Mỹ, châu Âu gây sức ép tối đa bằng “2 gọng ḱm” với "tối hậu thư" 50 ngày. Washington bán vũ khí, có hệ thống pḥng không Patriot và có thể cả tên lửa Tomahawk. London, Berlin ráo riết củng cố quyết tâm vũ trang cho Kiev bằng “chiến dịch 50 ngày”.
Trước đó là gói trừng phạt thứ 18, nặng đô hơn. “Quả bóng” đá thẳng sang sân Moscow. Diễn biến đàm phán ngày 23/7 đúng như dự báo.
Kết quả biết trước
Cuộc gặp lần thứ ba giữa hai đoàn đàm phán kết thúc nhanh chóng, trong khoảng 40 phút. Hai bên nhất trí về vấn đề nhân đạo (trao đổi tù binh, thi thể binh sĩ). Ukraine đề xuất cuộc gặp cấp cao vào trước cuối tháng tới, vừa thể hiện quyết tâm đàm phán, vừa muốn nâng cao vị thế của Tổng thống Volodymyr Zelensky. Điện Kremlin không hào hứng, phản đ̣n bằng lập luận lănh đạo gặp nhau để kư kết thỏa thuận chứ không phải “thảo luận mọi thứ từ đầu” và Kiev vẫn chưa hủy bỏ sắc lệnh cấm đàm phán!
Vấn đề cốt lơi nhất, trao đổi về bản ghi nhớ giải quyết xung đột hai bên gửi cho nhau trong đàm phán lần hai, không có bất kỳ tiến triển nào. Lư do dễ hiểu, lập trường hai bên hoàn toàn trái ngược nhau.
Kiev muốn tận dụng tối đa hậu thuẫn từ Mỹ và EU, tranh thủ sự đồng t́nh quốc tế về giải pháp ngừng bắn. Ukraine thất thế trên chiến trường, thiếu vũ khí, nhân lực, xă hội xuất hiện ngày càng rơ dấu hiệu bất ổn, nên ngừng bắn là mục tiêu tối ưu, với hai mục đích cơ bản.
Một, gây sức ép Nga giảm nhịp độ tấn công tạo không khí cho đàm phán. Hai, châu Âu có kế hoạch sẵn sàng đưa lực lượng “tự nguyện” giám sát trên không, trên biển, hỗ trợ trực tiếp cho Kiev củng cố lực lượng, thế trận, công nghiệp quốc pḥng.
Điện Kremlin hiểu nước cờ của Kiev và Brussels, vẫn chấp nhận đàm phán, nhưng nhấn mạnh đối thoại thiết thực phải dựa vào dự thảo bản ghi nhớ của hai bên, tháo gỡ từng nút thắt một. Đó là một quá tŕnh vô cùng phức tạp nên đạt thỏa thuận về nhân đạo cũng là một bước tiến quan trọng.
Trưởng đoàn Nga, ông Vladimir Medinsky khẳng định, bất chấp những khác biệt sâu sắc, đối thoại sẽ tiếp tục. Lập trường của Nga không thay đổi, ngừng bắn phải gắn với giải quyết gốc rễ của xung đột mới lâu dài, bền vững. Moscow gợi ư, Mỹ và phương Tây nên gây sức ép để Kiev đàm phán một cách thiết thực th́ mới đi đến kết quả.
Nga vẫn theo một trục, quyết đạt mục tiêu, nhưng linh hoạt, tránh để Mỹ và châu Âu mượn cớ hợp lực, đẩy vào thế phải đối phó với nhiều sức ép, đ̣n tấn công từ nhiều hướng trên nhiều mặt trận.
Có một điểm chung
Toan tính của các bên rất khác nhau. Kiev sốt sắng đàm phán nhưng vẫn gia tăng đ̣n tấn công sâu vào lănh thổ, gây khó khăn, áp lực với Nga và để chứng tỏ khả năng, sức mạnh, củng cố quyết tâm tiếp tục cuộc chiến tranh ủy nhiệm của phương Tây; buộc đối thủ đàm phán, trước hết là chấp nhận lệnh ngừng bắn được giám sát.
Brussels không che giấu ư đồ tiếp tục gia tăng viện trợ mạnh hơn, toàn diện cả vũ khí, tài chính, công nghiệp quốc pḥng cho Kiev, khiến Moscow thất bại về quân sự, buộc ngồi vào bàn đàm phán theo điều kiện của phương Tây. Nhà Trắng muốn cả Điện Kremlin và Kiev phải nhượng bộ, chấp nhận thỏa thuận chấm dứt xung đột. Washington thực hiện được lời hứa, thể hiện sức mạnh, rút chân khỏi vũng lầy, trao gánh nặng cho EU.
Nga đàm phán nhưng vẫn tiếp tục hành động quân sự, gây tổn thất nặng nề cả về lực lượng, vũ khí và tinh thần, buộc Ukraine cơ bản chấp nhận các điều kiện tuyên bố từ khi mở chiến dịch quân sự đặc biệt và gắn với thực tế mới trên chiến trường.
Như vậy, đàm phán giải quyết xung đột vẫn là một “giao điểm” trong chiến lược của tất cả các bên, dù mục đích và bản chất trái ngược nhau.
Phía trước vẫn xa
Washington, Brussels và Kiev kỳ vọng vào áp lực, sức mạnh của “hai gọng ḱm” mới. Tuy nhiên, viện trợ vũ khí cho Ukraine mất không ít thời gian vận chuyển; triển khai hoạt động đồng thời các hệ thống Patriot cần nhiều chuyên gia, binh sĩ được huấn luyện và Ukraine chưa có phương tiện để sử dụng tên lửa Tomahawk. Pháp, Italy, Czech và Hunggary không tham gia chương tŕnh mua vũ khí Mỹ để viện trợ cho Ukraine.
Trừng phạt luôn là “con dao hai lưỡi”. Nga đă chịu gần 30.000 lệnh trừng phạt, khả năng thích ứng ngày một tốt hơn. Thời gian 50 ngày đủ để Trung Quốc, Ấn Độ và một số đối tác mua dầu khí, hàng hóa Nga t́m được cách né, lách, vừa giữ nguồn nhiên liệu thiết yếu, giá phải chăng vừa hạn chế tác động của lệnh trừng phạt thứ cấp.
Đặc biệt, Điện Kremlin có “con bài” chiến lược nếu bị dồn vào thế chân tường, điều mà đối thủ cũng muốn tránh. Cho nên, buộc Nga thất bại hoàn toàn, chấp nhận mọi điều kiện của phương Tây là điều xa vời. Ngược lại, Moscow cũng khó có thể thắng bằng đ̣n knock-out, khi mà bên cạnh Kiev là phương Tây.Ba kịch bản chính
Trong bối cảnh đó, đàm phán giải quyết xung đột là một xu hướng nổi lên, nhưng với các kết cục rất khác nhau. Có thể diễn ra ba kịch bản chính:
Một, hai bên thỏa hiệp, chấp nhận một lệnh ngừng bắn, lấy chiến tuyến hiện tại làm ranh giới. NATO cam kết không kết nạp Ukraine. Nga chấp nhận lực lượng giám sát ngừng bắn trung lập. Các vấn đề khác sẽ tiếp tục đàm phán, trong đó có mô h́nh chính trị của Kiev, kế hoạch bảo đảm an ninh, tái thiết Ukraine và từng bước gỡ bỏ lệnh trừng phạt Nga.
Kịch bản này chỉ tạm “đóng băng phần nổi”, chưa giải quyết được vấn đề gốc rễ là ư đồ mở rộng NATO, không loại trừ “mặt trận mới” ở Trung Á, không gian hậu Xô viết. Azerbaijan có thể là một lựa chọn.
Hai, xung đột tiếp diễn ác liệt cho đến khi Kiev tổn thất nặng đến mức viện trợ từ phương Tây không đủ bù đắp, nội bộ bất ổn, buộc phải chấp nhận cơ bản các điều kiện của Nga. Một số quốc gia châu Âu mượn lư do lịch sử, lợi dụng t́nh thế, chia cắt Ukraine thành mấy mảnh.
Ba, châu Âu, NATO dốc hầu bao, hỗ trợ Ukraine mạnh mẽ về vũ khí, công nghiệp quốc pḥng, tài chính, ngoại giao; có thể mở “mặt trận” mới, vây ép nhiều hướng, khiến Nga phải chấp nhận đàm phán theo điều kiện của phương Tây.
Kịch bản này khó xảy ra v́ tiềm lực, sức mạnh, ư chí sinh tồn của Moscow và NATO, EU cũng ngại đẩy Nga vào thế chân tường, có thể dẫn đến Thế chiến III mà các bên đều gánh chịu hậu quả vô cùng thảm khốc.
Đàm phán là xu hướng, mong đợi của cộng đồng quốc tế, nhưng chặng đường phía trước vẫn c̣n xa, quanh co và phức tạp. Trong 50 ngày có thể có diễn biến mới, hé mở một cánh cửa, nhưng khó kết thúc. Có thông tin nói Bắc Kinh có thể là điểm hẹn cho cuộc gặp tay đôi, tay ba giữa lănh đạo Trung Quốc, Nga và Mỹ vào tháng 9. Cuộc gặp cũng là một hy vọng.
|
|