Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sẵn sàng chi 15 tỷ USD để mua 10 hệ thống pḥng không Patriot từ Mỹ, nhằm chống lại các đợt tấn công tên lửa của Nga.
Thông tin ban đầu xuất hiện trên nền tảng X qua tài khoản Clash Report, sau đó được xác nhận bởi Euromaidan Press. Đề xuất được đưa ra trong bối cảnh Ukraine liên tục hứng chịu các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái (UAV) của Nga.

Hệ thống tên lửa pḥng không Patriot PAC-3MSE. (Nguồn: Quân đội Mỹ)
V́ sao Patriot lại quan trọng với Ukraine?
Hệ thống Patriot, viết tắt của "Phased Array Tracking Radar for Intercept on Target", là một trong những vũ khí pḥng không tối tân nhất của Mỹ, do tập đoàn Raytheon phát triển (nay là RTX Corporation). Mỗi tổ hợp bao gồm radar điều khiển, trung tâm chỉ huy, bệ phóng và các tên lửa đánh chặn PAC-3 có khả năng tiêu diệt mục tiêu chính xác bằng phương pháp "bắn để va chạm".
Giá thành cho một khẩu đội Patriot có thể lên tới 1 tỷ USD, chưa kể mỗi tên lửa PAC-3 có giá khoảng 4 triệu USD. Đề xuất mua 10 khẩu đội đồng nghĩa với một khoản chi khổng lồ không chỉ về tài chính mà c̣n về hạ tầng, huấn luyện và hậu cần.
Tuy nhiên, hiệu quả của Patriot đă được kiểm chứng tại Ukraine. Những hệ thống hiện có đă từng bắn hạ tên lửa siêu thanh Kinzhal của Nga, điều mà trước đây từng được coi là bất khả thi.
Ukraine có đủ khả năng chi trả?
Theo Ngân hàng Thế giới, GDP của Ukraine năm 2024 đạt khoảng 179 tỷ USD. Như vậy, riêng thương vụ Patriot đă chiếm gần 8% nền kinh tế quốc gia này. Dù vậy, ông Zelensky đă bày tỏ mong muốn phân bổ từ 30 đến 50 tỷ USD cho một gói quốc pḥng rộng hơn, thông qua các khoản vay hoặc viện trợ quốc tế.
Từ năm 2022, Mỹ đă viện trợ quân sự hơn 83 tỷ USD cho Ukraine, nhưng phần lớn dưới dạng tài trợ hoặc trích từ kho dự trữ, chứ không phải là các thương vụ mua bán quy mô lớn như đề xuất lần này. Việc bán Patriot với giá trị hàng chục tỷ USD sẽ cần được Quốc hội Mỹ phê chuẩn và có thể kéo theo các thỏa thuận bù trừ, như khai thác khoáng sản trong tương lai của Ukraine.
Raytheon, nhà sản xuất Patriot, chỉ có thể sản xuất một số lượng hạn chế mỗi năm. Thỏa thuận năm 2023 cung cấp 1.000 tên lửa PAC-3 cho Nhật Bản và đồng minh đă kéo dài thời gian giao hàng tới tận năm 2027. Trong khi đó, mỗi khẩu đội Patriot cần khoảng 90 người để vận hành, với quá tŕnh huấn luyện kéo dài nhiều tháng.
Mỹ hiện duy tŕ 16 tiểu đoàn Patriot trên toàn cầu. Việc chuyển giao số lượng lớn cho Ukraine có thể làm ảnh hưởng đến năng lực pḥng thủ của chính Mỹ và các đồng minh, như Ba Lan hay Ả Rập Xê Út, vốn đang vận hành hàng chục hệ thống Patriot.
Tại sao Mỹ từ chối?
Washington được cho là đă từ chối đề nghị này, một phần v́ muốn ưu tiên viện trợ thay v́ bán hàng. Điều này giúp Mỹ duy tŕ quyền kiểm soát chiến lược và không ảnh hưởng đến kho vũ khí nội địa. Một lư do khác là v́ nhu cầu toàn cầu với Patriot đang vượt xa năng lực cung ứng.
Đức và Romania đă viện trợ hoặc cam kết viện trợ Patriot cho Ukraine, nhưng bản thân các quốc gia này cũng đang gặp khó khăn về nguồn dự trữ. Ba Lan, dù đă có hai khẩu đội, vẫn muốn mua thêm để pḥng thủ sườn phía đông NATO.
Một khảo sát năm 2024 của Pew Research cho thấy chỉ khoảng 1/3 người dân Mỹ coi xung đột tại Ukraine là mối đe dọa lớn.
Dù khả năng thương vụ được chấp thuận c̣n để ngỏ, nhưng đề xuất của ông Zelensky mang nhiều ư nghĩa chính trị.
Tuy nhiên, phản ứng từ Nga dự kiến sẽ rất gay gắt. Moscow đă sử dụng chiến thuật "bầy đàn" UAV giá rẻ như Shahed-136 để làm hao ṃn hệ thống pḥng thủ đắt đỏ của Ukraine. Nếu Ukraine sở hữu thêm nhiều Patriot, Nga có thể tăng cường tấn công bằng tên lửa đạn đạo như Iskander nhằm xuyên thủng lá chắn này.
VietBF@ sưu tập