Trăm ngh́n nhánh khổ - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > USA NEWS > USA NEWS ZONE 2


Reply
 
Thread Tools
Old 1 Week Ago   #1
Da Lat
R4 Cao Thủ Vơ Lâm
 
Join Date: Jan 2024
Posts: 594
Thanks: 572
Thanked 957 Times in 248 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 25 Post(s)
Rep Power: 1
Da Lat Reputation Uy Tín Level 6
Da Lat Reputation Uy Tín Level 6Da Lat Reputation Uy Tín Level 6Da Lat Reputation Uy Tín Level 6Da Lat Reputation Uy Tín Level 6Da Lat Reputation Uy Tín Level 6Da Lat Reputation Uy Tín Level 6Da Lat Reputation Uy Tín Level 6Da Lat Reputation Uy Tín Level 6Da Lat Reputation Uy Tín Level 6Da Lat Reputation Uy Tín Level 6Da Lat Reputation Uy Tín Level 6Da Lat Reputation Uy Tín Level 6Da Lat Reputation Uy Tín Level 6Da Lat Reputation Uy Tín Level 6Da Lat Reputation Uy Tín Level 6Da Lat Reputation Uy Tín Level 6Da Lat Reputation Uy Tín Level 6Da Lat Reputation Uy Tín Level 6Da Lat Reputation Uy Tín Level 6Da Lat Reputation Uy Tín Level 6Da Lat Reputation Uy Tín Level 6Da Lat Reputation Uy Tín Level 6Da Lat Reputation Uy Tín Level 6Da Lat Reputation Uy Tín Level 6
Default Trăm ngh́n nhánh khổ

.

Trăm ngh́n nhánh khổ



Vũ Thế Thành
Chủ Nhật, 21/04/2024


…Hai phương trời cách biệt, Bên chờ và bên mong… (1)

Các quán nhậu vỉa hè dọc kênh Nhiêu Lộc dạo này nhiều người hát rong, cũng ampli, loa, micro không dây, nhạc đệm… Họ chỉ hát toàn nhạc xưa, nhạc sến, với điệu rumba, bolero, nghe tưởng như đồng hồ đếm ngược. Lần trước về Sài G̣n, tôi đă ngồi quán vỉa hè, nghe những bài ca vỉa hè như thế… Buồn vào hồn không tên, thức giấc nửa đêm nhớ chuyện xưa vào đời (2). Lặng cả người!

Tôi chợt nhớ những ngày sau tháng Tư 75, đám bạn bỗng nhiên làm đám cưới chớp nhoáng, lấy vợ lấy chồng để đối phó với thời cuộc, rồi vội vă t́m đường vượt biên. Có đứa vượt được qua biên giới, nhưng cũng có đứa về bên kia thế giới. Những người ở lại như tôi, tưởng họ đă đến bến bờ thiên đường.




(Ảnh: PH2 Phil Eggman, Wikipedia, Public Domain)


Bước lên tàu là ngàn khơi sóng vỗ, không phải là chuyến xe Sài G̣n – Đà Lạt. Có khi Hà Bá mời xuống chơi, có khi tủi nhục trên đường vượt biển, phần c̣n lại là may mắn. Mà có may mắn lọt vào xứ người cũng chưa hết. Cô bạn tôi cao chưa quá thước rưỡi, với tay đưa khay bánh vào ngăn, trượt chân, u đầu sứt trán. Quên cả đau, vội vội vàng vàng lượm bánh xếp lại vào khay. Bà xếp Tây mắng: Xứ này không ăn dơ như thế.

Cũng có người đi làm nail, “tiền tươi thóc thật”, dồn hết cho con ăn học. Hy sinh đời bố, củng cố đời con; hiểu sát nghĩa đen là đây, là mồ hôi trộn nước mắt. Khi con thành tài, thân mẹ cũng tàn tạ. Tiền gửi về nhà, người thân trong nước nhiều khi tưởng đâu bên đó kiếm tiền dễ như ăn cơm sườn, xin thêm thứ này thứ nọ. Có biết đâu đó là tiền chắt chiu, có khi là tiền thí mạng không mua bảo hiểm y tế.

Nhưng cũng có nhiều người kiên nhẫn vừa làm vừa học, thành danh. Nơi xứ người, dù sao vẫn có nhiều cơ hội hơn trong nước, vấn đề là có chịu nắm bắt hay không mà thôi.


Trong nước th́ coi như bế tắc. Hồi đó, tôi dạy kèm thêm luyện thi đại học, dạy nhóm năm, bảy học sinh. Có em học xuất sắc, bài thi làm không chê vào đâu được. Vậy mà rớt. Em là con “ngụy”, thứ “ngụy” c̣n trong trại cải tạo, làm sao vào đại học nổi, em rớt ngay từ băi gửi xe. Em đến báo tin, thầy tṛ ngồi uống cà phê vỉa hè, buồn ứa nước mắt. Thời điểm này không dung những tiềm năng như em… Số phận đời người chứ đâu phải tṛ chơi chính trị.

Những năm sau 75, giáo sư, bác sĩ, ông này bà nọ xuống đường ra chợ trời hết, người đạp xích lô, chạy xe ôm, người bơm mực bút bi, bán bún riêu, mở quán cà phê vỉa hè, buôn hàng lạc xon… Người nào lanh hơn th́ buôn hột xoàn đổi đô-la…

Năm 78, tôi gặp một phụ nữ ăn mặc lam lũ, nhưng đẹp, quư phái, không quá ba mươi, trên chuyến tàu chợ. Chị kéo lê hai bao than ra gần cửa tàu, ngước mắt nh́n tôi, nói như năn nỉ: Lát nữa gần đến ga B́nh Triệu, anh làm ơn đạp dùm tôi hai bao than này xuống. Chị buôn lậu than, đến ga sẽ bị tịch thu. Đôi mắt chị buồn và nhẫn nhục quá, làm tôi nhớ đến đôi mắt của bà mẹ trong một tác phẩm của C.V. Gheorghiu. Cảnh sát bắt bà mẹ vào bót để tra hỏi nơi ẩn nấp của con bà. Tác giả đă mô tả đôi mắt của bà, cũng buồn và nhẫn nhục như thế.

Có lần đi chơi khuya, tôi gặp Bùi Giáng ở ngă ba Trần Quang Diệu – Trương Minh Giảng(3), ăn mặc chắp vá màu mè như phường tuồng, cầm cây chổi cùn múa may, chặn đầu xe tôi lại: Cho trẫm điếu thuốc. Hoàng thượng đă chiếu cố dân đen, dân nào dám căi. Tôi rút điếu thuốc, cung kính châm lửa cho hoàng thượng. Ngài rít một hơi rồi phẩy tay: Cho lui… Lui rồi, ngoái cổ lại, vẫn thấy hoàng thượng tiếp tục múa chổi đi quyền.

Bùi Giáng đă có mầm mống bất thường từ trước rồi. Sau 75 nặng hơn, lang thang khắp chốn. Cái điên của Bùi Giáng thật hay giả, cũng khó biết. Mất trí như ông vậy mà hay, ư thức buồn vui làm chi cho khổ?

Mà Sài G̣n lúc đó sao dễ gặp “người điên” thế! Cũng không phải điên, họ có phá phách ǵ ai đâu. Tôi thường gặp vài ông ăn mặc lịch sự, áo sơ mi trong quần, có ông c̣n đeo cà vạt, đi đi lại lại ở khu Lê Công Kiều, nơi bán sách cũ. Vừa đi vừa khua tay, lảm nhảm rồi lại gật gù…

Người bạn tôi qua được tới bến bờ, vừa làm vừa học, gửi về cho tôi thùng quà chừng kư rưỡi, kèm bức thư ngắn: Gửi mày mấy hộp thuốc Tây, bán đi mà lai rai. C̣n lọ nhỏ để uống, đừng bán. Thuốc an thần đó. Tâm thần phải chăng là lối thoát của con người với thực tại?


Sau 75, tôi học được một điều, mà đến nay vẫn thấy chí lư. Đó là, người chiến thắng tuyệt đối đúng. Người chiến thắng tự hào là đúng rồi, nhưng có khi tự hào cả những cái sai. Sai mà cứ tưởng ḿnh đúng. Chuyện “tủ lạnh chạy đầy đường” chỉ là chuyện khôi hài, chuyện nhỏ. Cái “sai mà tưởng đúng” mới làm đất nước chậm nhịp, di lụy chẳng biết bao giờ mới hết.

Cả đất nước đă có lúc “sống” bằng khẩu hiệu. Nghe riết rồi quen, nghe tai này lọt tai kia cũng quen luôn. Không quen lỡ có ngày phát điên th́ sao?

Người lẽ ra phải điên mà không chịu điên, đó là mấy bà. Cầm có tí tẹo tiền, xách giỏ đi chợ, loanh quanh đầu chợ cuối chợ cả tiếng đồng hồ, có khi chẳng mua được thứ ǵ. Mà có tiền đi chợ là c̣n may, có người chỉ khoai sắn, rau lang, bí đỏ… quanh năm. Ăn để sống sót th́ thứ ǵ chẳng nhét vô bụng được. Bột ngọt khi đó là thần thánh.

Mấy ông “tù cải tạo” coi vậy chứ chỉ khổ cái thân, chứ cái đầu chưa đến nỗi. Có biết bên ngoài thế nào đâu mà khổ, mà lo. Vợ một bác sĩ quân y đi thăm nuôi, dúi vào tay chồng ít tiền. Thăm nuôi lần sau, thấy tiền vẫn c̣n nguyên, ông chồng không dám xài. Bà than: Tội nghiệp cho cả gia đ́nh tôi! Ở ngoài vợ con nhịn đói để nuôi tù, ở trong nhịn đói v́ không nỡ nuốt cái đói khát của vợ con. Năo ḷng đến thế là cùng! Nước mắt nuốt ngược thế này, chỉ bị nghẹn mà không phát điên, bà này chắc có căn phần phúc đức.

Nghe nói mấy ông “ngụy cải tạo” định lập ra ngày vinh danh mấy bà vợ. Không đủ đâu mấy ông. Mấy bà này chắc phải phong thánh.

Tháng Tư năm nay, Sài G̣n nóng khủng khiếp. Sài G̣n không mưa nhưng Đà Lạt mưa. Những ngày cuối tháng Tư năm nào Đà Lạt cũng mưa, mưa mù mịt che khuất cả đồi thông ở Couvent des Oiseaux đối diện nhà, nhưng mưa chỉ vào lúc trưa chiều, tối tạnh.

Đà Lạt, tám giờ tối đă như mười hai giờ khuya ở Sài G̣n. Tôi vẫn thích đi bộ mỗi khi có chút hơi men thế này. Con đường dốc về nhà thường kéo theo mệt mỏi của đời người. Tựa lưng vào cửa nhà, hoa lá trong vườn yên tĩnh như đêm. Dưới ánh đèn đường rọi qua hàng rào, bóng của lá cây ngọc lan chập chờn trên mặt sân.


Cuối tháng Tư rồi. Người ta sẽ đốt pháo hoa ở Sài G̣n để ăn mừng. Ai vui xin cứ vui. Nhưng c̣n chút tâm t́nh này không nói về những ngày sau 75 trong mắt tôi là như thế nào, ḷng dạ chưa yên…

Đời trăm ngh́n nhánh khổ, nhánh nào cho người, nhánh nào cho ḿnh? Năm 75 là ngă rẽ của đời người. Bạn bè, người thành danh, đứa bầm dập, và cho dù ở phương trời nào, Tây hay ta, nỗi khổ vẫn theo số mệnh mà đến. Giờ đây, đứa nào cũng chạm tay vào buổi hoàng hôn đời người.

Tháng Tư, tôi thắp ngọn nến trong ḷng. Thoảng trong mùi hương ngọc lan, tôi hát theo, hát thầm bài hát nghe được ở quán rượu…

Cuộc đời là hư vô, bôn ba chi xứ người,
Khi ḿnh c̣n đôi tay…(1)



Vũ Thế Thành, Đà Lạt, 28.04.2016






Đăng lại từ bài viết cùng tên
Đăng trên blog Vuthethanh.com


Chú thích:


(1) Xin thời gian qua mau – Lam Phương
(2) Nửa đêm ngoài phố – Trúc Phương
(3) Nay là đường Lê Văn Sỹ


----------------

Nguồn: Trí Thức VN
Link:https://trithucvn.co/van-hoa/sai-gon...nhanh-kho.html



.
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	Thuyen-nhan-vuot-bien-02.jpg
Views:	0
Size:	54.9 KB
ID:	2364085  
Da Lat_is_offline   Reply With Quote
The Following 5 Users Say Thank You to Da Lat For This Useful Post:
anhhaila (1 Week Ago), dnguyen1 (1 Week Ago), N&N (1 Week Ago), phokhuya (1 Week Ago), tonydavidson (1 Week Ago)
Old 1 Week Ago   #2
Da Lat
R4 Cao Thủ Vơ Lâm
 
Join Date: Jan 2024
Posts: 594
Thanks: 572
Thanked 957 Times in 248 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 25 Post(s)
Rep Power: 1
Da Lat Reputation Uy Tín Level 6
Da Lat Reputation Uy Tín Level 6Da Lat Reputation Uy Tín Level 6Da Lat Reputation Uy Tín Level 6Da Lat Reputation Uy Tín Level 6Da Lat Reputation Uy Tín Level 6Da Lat Reputation Uy Tín Level 6Da Lat Reputation Uy Tín Level 6Da Lat Reputation Uy Tín Level 6Da Lat Reputation Uy Tín Level 6Da Lat Reputation Uy Tín Level 6Da Lat Reputation Uy Tín Level 6Da Lat Reputation Uy Tín Level 6Da Lat Reputation Uy Tín Level 6Da Lat Reputation Uy Tín Level 6Da Lat Reputation Uy Tín Level 6Da Lat Reputation Uy Tín Level 6Da Lat Reputation Uy Tín Level 6Da Lat Reputation Uy Tín Level 6Da Lat Reputation Uy Tín Level 6Da Lat Reputation Uy Tín Level 6Da Lat Reputation Uy Tín Level 6Da Lat Reputation Uy Tín Level 6Da Lat Reputation Uy Tín Level 6Da Lat Reputation Uy Tín Level 6
Default

.

Mời xem blog của Vũ Thế Thành.

Link trang nhà của ông: https://vuthethanh.wordpress.com/
Da Lat_is_offline   Reply With Quote
The Following 5 Users Say Thank You to Da Lat For This Useful Post:
anhhaila (1 Week Ago), dnguyen1 (1 Week Ago), N&N (1 Week Ago), phokhuya (1 Week Ago), tonydavidson (1 Week Ago)
Old 1 Week Ago   #3
phokhuya
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
phokhuya's Avatar
 
Join Date: Jun 2007
Posts: 31,405
Thanks: 57,728
Thanked 57,584 Times in 18,754 Posts
Mentioned: 129 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 8664 Post(s)
Rep Power: 84
phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11
phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11
vnch

Câu chuyện về "Thuyền Nhân" hay người Mỹ gọi là "Boat People" vẫn c̣n đâu đó, nhưng đa số th́ chính những người trong cuộc bây giờ đă bỏ rơi chính bản thân của họ và xóa đi dĩ văng tan thương của những ngày xưa đó.
Hàng loạt người rủ rê nhau đổ về để đáp lại câu "Khúc Ruột Ngàn Dặm" ôi nghe sao tha thiết quá. Và rồi có bao nhiêu hội đoàn ủng hộ tiếng gọi quê hương rồi cùng nhau đi quyên góp khắp nơi. Kết quả sau cùng đó là niềm đau tồn tại không bao giờ dứt. Dân đói, dân khổ đă có khúc ruột ngàn dăm lo, đảng và nhà nước th́ cứ măi "No".
Lớp người lớn tuổi hiểu chuyện đều lần lượt ra đi, và thế hệ sau đều bị nhồi sọ đến tận xương tủy. Xin hỏi mọi người đang ủng hộ và giúp đỡ cho ai đây? Lại rồi sanh ra thêm cái đám bịp bợm lợi dụng những người hảo tâm, rơ là nỗi đau muộn màng.
Tháng Tư Đen tràn đầy uất hận, nhưng chỉ riêng dành cho một số ít người. Đa số c̣n lại cũng chỉ là thuận gió đẩy thuyền đi. Có thù hận với VC thật ra có mấy ai trong con số triệu người vượt biên, vượt biển? Và đó cũng là những người lần lượt về lại VN và rồi cũng là những nhịp cầu đưa cả lũ VC con sang đây.
Nỗi đau kéo dài tưởng chừng như vô tận, chỉ xin đành dâng ba nén nhang để tưởng nhớ về cố hương xa vời.
phokhuya_is_offline   Reply With Quote
The Following 2 Users Say Thank You to phokhuya For This Useful Post:
anhhaila (1 Week Ago), Da Lat (1 Week Ago)
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 06:10.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.07129 seconds with 15 queries