḥng xử án, phá vỡ tính liên tục của các câu hỏi để anh ta không đoán trước được điều ǵ sẽ xảy ra tiếp theo".
Một ngày trước khi bị treo cổ, kẻ sát nhân bị kết án đă viết một bài thơ đổ lỗi cho một nghi phạm giấu tên, cầu xin khoan hồng gửi đến Tổng chưởng lư Canada và Thủ tướng John Diefenbaker.
"Tôi ngồi đây trong pḥng giam tử tù, tôi không biết tại sao. V́ bằng chứng đă chứng minh tôi vô tội, và đó không phải lời nói dối" - bài thơ mở đầu. Robert chỉ ra hung thủ thực sự đă cố t́nh giấu áo của anh ta dưới nệm, lau sạch mọi dấu vết tại hiện trường.
"Vậy tôi hỏi bạn có lạ không khi tôi nhận án tử. Trong khi kẻ giết gia đ́nh tôi vẫn nhởn nhơ", Robert lặp lại trong suốt bài thơ.
Sau khi bị từ chối ân xá, Robert bị treo cổ tại nhà tù Fort Saskatchewan vào nửa đêm 15/11/1960. Vụ hành quyết Robert là vụ treo cổ cuối cùng trong lịch sử Alberta.
Trong những thập kỷ sau đó, tội lỗi của Robert vẫn là chủ đề tranh luận giữa người dân địa phương. Bài viết năm 2019 của Ponoka News về vụ thảm sát này bao gồm quan điểm trái chiều của người dân về vụ án. Theo đó, nhiều người tin rằng Robert vô tội và tự hỏi liệu kẻ giết người "thực sự" có thoát tội bằng cách vu oan cho con trai cả của gia đ́nh Cook hay không.
"Anh ta có thể đă gây án nhưng vẫn c̣n nghi vấn. Đây không phải là trường hợp tôi chắc chắn anh ta vô tội, mà là tôi không chắc anh ta có tội", David MacNaughton, luật sư bào chữa của Robert, nói với Ponoka News nhiều thập kỷ sau vụ hành quyết
VietBF@ sưu tập