Theo như ḥn đảo Greenland là vùng lănh thổ tự trị của Đan Mạch với dân số khoảng 57.000 người mới đây có cuộc bầu cử tại nơi này năm 2025 không chỉ mang tính địa phương mà c̣n thu hút sự chú ư toàn cầu trong bối cảnh tương lai ḥn đảo đang được đặt lên bàn cân với khoảng 40.500 cử tri đủ điều kiện đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử của Greenland năm nay chính thức diễn ra vào ngày 11/3 vừa qua.
Greenland, vùng lănh thổ tự trị của Đan Mạch với dân số khoảng 57.000 người, từ lâu đă duy tŕ các cuộc bầu cử mang tính chất cục bộ, ít nhận được sự quan tâm quốc tế.
Cuộc bầu cử của Greenland năm nay chính thức diễn ra vào ngày 11/3 (giờ địa phương) với khoảng 40.500 cử tri đủ điều kiện đi bỏ phiếu, theo Reuters.
Các vấn đề trọng tâm của những kỳ bầu cử trước đây thường xoay quanh kinh tế, khai thác khoáng sản, chính sách ngư nghiệp và sự liên hệ với Đan Mạch.
Tuy nhiên, cuộc bầu cử năm nay diễn ra trong bối cảnh đặc biệt khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tái khẳng định mong muốn đưa Greenland vào phạm vi ảnh hưởng của Mỹ.

Khoảng 40.500 cử tri đủ điều kiện tham gia cuộc bầu cử Greenland. Ảnh: Reuters.
Phát biểu trước Quốc hội Mỹ hồi đầu tháng 3, ông Trump tuyên bố: "Tôi nghĩ chúng ta sẽ có được nó (Greenland) bằng cách này hay cách khác". Câu nói này đă làm dấy lên lo ngại về khả năng Mỹ sử dụng sức ép kinh tế hoặc thậm chí vũ lực để kiểm soát ḥn đảo này, CNN nhận định.
Sau tuyên bố của ông Trump, Thủ tướng Greenland Mute Egede nhanh chóng phúc đáp: "Chúng tôi (Greenland) không phải để bán và cũng không thể bị chiếm đoạt một cách đơn giản".
Không chỉ riêng Thủ tướng Egede, toàn bộ 5 đảng trong cơ quan lập pháp Greenland đều bày tỏ sự phản đối với ư tưởng sáp nhập vào Mỹ. Bỏ qua những bất đồng trong chính sách kinh tế và xă hội, các đảng phái đều đồng thuận về một mục tiêu dài hạn: đưa Greenland độc lập khỏi Đan Mạch, theo CNN.
Mối quan tâm của ông Trump
Greenland từng là lănh thổ chịu ảnh hưởng của Đan Mạch cho đến năm 1953, khi đảo giành được quyền tự quản nhiều hơn. Đến năm 2009, Greenland tiếp tục mở rộng quyền kiểm soát đối với khoáng sản, cảnh sát và hệ thống tư pháp, tuy nhiên Đan Mạch vẫn giữ quyền quyết định đối với an ninh, quốc pḥng, chính sách đối ngoại và tiền tệ.
Bên cạnh yếu tố độc lập, vấn đề an ninh của Greenland đang trở nên quan trọng hơn khi một số đối trọng của Mỹ đang t́m cách gia tăng ảnh hưởng tại Bắc Cực.
Một số chính trị gia Greenland đă đề xuất khả năng kư kết hiệp ước quốc pḥng với Đan Mạch, Canada hoặc thậm chí Mỹ sau khi giành độc lập. Mỹ hiện duy tŕ một căn cứ quân sự lớn tại vùng tây bắc Greenland, đặt ra câu hỏi về tương lai an ninh của ḥn đảo nếu tách khỏi Đan Mạch.

Cử tri tham gia bỏ phiếu tại một điểm bầu cử ở Nuuk, Greenland, vào ngày 11/3 (giờ địa phương). Ảnh: Reuters.
Từ khi nhậm chức vào cuối tháng 1, Tổng thống Trump đă nhiều lần tuyên bố rằng việc kiểm soát Greenland là “cần thiết” đối với an ninh quốc gia của Mỹ.
Trong cuộc tranh luận cuối cùng trên đài phát thanh quốc gia KNR vào ngày 11/3, lănh đạo của 5 đảng chính trị hiện diện trong cơ quan lập pháp Greenland đều bày tỏ sự hoài nghi về động cơ của ông Trump, theo Reuters.
Erik Jensen, lănh đạo đảng Siumut, một trong những đảng lớn nhất của Greenland, nói: “Ông ấy đang cố gắng gây ảnh hưởng lên chúng tôi. Tôi có thể hiểu tại sao nhiều người cảm thấy bất an”.
Cùng với sự quan tâm của Mỹ, người dân Greenland cũng đang thể hiện sự trỗi dậy của tinh thần tự tôn dân tộc, với việc văn hóa Inuit ngày càng được đề cao trong đời sống chính trị và xă hội. Nhà báo Masaana Egede từ tờ Sermitsiaq nhận định: “Câu chuyện về độc lập vốn dĩ vẫn được thảo luận từ trước đến nay nhưng Tổng thống Trump đă khiến vấn đề nầy bùng nổ mạnh mẽ hơn bao giờ hết”.
Tương lai mơ hồ
Sự quan tâm của Mỹ đối với Greenland không chỉ xuất phát từ vị trí chiến lược mà c̣n từ nguồn tài nguyên quư giá tại đây. Greenland sở hữu trữ lượng lớn dầu mỏ, khí đốt và đất hiếm, vốn là các nguyên liệu thiết yếu cho ngành công nghiệp năng lượng sạch và quốc pḥng.
Trong bối cảnh Trung Quốc đang áp đảo chuỗi cung ứng toàn cầu về mặt hàng đất hiếm, Washington được cho là đă lo ngại rằng nếu không đưa Greenland trong quỹ đạo của Mỹ, Trung Quốc sẽ gia tăng kiểm soát đối với các nguồn tài nguyên này.
Sự tan chảy của băng Bắc Cực đang mở ra các tuyến hàng hải mới và giúp việc tiếp cận tài nguyên trở nên khả thi hơn, thúc đẩy cả Nga và Trung Quốc tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực. Trước diễn biến này, vấn đề độc lập của Greenland ngày càng được đưa ra bàn luận một cách nghiêm túc hơn bao giờ hết, theo Reuters.
"Chúng tôi sẵn sàng đầu tư hàng tỷ USD để tạo công ăn việc làm và giúp Greenland giàu có", ông Trump viết trong một bài đăng trên mạng xă hội hôm 9/3.
Dù các chính trị gia Greenland không ủng hộ viễn cảnh sáp nhập, họ vẫn để ngỏ khả năng hợp tác kinh tế với Mỹ.
Sự quan tâm đột ngột của Tổng thống Trump được cho là đă thúc đẩy nhanh chóng phong trào độc lập tại Greenland. Dù chưa có tầm nh́n cụ thể, đảng Siumut, đối tác trong liên minh cầm quyền, tuyên bố sẽ tổ chức trưng cầu dân ư về vấn đề độc lập trong nhiệm kỳ tới, theo CNN.
Trong khi đó, đảng đối lập Naleraq lại kêu gọi một tiến tŕnh nhanh chóng hơn, thậm chí đề xuất kư kết thỏa thuận quốc pḥng với Mỹ ngay sau khi độc lập.

Các chính trị gia ứng cử trong đợt tổng tuyển cử ở Greenland năm nay. Ảnh: Reuters.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo rằng một cuộc trưng cầu dân ư không đồng nghĩa với việc Greenland có thể ngay lập tức tách khỏi Đan Mạch. "Người dân Greenland cảm thấy bị mắc kẹt, không chỉ về mặt hiến pháp mà c̣n trong quan hệ kinh tế với Đan Mạch", ông Ulrik Pram Gad, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Đan Mạch, nhận xét.
Greenland hiện nhận trợ cấp từ Đan Mạch khoảng 500 triệu USD mỗi năm, chiếm gần 20% GDP và khoảng một nửa ngân sách công của ḥn đảo.
Ngoài ra, người dân Greenland c̣n được hưởng hộ chiếu Đan Mạch, hệ thống y tế và phúc lợi xă hội theo tiêu chuẩn Bắc Âu. Điều này đặt ra câu hỏi lớn về tính khả thi của viêc tách khỏi Đan Mạch, đặc biệt khi nền kinh tế Greenland vẫn phụ thuộc vào ngư nghiệp và chưa khai thác triệt để tiềm năng tài nguyên.
Bên cạnh các yếu tố kinh tế và an ninh, mối quan hệ giữa Greenland và Đan Mạch c̣n tồn tại những vết gợn lịch sử. Một trong những bê bối gây chấn động gần đây là chương tŕnh kiểm soát cưỡng chế sinh sản đối với phụ nữ Greenland trong thập niên 1960-1970, được chính quyền Đan Mạch thực hiện mà không có sự đồng thuận, theo CNN.
Ngoài ra, sự bất măn c̣n gia tăng do Greenland cáo buộc Đan Mạch khai thác tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là mỏ cryolite từ năm 1854 đến 1987, mà không đem lại lợi ích cho người dân địa phương.
Một khảo sát do Đại học Greenland thực hiện đầu năm 2024 cho thấy ngày càng nhiều người dân lo ngại về an ninh quốc gia, đồng thời mong muốn tăng cường hợp tác quốc tế với các nước như Iceland, Canada và Hội đồng Bắc Cực. Tuy nhiên, các vấn đề kinh tế như chi phí sinh hoạt và tỷ lệ thất nghiệp vẫn là mối quan tâm hàng đầu của cử tri.
"Chưa bao giờ lá phiếu lại quan trọng như lúc này", nhà báo Tôrtia Reimer-Johansen viết trên tờ Sermitsiaq. Kết quả bầu cử sẽ không chỉ quyết định chính quyền tiếp theo của Greenland mà c̣n định h́nh con đường tương lai của vùng lănh thổ này giữa các áp lực địa chính trị toàn cầu.