Nguyên nhân nào khiến láng giềng của Ấn Độ ch́m trong đợt lây nhiễm Covid-19 tồi tệ? - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Nguyên nhân nào khiến láng giềng của Ấn Độ ch́m trong đợt lây nhiễm Covid-19 tồi tệ?
Nguyên nhân khiến Nepal ch́m trong đợt lây nhiễm Covid-19 tồi tệ. Hiện nước này đang đứng trước bờ vực của một cuộc khủng hoảng Covid-19 không kém ǵ Ấn Độ, nếu không muốn nói là tồi tệ hơn.


Khung cảnh vắng lặng trong ngày đầu tiên phong tỏa ở thủ đô Kathmandu, Nepal.

Số ca nhiễm Covid-19 ở Nepal tăng cao nhất trong ngày 5.5, các bệnh viện quá tải bệnh nhân, trong khi Thủ tướng nước này đang kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.

Nepal hiện đang phát hiện mỗi 20 ca nhiễm Covid-19 mới trong 100.000 người dân. Tỉ lệ này khá tương đồng với Ấn Độ cách đây 2 tuần.

Trong số các trường hợp xét nghiệm Covid-19 ở Nepal, có tới 44% cho kết quả dương tính. “Những ǵ xảy ra ở Ấn Độ hiện tại chính là Nepal của tương lai trong vài tuần tới, nếu như chúng ta không thể kiềm chế số ca bệnh”, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Nepal, Tiến sĩ Netra Prasad Timsina, nói.

Sự lây lan nhanh chóng của virus đă làm dấy lên những lo ngại rằng Nepal đứng trước bờ vực của một cuộc khủng hoảng Covid-19 không kém ǵ Ấn Độ, nếu không muốn nói là tồi tệ hơn, theo CNN.

T́nh h́nh đang ngày càng tồi tệ hơn mỗi ngày và có thể vượt ra khỏi tầm kiểm soát trong tương lai”, Tiến sĩ Samir Adhikari, phát ngôn viên Bộ Y tế Nepal, nói.

Sự chủ quan ở biên giới

Chỉ một tháng trước, quốc gia trên dăy Hiamalaya với khoảng 29 triệu dân, ghi nhận trung b́nh 100 ca nhiễm mỗi ngày. Đến ngày 5.5, con số này đă tăng lên hơn 8.600 ca.

Một phần nguyên nhân được cho là do vấn đề kiểm soát biên giới giữa Ấn Độ và Nepal. Người Nepal quay trở về nước bằng đường bộ không cần phải cung cấp giấy tờ tùy thân. Nhiều người Nepal sang Ấn Độ làm ăn và ngược lại, hoạt động giao thương ở biên giới rất nhộn nhịp.

Khi làn sóng lây nhiễm thứ hai bùng phát, một số người Ấn Độ đă sang Nepal để trông cậy vào hệ thống y tế ở quốc gia này, hoặc làm bàn đạp sang một nước thứ ba, ông Adhikari cho biết.

“Rất khó để ngăn người dân Nepal và Ấn Độ qua lại giữa biên giới”, ông Adhikari, nhấn mạnh.

Gần đây, Nepal đă có động thái siết chặt kiểm soát biên giới. Công dân Nepal chỉ có thể quay về từ 13 chốt kiểm soát giữa hai nước, thay v́ 35 như trước đây.

Chính phủ Nepal cũng đang sắp áp đặt quy định người quay về từ Ấn Độ phải xét nghiệm Covid-19 ngay tại biên giới. Những ca dương tính sẽ được đưa đi cách ly ngay lập tức. Người có kết quả âm tính sẽ được về nhà.

Tuy nhiên, Tiến sĩ Sameer Mani Dixit, nhà nghiên cứu y tế công ở Nepal, nói các biện pháp trên là quá muộn. Bởi virus đă t́m được cách len lỏi trên khắp đất nước.

Các hoạt động tụ tập đông người



Người dân Nepal tham gia một sự kiện tín ngưỡng vào ngày 10.4.

Cuộc khủng hoảng Covid-19 bắt đầu ở Nepal từ tháng 4, khi Thủ tướng K. P. Sharma Oli ca ngợi một phương pháp điều trị bệnh nhân Covid-19 chưa được khoa học chứng minh. Ông Oli cũng cho rằng, người Nepal có hệ miễn dịch tốt nhờ các gia vị được hấp thụ hàng ngày.


Trong tháng 4, người dân Nepal ở nhiều nơi đă tham gia các hoạt động tín ngưỡng, đặc biệt là Kumbh Mela, một lễ hội quan trọng của người theo đạo Hindu.

Cựu vương Nepal Gyanendra Shah và hoàng hậu Komal Shah sang Ấn Độ tham dự sự kiện siêu lây nhiễm trên. Khi quay trở về Nepal, cả hai có kết quả dương tính với Covid-19.

Hàng ngàn người Nepal cũng tập trung ở thủ đô để tham dự lễ hội truyền thống Pahan Charhe, bất chấp khuyến cáo của chính phủ.

Đến ngày 24.4, Nepal bắt đầu ghi nhận số ca nhiễm tăng vọt với 2.400 ca nhiễm mới trong ngày. 5 ngày sau, số ca nhiễm đă tăng lên 4.800. Bộ Y tế Nepal đến lúc này thừa nhận, t́nh trạng lây nhiễm đang vượt tầm kiểm soát.

“Số ca nhiễm đă tăng lên ngoài tầm kiểm soát của hệ thống y tế, việc cung cấp giường bệnh điều trị người nhiễm Covid-19 tại các bệnh viện đang trở nên khó khăn”, tuyên bố của Bộ Y tế Nepal cho biết.

Chuyên gia y tế Suresh Panthee, một trong những người sáng lập Viện Nghiên cứu Bền vững ở Nepal, nói người dân đă có phần chủ quan sau khi vượt qua đợt lây nhiễm Covid-19 đầu tiên.

Khi số ca nhiễm tăng lên ở biên giới, Nepal có thể áp đặt quy định cách ly, nhưng lại chậm trễ. “Chúng tôi đă có thời gian chuẩn bị, nhưng lại chưa sẵn sàng”, ông Panthee nói.

Hệ thống y tế c̣n hạn chế



Người thân đau buồn sau khi đưa thi thể bệnh nhân Covid-19 đi hỏa táng ở Nepal.

Nepal là một trong số các quốc gia nghèo nhất trên thế giới. Điều này phản ánh hệ thống y tế c̣n hạn chế của quốc gia này.

Theo con số thống kê của chính phủ Nepal tính đến năm ngoái, quốc gia này chỉ có 1.595 giường chăm sóc tích cực (ICU) và 480 máy thở với số dân lên tới 29 triệu người.

Nepal cũng rất thiếu đội ngũ y bác sĩ, với tỉ lệ chỉ 0,7 trên 100.000 người dân. Một số bác sĩ và nhân viên y tế mới nghỉ hưu ở Nepal đă được yêu cầu quay trở lại hỗ trợ chống dịch. Đội ngũ bác sĩ quân y ở Nepal cũng được lệnh sẵn sàng.

Tiến sĩ Paras Shrestha, bác sĩ tại một bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 ở Nepal, nói rằng hầu hết bệnh viện đều quá tải. Ông khuyến cáo các bệnh nhân có triệu chứng ở dạng nhẹ hăy tự cách ly tại nhà.

Trước mắt, chính phủ Nepal đă đặt mua thêm 20.000 b́nh oxy y tế từ nước ngoài do nhu cầu sử dụng oxy ở bệnh viện đă tăng gấp 3 lần so với b́nh thường.

Quân đội Nepal cũng bắt đầu xây dựng các bệnh viện dă chiến ở biên giới với Ấn Độ để làm nơi điều trị người quay trở về từ biên giới, cũng như gấp rút bổ sung thêm giường bệnh ở những nơi có virus lây lan mạnh nhất.

Một vấn đề khác là số người được tiêm vaccine ngừa Covid-19 c̣n hạn chế. Tính đến cuối tháng trước, chỉ 7,2% số dân Nepal tiêm vaccine mũi đầu tiên, thấp hơn mức 10% ở Ấn Độ.

“Tôi muốn nói là chính phủ đang cố gắng hết sức”, ông Adhikari nói. “Nhưng phải thừa nhận rằng chúng tôi có hệ thống chăm sóc sức khỏe hết sức hạn chế”.

VietBF@ sưu tập

PinaColada
R11 Độc Cô Cầu Bại
Release: 05-06-2021
Reputation: 35345


Profile:
Join Date: Oct 2013
Posts: 101,144
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	451.jpg
Views:	0
Size:	61.3 KB
ID:	1786311   Click image for larger version

Name:	452.jpg
Views:	0
Size:	111.0 KB
ID:	1786312   Click image for larger version

Name:	453.jpg
Views:	0
Size:	43.1 KB
ID:	1786313  
PinaColada_is_offline
Thanks: 9
Thanked 7,207 Times in 6,384 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 16 Post(s)
Rep Power: 113 PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7
PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 09:09.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.08623 seconds with 13 queries