VN Tiết lộ bí mật hăi hùng về tên những con đường lịch sử ở VN - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Breaking News | Tin Nóng > Breaking News | Tin Sốt


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  United Nations Icon Tiết lộ bí mật hăi hùng về tên những con đường lịch sử ở VN
Dưới thời Việt Nam Cộng Ḥa, các chính phủ miền Nam không bị ám ảnh về vấn đề chủ chiến hay chủ ḥa như Việt Cộng ở miền Bắc, nhưng cũng thiên vị; các thành phố thường đặt tên đường Tôn Thất Thuyết nhưng Nguyễn Văn Tường th́ không.


Một dấu hiệu cho thấy một quốc gia c̣n non trẻ, chưa trưởng thành, là mỗi lần thay đổi chính quyền th́ người ta cũng thay đổi tên các đường, thậm chí đến tên các tỉnh, thành phố hoặc trường học. Xem như vậy th́ nước Việt Nam c̣n rất non trẻ! Năm 1975, sau khi đảng Cộng Sản chiếm được miền Nam họ đă đặt thêm bao nhiêu tên đường mới – với những tên, họ mà người dân không ai từng nghe đến! Bao giờ chế độ cộng sản chấm dứt, chắc chắn sẽ c̣n một vụ đổi tên đường, đổi tên trường, đổi tên các thành phố nữa. Tản Đà c̣n sống chắc vẫn viết lại câu thơ, “Dân 25 triệu không người lớn – Nước 4 ngàn năm vẫn trẻ con!” (bây giờ chỉ đổi lại thành ‘dân gần trăm triệu’ không người lớn!)

Đổi tên đường là một cách sửa lịch sử. Các đảng Cộng sản từ thời Stalin vẫn liên tục sửa đổi sách sử theo nhu cầu giai đoạn. Sau khi Leo Trotsky chống Stalin rồi trốn ra nước ngoài, những tấm h́nh ông ta đứng bên Lenin bị bôi xóa hết. Tên những lănh tụ cộng sản trong Bộ Chính Trị hay Trung ương đảng cũng biến mất trong sách v́ đă bị Stalin thủ tiêu. Sau khi chế độ cộng sản sập tiệm, thành phố mang tên Stalingrad nằm bên sông Volga được đổi tên thành Volgagrad.

Cộng sản Việt Nam bắt chước Nga đổi tên Sài G̣n thành Thành Phố Hồ Chí Minh, mà viết theo kiểu Nga là… Hochiminhgrad. Trong thành phố đó bây giờ vẫn c̣n một con đường mang tên Lê Văn Tám, một nhân vật hoàn toàn tưởng tượng. Tác giả đẻ ra “Liệt sĩ Lê Văn Tám” là Trần Huy Liệu, trước khi chết đă thú nhận ḿnh sáng tác ra câu chuyện liệt sĩ này chỉ cốt để tuyên truyền. Nhưng đảng Cộng sản không dám xóa bỏ tên con đường Lê Văn Tám. Họ không dám thú nhận lịch sử do họ viết đầy những chuyện gian dối như thế.


Trần Huy Liệu từng làm bộ trưởng Bộ Tuyên Truyền nhưng đă đứng đầu Viện Nghiên Cứu Lịch Sử ở Hà Nội tới năm 1969 khi ông qua đời. Cho nên chuyện bịa đặt lịch sử với mục đích tuyên truyền rất dễ hiểu. Năm 1963 ông đă phát động một phong trào đă kích Phan Thanh Giản, người đă tự vẫn khi quân Pháp đánh chiếm tỉnh Vĩnh Long năm 1867. Có thể coi như Trần Huy Liệu đă mở một phiên ṭa “xử án Phan Thanh Giản.” Mục đích của những bài đăng trên tạp chí Nghiên Cứu Lịch Sử, từ số 48 đến số 55 là kết tội xu hướng “chủ ḥa” của triều đ́nh Huế trong thời quân Pháp tấn công chiếm các tỉnh miền Nam. Phan Thanh Giản bị coi là người chủ ḥa số một! Đảng Cộng Sản mở chiến dịch “chống chủ ḥa” v́ lúc đó Lê Duẩn quyết liệt chủ chiến, đưa quân miền Bắc vào miền Nam gây nên cuộc nội chiến chết hàng triệu thanh niên! Trần Huy Liệu đóng vai cán bộ tuyên truyền, cổ vơ cho chính sách của Lê Duẩn, bằng cách bôi nhọ một nhân vật lịch sử.
Một cuốn sách của Luật sư Phan Đào Nguyên viết về Phan Thanh Giản mới xuất bản năm 2021 đă bác bỏ tất cả các luận điệu, bằng chứng giả mạo, xuyên tạc, trong phiên ṭa của tạp chí Nghiên Cứu Lịch Sử! Đây là một phiên ṭa mới, xử án một phiên ṭa cũ sau gần 60 năm, trong đó bị cáo nổi bật là ông Trần Huy Liệu!
Khi đảng Cộng sản đă chiếm được miền Nam, vấn đề chủ chiến hay chủ ḥa không cần đặt ra nữa. Nhưng họ vẫn không muốn dân Việt nhắc đến tên Phan Thanh Giản. Sáu năm sau khi Trần Huy Liệu qua đời, đường Phan Thanh Giản ở Sài G̣n c̣n bị đổi thành Điện Biên Phủ; đường Phan Thanh Giản ở Cần Thơ đổi thành Xô Viết Nghệ Tĩnh. Trường trung học Phan Thanh Giản bị đổi tên thành Châu Văn Liêm, một trong sáu người thành lập đảng Cộng Sản! Ông Châu Văn Liêm bị Pháp bắn chết năm 28 tuổi. Nhưng trong thời gian đó hàng ngàn thanh niên Cần Thơ bị sát hại như ông, người cộng sản th́ ít, người quốc gia nhiều hơn. Châu Văn Liêm không thể so sánh với Phan Thanh Giản!
Đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn giữ nguyên chủ trương sửa đổi lịch sử, cho nên chế độ kiêng tên bây giờ c̣n giữ. Ngày 5 tháng 1 năm 2022, Ban Tuyên Giáo trung ương Việt Cộng vẫn viết một công văn, ra lệnh các tỉnh và thành phố không được lấy tên Phan Thanh Giản đặt tên đường, tên trường học, vân vân.
Tại sao đảng Cộng Sản “thù dai,” đến bây giờ vẫn không cho nhắc đến Phan Thanh Giản? Một lư do thầm kín, là ngày 30 tháng Tư năm 1975, hai vị tướng chỉ huy Nguyễn Khoa Nam và Lê Văn Hưng ở Cần Thơ đă theo gương Cụ Phan. Hai ông tự sát, không đầu hàng. Dân Cần Thơ chắc chắn sẽ nhớ đến tấm gương tuẫn tiết của hai vị tướng Việt Nam Cộng Ḥa, mỗi khi nh́n thấy tên Phan Thanh Giản.



Bây giờ nhiều tài liệu lịch sử mới đă được tŕnh bày cho thấy Phan Thanh Giản đă chịu cho quân Pháp chiếm Vĩnh Long là do một quyết định trước đó của triều đ́nh Huế. Trong cuốn sách viết nhan đề “Nguyễn Văn Tường và cuộc chiến chống đô hộ Pháp của nhà Nguyễn,” Giáo sư Nguyễn Quốc Trị cho biết (trang 1084) Cơ Mật Viện ở Huế đă đề nghị, nếu Pháp đánh Vĩnh Long th́ “xin tư cho quan kinh lược không đánh nhau với quân Pháp, tự phải rút lui;” và nếu “bị người Pháp bức lấy tất cả (hai tỉnh An Giang và Hà Tiên) th́ “tất phải chuyển về B́nh Thuận đợi lịnh triều đ́nh.” Họ tin rằng nhân dân sáu tỉnh miền Nam “lũ lượt tức giận nổi lên” chống Pháp. Được chỉ thị rút lui để bảo toàn mạng sống, nhưng cụ Phan đă tuyệt thực mà chết, một hành động tuẫn tiết v́ nước, làm gương hy sinh cho nhân dân sáu tỉnh.
Công tŕnh nghiên cứu của Giáo sư Nguyễn Quốc Trị đă tŕnh bày các tài liệu cho thấy rơ hơn về cuộc đời chính trị của Nguyễn Văn Tường, một trong hai phụ chính đại thần, cùng với Tôn Thất Thuyết đă đưa vua Hàm Nghi trốn khỏi kinh thành Huế để chống quân Pháp. Nguyễn Văn Tường được cử trở về Huế mưu cuộc điều đ́nh, Tôn Thất Thuyết sang Trung Quốc cầu viện và bị giữ lại, các con ông chết khi nhà vua bị bắt. V́ thế, ông Tôn Thất Thuyết được mô tả là chủ chiến, c̣n Nguyễn Văn Tường bị coi là chủ ḥa.
Vua Hàm Nghi lệnh cho Nguyễn Văn Tường về Huế gặp người Pháp v́ ông “Kỳ Vĩ Quận Công” đă có kinh nghiệm trong các cuộc thương thuyết với người Pháp từ thời vùa Tự Đức, trước khi kư các hiệp ước 1874 và 1884. Ông bị coi là “chủ ḥa,” nhưng, khi bàn dự thảo hiệp ước, ông thực sự đă chống lại không chấp nhận nước Pháp “bảo hộ” triều đ́nh nhà Nguyễn, tức là nắm quyền chỉ huy cả việc nội trị. Ông chấp nhận chữ “bảo trợ,” nhường cho Pháp quyền ngoại giao, tức là giao thiệp với Trung Quốc. Ông có lúc c̣n đề nghị thay đổi các hiệp định cũ, để triều đ́nh Huế hoàn toàn độc lập cai trị miền Trung; đổi lại, miền Bắc trở thành thuộc địa của Pháp như Nam Kỳ.
Quân lực Pháp lúc đó quá mạnh, quân ta quá yếu, ông Nguyễn Văn Tường không thể thuyết phục được người Pháp mà c̣n bị tướng de Courcy bắt giam. Trong hai tháng, ông mời được bà Hoàng Thái Hậu Từ Dũ cùng Hoàng Hậu Lệ Thiên (mẹ và vợ vua Tự Đức) đứng ra “chấp chánh” tạm thời, không để cảnh một triều đ́nh “không có vua” kéo dài.
Sau đó, ông bị đưa xuống tàu thủy chở đi Côn Đảo v́ “đă chống (nước Pháp) nhiều năm…” Sau hai tháng ông bị đầy ở đảo Tahiti, thuộc địa Pháp ở Thái B́nh Dương. Sau khi tới nơi lưu đầy một tháng, ông Tường lại viết thư gửi chính phủ Pháp, nhắc lại đề nghị cũ của ḿnh, chứng tỏ trong ḷng ông lúc nào cũng lo toan vận nước. Bức thư không được trả lời; bốn tháng sau th́ ông mất.


Dưới thời Việt Nam Cộng Ḥa, các chính phủ miền Nam không bị ám ảnh về vấn đề chủ chiến hay chủ ḥa như Việt Cộng ở miền Bắc, nhưng cũng thiên vị; các thành phố thường đặt tên đường Tôn Thất Thuyết nhưng Nguyễn Văn Tường th́ không.
Sự nghiệp của hai ông Tường, Thuyết đối với Triều Nguyễn và với nước Việt Nam thực sự không ai hơn ai. Sẽ có ngày dân Việt được tự do, phán xét công bằng các nhân vật lịch sử; không để cho một chính phủ, môt đảng nào độc quyền xuyên tạc. Sẽ có ngày thành phố Huế phải có đường mang tên Nguyễn Văn Tường; Cần Thơ dựng lại Trường Phan Thanh Giản và các con đường mang tên Nguyễn Khoa Nam và Lê Văn Hưng. Lúc đó, có thể nói nước Việt Nam đă trưởng thành.
Ngô Nhân Dụng

Gibbs
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Gibbs's Avatar
Release: 03-21-2023
Reputation: 74856


Profile:
Join Date: Nov 2006
Posts: 21,947
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	VBF2023-03-21-2.jpg
Views:	0
Size:	108.7 KB
ID:	2194338   Click image for larger version

Name:	VBFfghfghf.jpg
Views:	0
Size:	86.1 KB
ID:	2194339   Click image for larger version

Name:	VBFgfhgfh.jpg
Views:	0
Size:	135.8 KB
ID:	2194340   Click image for larger version

Name:	VBFfcyrd.jpg
Views:	0
Size:	84.9 KB
ID:	2194341  

Gibbs_is_offline
Thanks: 24,948
Thanked 15,556 Times in 6,664 Posts
Mentioned: 161 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 664 Post(s)
Rep Power: 42 Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
The Following User Says Thank You to Gibbs For This Useful Post:
ngutu (03-21-2023)
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 16:01.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.08607 seconds with 15 queries