Sử gia Mỹ bổ sung góc nh́n của ‘người miền Nam’ về cuộc chiến Việt Nam - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Breaking News | Tin Nóng > Breaking News | Tin Sốt


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Sử gia Mỹ bổ sung góc nh́n của ‘người miền Nam’ về cuộc chiến Việt Nam

H́nh ảnh một cuộc giao tranh tại Sài G̣n vào tháng 2 năm 1968.
Khi nhận được học bổng Fullbright và đến sống tại Việt Nam, một nữ giáo sư lịch sử người Mỹ đă nhận ra ngay sự vắng bóng của “một phía quan trọng” trong cuộc chiến từng diễn ra trên chính mảnh đất của họ. Bà quyết định bắt tay nghiên cứu và cho ra đời thêm một tác phẩm về cuộc chiến Việt Nam dưới lăng kính mới – lăng kính của “người miền Nam” – những người mà bà cho là đă bị “bỏ sót” trong nghiên cứu lịch sử của cả “bên thắng cuộc” lẫn phía đồng minh Mỹ.

“Tôi đến sống ở Việt Nam một năm và giảng dạy tại Đại học Khoa học Xă hội và Nhân văn TPHCM, thuộc Đại học Quốc gia. Tôi đă đi khắp đất nước, xem nhiều đài tưởng niệm và tượng đài chiến tranh khác nhau, mà có lẽ tôi nên gọi là theo ‘lăng kính của miền Bắc’ hay ‘lăng kính của Hà Nội’ trong thời gian kháng chiến chống Mỹ, nhưng hoàn toàn không thấy đề cập ǵ đến một thực tế là có một phe Việt Nam khác mà họ cũng đă chiến đấu chống lại”, Giáo sư – Tiến sĩ Heather Marie Stur của trường đại học Southern Mississippi, Hoa Kỳ, nói với VOA về lư do khởi đầu khiến bà dành ra 6 năm để nghiên cứu và viết cuốn “Saigon at War: South Vietnam and the Global Sixties” (tạm dịch “Sài G̣n thời chiến: miền Nam Việt Nam và thập niên sáu mươi toàn cầu”), vừa được nhà xuất bản Đại học Cambridge phát hành.

“Có câu nói rằng ‘Lịch sử được viết bởi những kẻ chiến thắng’. Tôi hoàn toàn hiểu quan điểm đang thống trị của miền Bắc hay của Hà Nội, bởi v́ họ là bên thắng cuộc. Do đó, tôi muốn đưa phía bên kia vào câu chuyện cho minh bạch hơn”, GS-TS. Stur nói thêm.
Để bổ sung cho “sự vắng mặt” của một phía quan trọng này, nữ giáo sư Mỹ bắt đầu t́m hiểu câu chuyện của những nhân chứng sống tại Việt Nam, từ những gia đ́nh có người thân từng là cựu chiến binh của Việt Nam Cộng Hoà, đến những gia đ́nh bị chia rẽ v́ có người thân chiến đấu cho cả hai bên chiến tuyến.

Giáo sư - Tiến sĩ Heather Marie Stur.
“Tôi cố gắng để có được nhiều tiếng nói và quan điểm hơn trong cuốn sách. V́ vậy, tôi không tập trung vào chỉ một vài người lănh đạo, nhưng tôi t́m hiểu một nhóm rộng hơn như tầng lớp sinh viên, những người Công giáo, các nhà hoạt động chính trị, các trí thức thành thị sống chủ yếu ở Sài G̣n… để có được cái nh́n bao quát hơn, thay v́ chỉ nh́n từ quan điểm của một lănh đạo hay chính phủ”, GS-TS. Stur cho biết thêm.

Ngoài việc tiếp xúc với người dân, GS-TS. Stur bắt đầu nghiên cứu tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II và Thư viện Khoa học Tổng hợp TPHCM (trước đây là Thư viện Quốc gia của Việt Nam Cộng Hoà). Tại đây, bà phân tích các tài liệu của quân đội và chính quyền Việt Nam Cộng Hoà trước đây, từ các báo cáo t́nh báo, cáp ngoại giao, báo cáo của cảnh sát và toà án đến các bản tin chính trị, nhật báo, tạp chí hay thư từ của người dân gửi đến các văn pḥng chính phủ vào thập niên 1960 và 1970.

Trở về Mỹ, nữ giáo sư chuyên viết về chiến tranh tiếp tục công việc nghiên cứu tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia ở thủ đô Hoa Kỳ và tại các trường đại học của Mỹ, với mong muốn t́m hiểu cuộc chiến trong bối cảnh toàn cầu ở thập niên 1960 – vốn được xem là thập niên khởi đầu của khái niệm “toàn cầu hoá”, thời điểm đan xen giữa ư tưởng được xem là không tưởng về một “tân thế giới sắp đến” và thực tế khắc nghiệt của các cuộc chiến tranh, đàn áp chính trị và khả năng xung đột hạt nhân.

“Người Mỹ chúng tôi có xu hướng nghĩ về Chiến tranh Việt Nam như là một trải nghiệm của người Mỹ và nó ảnh hưởng đến chúng tôi, ảnh hưởng đến người dân Mỹ. Nhưng những ǵ đă xảy ra ở Việt Nam trong những năm 1960 và đầu những năm 1970 là một phần của câu chuyện toàn cầu lớn hơn nhiều về hoạt động chính trị và sự độc lập”, Giáo sư Stur nói, đồng thời cho biết bà thực sự “thích thú” khi nh́n thấy những kết nối quốc tế trong các hoạt động này.

“Các quốc gia và mọi người đều chú ư đến những ǵ đang diễn ra ở Việt Nam và bàn về nó, xem ḿnh đang đứng ở phe nào. Trong khắp khu vực Đông Nam Á, có những phong trào chống Cộng khác nhau và các chính trị gia rất chú ư đến những ǵ đang diễn ra ở miền Nam Việt Nam để rút ra bài học cho đất nước ḿnh trong bối cảnh đụng độ giữa các phe nhóm Cộng sản và chống Cộng. Chính v́ những xung đột diễn ra ở Việt Nam đă rất thu hút sự chú ư trên toàn thế giới, nên tôi cố gắng đưa bối cảnh quốc tế này vào trong cuốn sách”.

Với việc phác hoạ lại cuộc chiến trong bối cảnh toàn cầu những năm 1960, nhà sử học người Mỹ c̣n muốn cho độc giả nh́n thấy có đến ba cuộc chiến lồng ghép vào nhau trong chiến tranh Việt Nam, đó là cuộc chiến chính trị ở Sài G̣n, cuộc chiến quân sự và cuộc chiến về mặt công luận thế giới.

Theo GS-TS. Stur, nền dân chủ của miền Nam Việt Nam trước đây sở dĩ gặp thất bại là v́ các áp lực chính trị lên chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa, chứ không phải là kết quả của việc người dân ngả theo Cộng sản.

“Hoa Kỳ, trong chừng mực nào đó, đă cố gắng phát triển mối quan hệ tốt đẹp hơn với Trung Quốc và Liên Xô. Và ư tưởng để cho chủ nghĩa cộng sản nắm giữ Việt Nam và thống nhất đất nước dưới một chính quyền Cộng sản vào thời điểm giữa thập niên 1950 đến cuối thập niên 1960 có vẻ như không đến nỗi là một mối nguy an ninh quốc gia”, GS-TS. Stur nhận định.

“Đó là lối tư duy địa chính trị của Hoa Kỳ đối với các đối thủ, đặc biệt là Trung Quốc”, Giáo sư Stur nói thêm, cộng với những nghi ngờ từ phía công chúng Mỹ về thành công của Hoa Kỳ tại Việt Nam vào thời điểm đó đă góp phần gây sụt giảm rất lớn đến sự ủng hộ tiếp tục tham chiến.

Tiếp xúc với nhiều người miền Nam thời hậu chiến, TS. Stur nói bà “hoàn toàn thấu hiểu” tâm trạng của nhiều người cho rằng Hoa Kỳ đă đến Việt Nam và “làm lớn thêm đống hổ lốn tại đây, leo thang chiến tranh và rồi bỏ đi mà không hoàn thành cam kết”.

“Tôi nghĩ rất khó để hàn gắn vết thương đó. Đối với những người đă phải rời bỏ Việt Nam, trở thành người tị nạn ở Mỹ và không bao giờ có thể trở về, nghĩa là họ đă mất nước”, Giáo sư Stur nói. “Nước Mỹ sẽ phải mất một thời gian rất dài để chữa lành vết thương cho những người đă chiến đấu cùng với người Mỹ và tin rằng Hoa Kỳ sẽ làm ǵ đó để giúp họ nhưng rồi lại bỏ đi”.

Trước tác phẩm “Saigon at War: South Vietnam and the Global Sixties”, nữ học giả Mỹ từng được biết tiếng qua tác phẩm viết về thân phận phụ nữ thời chiến trong cuốn “Beyond Combat: Women and Gender in the Vietnam War Era” và nhiều bài viết khác về chiến tranh Việt Nam.

“Đó là một đất nước xinh đẹp và hấp dẫn, và tôi muốn hiểu biết thêm về lịch sử của đất nước này trong mối quan hệ với cuộc chiến của người Mỹ tại đây”, TS. Stur giải thích về lư do bà tập trung nghiên cứu và cho ra đời nhiều tác phẩm về chiến tranh Việt Nam.

kentto
R7 Tuyệt Đỉnh Cao Thủ
Release: 06-07-2020
Reputation: 134164


Profile:
Join Date: Apr 2012
Posts: 5,342
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	12.jpg
Views:	0
Size:	69.7 KB
ID:	1595113   Click image for larger version

Name:	13.png
Views:	0
Size:	857.9 KB
ID:	1595114  
kentto_is_offline
Thanks: 2,247
Thanked 6,964 Times in 2,381 Posts
Mentioned: 12 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 84 Post(s)
Rep Power: 24 kentto Reputation Uy Tín Level 9kentto Reputation Uy Tín Level 9kentto Reputation Uy Tín Level 9kentto Reputation Uy Tín Level 9kentto Reputation Uy Tín Level 9
kentto Reputation Uy Tín Level 9kentto Reputation Uy Tín Level 9kentto Reputation Uy Tín Level 9kentto Reputation Uy Tín Level 9kentto Reputation Uy Tín Level 9kentto Reputation Uy Tín Level 9kentto Reputation Uy Tín Level 9kentto Reputation Uy Tín Level 9kentto Reputation Uy Tín Level 9kentto Reputation Uy Tín Level 9kentto Reputation Uy Tín Level 9kentto Reputation Uy Tín Level 9kentto Reputation Uy Tín Level 9kentto Reputation Uy Tín Level 9kentto Reputation Uy Tín Level 9kentto Reputation Uy Tín Level 9kentto Reputation Uy Tín Level 9
Old 06-07-2020   #2
Majestic
R3 Hảo Kiếm Khách
 
Join Date: May 2019
Posts: 340
Thanks: 4,416
Thanked 318 Times in 180 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 82 Post(s)
Rep Power: 6
Majestic Reputation Uy Tín Level 7Majestic Reputation Uy Tín Level 7
Majestic Reputation Uy Tín Level 7Majestic Reputation Uy Tín Level 7Majestic Reputation Uy Tín Level 7Majestic Reputation Uy Tín Level 7Majestic Reputation Uy Tín Level 7Majestic Reputation Uy Tín Level 7Majestic Reputation Uy Tín Level 7Majestic Reputation Uy Tín Level 7Majestic Reputation Uy Tín Level 7Majestic Reputation Uy Tín Level 7Majestic Reputation Uy Tín Level 7Majestic Reputation Uy Tín Level 7Majestic Reputation Uy Tín Level 7Majestic Reputation Uy Tín Level 7Majestic Reputation Uy Tín Level 7Majestic Reputation Uy Tín Level 7Majestic Reputation Uy Tín Level 7Majestic Reputation Uy Tín Level 7Majestic Reputation Uy Tín Level 7
Default

Hanoi hoc theo chinh sach cua Backinh luon di hiep dap ke khac quen di cai goi la Nho giao cua Khong Manh Lao. Chuyen di an cuop hoi cua lay cua nguoi lam cua minh.
Majestic_is_offline   Reply With Quote
Old 06-07-2020   #3
francesco
R6 Đệ Nhất Cao Thủ
 
Join Date: Jan 2007
Posts: 3,330
Thanks: 14
Thanked 608 Times in 442 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 170 Post(s)
Rep Power: 21
francesco Reputation Uy Tín Level 3francesco Reputation Uy Tín Level 3francesco Reputation Uy Tín Level 3francesco Reputation Uy Tín Level 3francesco Reputation Uy Tín Level 3francesco Reputation Uy Tín Level 3francesco Reputation Uy Tín Level 3francesco Reputation Uy Tín Level 3francesco Reputation Uy Tín Level 3francesco Reputation Uy Tín Level 3francesco Reputation Uy Tín Level 3
Default

ba chang can hieu them gi ve vietnam
ba hay suy nghi den 1 ke cuop dat nuoc cua nguoi khac
hay cuop do vat cua nguoi khac
ho se doi xu voi nguoi bi mat cua ,mat dat the nao??
sau do ho se phai lam gi de che dau nhung gi da lam
neu ba hieu duoc viec nay
thi ba co the viet ra 1 cuon sach lich su vietnam
francesco_is_offline   Reply With Quote
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 04:21.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.12775 seconds with 15 queries