Dưới thời Tần có một vị thừa tướng từng dốc ḷng pḥ tá Tần Thủy Hoàng chinh phạt 6 nước và vô cùng được trọng dụng, nhưng sau cùng lại đột ngột quay lưng phản bội nhà vua.
Triều đại nhà Tần tuy không phải triều đại phong kiến kéo dài nhất trong lịch sử nhưng lại là triều đại đặt nền móng và có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của Trung Quốc sau này. Dưới thời Tần Thủy Hoàng, đất nước được thống nhất, lănh thổ được mở rộng, một loạt những công tŕnh vĩ đại được xây dựng.
Để đạt được những thành tựu rực rỡ đó, ngoài sự sáng suốt, nh́n xa trông rộng của Tần Thủy Hoàng th́ c̣n phải kể tới công lao các vị công thần đă hết ḷng pḥ tá ông. Một trong số đó là thừa tướng Lư Tư, người đă đưa ra nhiều sách lược đúng đắn cho nhà vua. Tuy nhiên, cũng chính vị đại thần này đă phản bội Tần Thủy Hoàng, góp phần khiến cho triều đại nhà Tần diệt vong.
Tại sao vị thừa tướng được Tần Thủy Hoàng hết mực tin tưởng này lại có một phút hồ đồ để rồi gây ra tội lớn này?
VỊ QUAN NHỎ MANG HOÀI BĂO LỚN
Chân dung thừa tướng Lư Tư (Ảnh: Baidu)
Lư Tư (tiếng Trung: 李斯) sinh vào cuối thời Chiến Quốc tại Thượng Sái, nước Sở (nay thuộc địa phận tỉnh Hà Nam, Trung Quốc). Lúc c̣n trẻ, Lư Tư là một vị quan nhỏ trông coi văn thư tại nước Sở nhưng lại nuôi hoài băo làm việc lớn. Về sau, ông từ quan, sang nước Tề, bái Tuân Tử làm thầy học Đạo và tiếp thu được nhiều tư tưởng Pháp gia liên quan đến việc trị quốc. Học xong, Lư Tư sang nước Tần để t́m cơ hội tiến thân.
Sau khi đến nước Tần, Lư Tư nhanh chóng được Tướng quốc nước Tần là Lă Bất Vi trọng dụng, cất nhắc cho làm một chức quan nhỏ trong triều đ́nh. Từ đây, ông có cơ hội tiếp xúc với Tần Thủy Hoàng. Sau này, Lư Tư là người đề ra đường lối chinh phạt 6 nước chư hầu để thống nhất thiên hạ. Ông cũng hiến kế cho Tần Thủy Hoàng mua chuộc quân thần, ly gián liên minh giữa 6 nước giúp sự nghiệp thống nhất chư hầu của vị hoàng đế này dễ dàng hơn rất nhiều. Có thể nói, nếu không có sự hỗ trợ của Lư Tư th́ Tần Thủy Hoàng chưa chắc đă thống nhất được thiên hạ.
Nhờ những sách lược đúng đắn, Tần Thủy Hoàng ngày càng trọng dụng và cất nhắc Lư Tư lên làm thừa tướng. "Sử Kư - Lư Tư liệt truyện" c̣n ghi Tần Thủy Hoàng thể hiện sự ân sủng đối với Lư Tư như "giao cho con trai trưởng của Lư Tư trấn giữ Tam Xuyên, gả các công chúa cho tất cả con trai của Lư Tư, c̣n con gái của ông ta th́ gả cho vương tử nước Tần". Có thể nói, Lư Tư đă leo lên vị trí "dưới một người, trên vạn người" trong triều đ́nh.
ĐƯỢC TẦN THỦY HOÀNG ÂN SỦNG VẪN QUAY LƯNG PHẢN BỘI
Những tưởng Lư Tư sẽ sống nốt phần đời c̣n lại trong vinh hiển, nhưng đến năm 210 TCN, Tần Thủy Hoàng bị bệnh nặng trong chuyến tuần du đến Sa Châu. Sách "Sử Kư" viết Tần Thủy Hoàng biết ḿnh không qua khỏi nên viết thư gửi cho con trai cả Phù Tô: "Giao binh lại cho Mông Điềm, con về Hàm Dương tổ chức lễ tang và chôn cất ta ở đó".
Bức thư đă được dán lại nhưng chưa kịp gửi cho sứ giả th́ Tần Thủy Hoàng đă mất. Lúc đó, chỉ có Lư Tư, Triệu Cao (một hoạn quan có quyền hành trong cung) và Hồ Hợi (con trai thứ 18 của Tần Thủy Hoàng) biết chuyện hoàng đế đă băng hà. Thư và ấn của vua đều ở chỗ Triệu Cao.
Theo lệ, con trai cả của Tần Thủy Hoàng, tức Phù Tô, sẽ nối ngôi cha. Phù Tô là người trung nghĩa nhưng trọng tư tưởng Nho gia chứ không trọng tư tưởng Pháp gia. Chính sự khác biệt về tư tưởng đó là lư do chủ yếu khiến Lư Tư lo sợ và đă cả gan làm trái di ngôn của Tần Thủy Hoàng.
Sợ sau khi Phù Tô lên ngôi th́ tư tưởng Pháp gia cũng như vị thế trong triều của ḿnh sẽ bị lung lay nên Lư Tư đă nghe theo lời lôi kéo của hoạn quan Triệu Cao, lập di chúc giả đưa Hồ Hợi lên kế vị. Đồng thời, Triệu Cao và Lư Tư giả danh Tần Thủy Hoàng viết cho Phù Tô một bức thư, nội dung là trách tội và hạ lệnh cho Phù Tô tự sát. Phù Tô là người trung nghĩa nên sau khi đọc xong "thư của phụ hoàng" th́ đă tuân lệnh tự sát.
HỆ LỤY TỪ QUYẾT ĐỊNH SAI LẦM
Hồ Hợi lên ngôi, trở thành hoàng đế Tần Nhị Thế nhưng ông không quan tâm đến chính sự mà chỉ thích chơi bời hưởng lạc. Hơn nữa, Tần Nhị Thế trước đây là học tṛ của Triệu Cao nên sau khi ông lên làm vua, Triệu Cao được thế lộng hành, mượn tay vua giết hại vô số trọng thần mà ông ta không ưa như hai anh em tướng quân Mông Nghị và Mông Điềm, 12 người con trai và 10 người con gái khác của Tần Thủy Hoàng...
Triệu Cao cũng dâng "Thuyết đốc trách" cho hoàng đế đề nghị thay đổi h́nh luật hà khắc hơn để trị thiên hạ. Nội dung của thuyết này là một người phạm tội th́ cả nhà bị vạ lây, thậm chí giết cả họ khiến luật pháp nhà Tần khi đó c̣n khắc nghiệt hơn cả thời Tần Thủy Hoàng. Điều này khiến nhân dân oán thán, nổi dậy khởi nghĩa khắp nơi, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa làng Đại Trạch của Trần Thắng và Ngô Quảng (năm 209 TCN).
Lư Tư thấy nhà vua bị Triệu Cao thao túng, quyền hành dần rơi hết vào tay Triệu Cao th́ nhiều lần khuyên ngăn Tần Nhị Thế phải cẩn thận với viên hoạn quan này, thậm chí dâng tấu sớ kể tội Triệu Cao.
Triệu Cao v́ lẽ đó coi Lư Tư như cái đinh trong mắt, nên vào năm 208 TCN, ông ta t́m cách vu cho Lư Tư và con trai cấu kết với tướng của quân khởi nghĩa là Trần Thắng làm phản khiến Lư Tư và con trai bị xử tử và tru di tam tộc rồi bêu đầu trước cổng thành.
Mặc dù Lư Tư phản bội Tần Thủy Hoàng nhưng bản thân ông vẫn là một thừa tướng rất có tài. Chỉ tiếc cả cuộc đời anh minh sáng suốt cũng không cứu văn được một phút hồ đồ nghe lời tiểu nhân xúi giục. Nếu khi đó Lư Tư làm theo di ngôn của Tần Thủy Hoàng, lập Phù Tô làm vua th́ biết đâu kết cục của ông đă không thảm khốc như vậy và những trang sử vàng son của nhà Tần cũng sẽ được viết dài thêm.