Quốc đảo 22 triệu dân vỡ nợ, điều khủng khiếp ǵ đă xảy ra? - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > Business News |Tin Kinh Tế


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Quốc đảo 22 triệu dân vỡ nợ, điều khủng khiếp ǵ đă xảy ra?
Sri Lanka, quốc đảo 22 triệu dân, cho biết họ đă đ́nh chỉ thanh toán nợ nước ngoài với lư do cần dự trữ nguồn ngoại hối, vốn đang cạn kiệt, để nhập khẩu thực phẩm và nhiên liệu.



Vỡ nợ

Lạm phát 2 con số và t́nh trạng khan hiếm mọi thứ đă thực sự đẩy cuộc sống của người dân tới bờ vực của khủng hoảng. Siêu thị trống trơn, nhiên liệu thiết yếu cũng chẳng có mà dùng khi nguồn ngoại tệ dành cho nhập khẩu đang ngày càng cạn kiệt.

Bộ Tài chính Sri Lanka nói rằng nước này cần tái cơ cấu toàn diện các khoản nợ ngoại tệ chưa thanh toán của ḿnh và tiếp cận Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để xin hỗ trợ tài chính khẩn cấp. Nước này đổ lỗi cho đại dịch Covid-19 và xung đột ở Ukraine đă làm tổn hại tới du lịch và đẩy giá hàng hóa lên cao đă khiến họ mất khả năng trả nợ.

Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế lại có một cái nh́n khác. Họ nhấn mạnh rắc rối bắt đầu từ trước đây rất lâu. Tuy nhiên, cũng không thể không kể đến bước ngoặt sau khi Tổng thống Gotabaya Rajapaksa đắc cử năm 2019. Cụ thể, Sri Lanka đă tích lũy rất nhiều nợ để chi tiêu cho cơ sở hạ tầng. Trong khi đó, chính phủ lại giảm thuế ngay cả khi ngân sách vô cùng eo hẹp….

Theo các số liệu thống kê, lạm phát ở Sri Lanka đă lên tới gần 20% và kéo dài trong nhiều tháng. Trong khi đó, dự trữ ngoại hối của nước này cũng giảm từ 7,5 tỷ USD khi ông Rajapaksa nhậm chức xuống c̣n khoảng 2 tỷ USD hiện nay. Số tiền này không đủ để nhập khẩu nhu yếu phẩm trong 2 tháng. Điều này đă buộc các siêu thị phải tái phân bổ hàng hóa để có thể "cầm cự" trong giai đoạn tồi tệ hiện nay….

Tất cả là tại Covid-19?

Câu trả lời là không. Đại dịch Covid-19 là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới suy thoái của Sri Lanka nhưng không phải là duy nhất. Đại dịch khiến một số doanh nghiệp làm du lịch phải đóng cửa, dẫn tới những khoản thất thu lớn. Tuy nhiên, đó vẫn chỉ là một phần của vấn đề.

Các chuyên gia cho rằng việc chính phủ chi tiêu cao và cắt giảm thuế làm tổn hại ngân sách quốc gia, điều làm phức tạp thêm những vấn đề vốn đă tồn tại từ trước. Bên cạnh đó, những sai lầm về mặt chính sách của Chính phủ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn với nền kinh tế Sri Lanka.

Cụ thể, hồi tháng 5/2021, Chính phủ Sri Lanka bất ngờ ban hành lệnh cấm toàn bộ phân bón hóa học và thuốc trừ sâu. Điều này buộc nông dân phải sử dụng sản phẩm hữu cơ mà hoàn toàn không cho họ thời gian chuẩn bị. Nó khiến ngành nông nghiệp điêu đứng bởi phương thức sản xuất hiện hữu đă quá phụ thuộc vào phân bón hóa học và thuốc trừ sâu.

Như một lẽ tất yếu, cỏ dại và côn trùng sinh sôi nảy nở trong khi hoa màu lụi tàn, kém năng suất. Hậu quả là Sri Lanka từ một nước tự cung tự cấp gạo biến thành nước nhập khẩu hơn 600 triệu USD gạo nước ngoài. Cùng với đó, sản lượng nhiều nông sản khác cũng giảm sút, trong đó có các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như chè, cao su.

Lệnh cấm này sau đó đă bị thu hồi nhưng hậu quả cần nhiều thời gian để sửa chữa. Trong khi đó, những thiệt hại là vô cùng to lớn, tác động tới cả xuất khẩu (chè) và nhập khẩu (lương thực) của Sri Lanka, quốc gia vốn đă cạn kiệt ngoại tệ.

Bên cạnh đó, Sri Lanka c̣n có những khoản nợ khổng lồ đối với Trung Quốc và các quốc gia khác. Quốc gia này nợ Bắc Kinh hơn 5 tỷ USD trong năm 2021 và đă vay thêm 1 tỷ USD vào năm nay để giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính của ḿnh. Ngoài vay Trung Quốc và các quốc gia khác, Sri Lanka cũng nợ tiền của tư nhân.

Các chủ nợ lớn nhất của nước này là Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ. Nước này từng khẳng định sẽ đáp ứng các cam kết đồng thời đàm phán lại các khoản nợ với Bắc Kinh. Với Iran, họ muốn trả nợ mua dầu mỏ bằng trà…. Tuy nhiên, chúng đă không thể phát huy hiệu quả, dẫn tới việc quốc đảo này tuyên bố vỡ nợ.

Anushka Wijesinha, nhà kinh tế học tại Trung tâm Tương lai Thông minh, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại thủ đô Colombo, cho biết: "Việc tuyên bố vỡ nợ chỉ là sự công nhận cuối cùng, cho thấy Sri Lanka đă ở sát mép vực thế nào".

IMF cho biết họ đă nhận được yêu cầu hỗ trợ từ các nhà chức trách Sri Lanka và sẽ thảo luận với các nhà hoạch định chính sách cấp cao để có thể đưa ra quyết định cuối cùng.

Tính tới hết tháng 2, nợ nước ngoài chưa thanh toán của Sri Lanka là 36 tỷ USD. Phần lớn trong số đó là các trái phiếu chính phủ ở thị trường quốc tế (12,5 tỷ USD) với các chủ nợ là Ngân hàng Phát triển châu Á, Trung Quốc và Nhật Bản. Nước này có 7,5 tỷ USD nợ phải thanh toán trong năm nay.

T́nh trạng bết bát của Sri Lanka đă khiến người dân đổ xuống đường biểu t́nh, kêu gọi Tổng thống Gotabaya Rajapaksa từ chức. Các cuộc biểu t́nh nổ ra trong t́nh cảnh mất điện và thiếu hụt các mặt hàng cơ bản như nhiên liệu, khí đốt và thuốc men.

Trước áp lực từ người dân, Thủ tướng Mahinda Rajapaksa, em trai của Tổng thống, đă khẳng định rằng yêu cầu thay đổi chính trị là "thứ yếu so với trách nhiệm tập thể và sự cấp bách phải ngăn chặn cuộc khủng hoảng này".

"Cứ mỗi giây các bạn biểu t́nh trên đường, đất nước chúng ta sẽ mất cơ hội nhận được những đồng USD tiềm năng", ông Mahinda Rajapaksa nói trong một bài phát biểu tối 11/4 theo giờ địa phương, đề cập tới tác động tiêu cực của biểu t́nh với du lịch.

VietBF @ Sưu tầm

therealrtz
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Release: 04-13-2022
Reputation: 33506


Profile:
Join Date: Nov 2014
Posts: 79,373
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	Screen Shot 2022-04-13 at 12.11.09 PM.jpg
Views:	0
Size:	50.3 KB
ID:	2037818  
therealrtz_is_offline
Thanks: 22
Thanked 6,275 Times in 5,585 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 25 Post(s)
Rep Power: 90 therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7
therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 17:20.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.08340 seconds with 12 queries