Nữ nghệ sĩ piano thoát chết nhờ bản dạ khúc buồn Chopin - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > History | Lịch Sử


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Nữ nghệ sĩ piano thoát chết nhờ bản dạ khúc buồn Chopin
Một nữ tù nhân trại tử thần chơi bản dạ khúc của Chopin tại buổi tiệc mừng sinh nhật viên chỉ huy trại. Hắn ta v́ khâm phục tài năng của nữ nghệ sĩ đă đồng ư tha chết cho bà...


Nữ nghệ sĩ piano Do Thái Natalia Karp.

Đó chính là nữ nghệ sĩ piano Do Thái nổi tiếng Natalia Karp và đó cũng là t́nh tiết rất chân thực trong bộ phim “Bản danh sách của Schindler” của đạo diễn Steven Spielberg.

Nghệ sĩ dương cầm trẻ

Natalia sinh ngày 27/2/1911 tại Kraków - cố đô của Ba Lan. Bà là con thứ hai trong một gia đ́nh giàu có, sở hữu một nhà máy dệt. Tuy nhiên, gia đ́nh thương gia này lại đam mê âm nhạc. Ông nội của Natalia là ca sĩ nổi tiếng, mẹ bà là nghệ sĩ opera. Bản thân bà ngay từ nhỏ đă bộc lộ năng khiếu âm nhạc.

Gia đ́nh quyết định cho Natalia học nhạc. Lúc đầu, bà được ông nội dạy. Từ năm 13 tuổi, bà bắt đầu học nhạc với anh rể của nghệ sĩ piano Ba Lan Arthur Rubinstein. Năm 16 tuổi, gia đ́nh gửi Natalia sang Berlin và bà trở thành học tṛ của nghệ sĩ piano kiêm nhà soạn nhạc nổi tiếng Mỹ gốc Áo Artur Schnabel.

Hai năm sau, Natalia biểu diễn ra mắt tại Berlin với dàn nhạc của Hội khuyến nhạc Berlin. Đây là thành công lớn đối với một nghệ sĩ dương cầm trẻ. Mọi thứ tưởng chừng như báo trước một sự nghiệp rực rỡ, nhưng bất hạnh đă xảy ra. Ở Kraków, mẹ của Natalia đột ngột qua đời, để lại các em trai và em gái không nơi nương tựa. Natalia phải trở về nhà và thay cho các buổi biểu diễn âm nhạc, bà phải dạy nhạc để nuôi các em.

Năm 1933, Natalia lấy chồng. Ư trung nhân của bà là Julius Hubler, một người rất đa tài. Ông là luật sư kiêm nghệ sĩ piano và nhà phê b́nh âm nhạc. Nhưng ông phản đối nghề nghiệp của vợ. Theo ông, một người phụ nữ phải chăm lo chồng con, nội trợ.

Tuy nhiên, chẳng bao lâu họ không c̣n nhà nữa. Ngày 1/9/1939, quân Đức tiến vào Ba Lan. Ngày 18/5/1940, “thị trưởng” Quốc xă Karl Schmidt tuyên bố “thanh lọc” Kraków khỏi người Do Thái.

Julius, chồng của Natalia, không sống đến ngày đó. Ông t́nh nguyện ra mặt trận và hy sinh ngay ngày đầu tiên của cuộc chiến trong một trận bom. Natalia chỉ biết tin chồng mất sau chiến tranh. Cha, em trai và em gái của Natalia bí mật rời khỏi thành phố. Chỉ có Natalia và em gái Helena ở lại Kraków.


Viên chỉ huy trại tập trung Amon Göth.

Thoát án tử h́nh nhờ bản nhạc buồn

Một hôm, ra đường sau giờ giới nghiêm, Natalia bị bọn mật thám Gestapo bắt và đánh đập dă man. Sau một thời gian, hai chị em bị đưa đến thành phố Tarnów, cách Kraków 70 km.

Trước đây, Tarnów chỉ có khoảng 25 ngh́n dân, chiến tranh xảy ra, dân số nơi đây lên tới 40 ngh́n do làn sóng người tị nạn Do Thái ập đến. Nhà ở thiếu thốn nghiêm trọng, đến mức mọi người phải qua đêm ngay trên đường phố.

Năm 1943, t́nh h́nh trở nên hết sức bi đát - Đức Quốc xă biến Tarnów thành khu ổ chuột của người Do Thái với hàng rào bao quanh và lính tuần tra.

Thực phẩm hầu như không có, và cư dân của khu ổ chuột bị trục xuất đến các trại lao động và tập trung. Trong quá tŕnh “tuyển chọn” để trục xuất, quân Đức đă bắn chết hàng loạt người già và trẻ em. Natalia và Helena đă chứng kiến 5.000 người bị bắn ở quảng trường khu ổ chuột chỉ trong một ngày.

Chạy trốn là lối thoát duy nhất, và hai chị em cùng với hai người bạn định bí mật đến Warszawa, để rồi từ đó trốn sang nước láng giềng Slovakia. Kết quả là cả bốn người mang giấy tờ giả đă bị Gestapo bắt giữ và đưa đến trại tập trung Plaszów, cách Kraków không xa.

Hai chị em bị kết án tử h́nh và bị giam dưới hầm chờ ngày thi hành án. Họ vô cùng ngạc nhiên khi sáng hôm sau, Natalia được lệnh có mặt tại lễ sinh nhật của viên chỉ huy trại Amon Göth. Ở trại, hắn nổi tiếng là kẻ tàn ác và vô nhân đạo. Hắn đă lấy đi 10 ngh́n mạng sống của người Do Thái.

Kỳ lạ thay, hắn cũng là một kẻ cực kỳ hâm mộ nhạc cổ điển. Ngày 9/12/1943, đúng vào sinh nhật của hắn, Natalia được đưa đến như một “món quà âm nhạc”.

Natalia được đưa từ boongke đến biệt thự của viên chỉ huy trại Amon Göth. “Khi tôi đến, buổi lễ đang lúc sôi nổi nhất. Đám thực khách ăn mặc đẹp đẽ đang uống rượu vang và nâng ly chúc mừng chủ nhân của buổi lễ. Viên chỉ huy trại trong bộ lễ phục màu trắng. Tôi vô cùng sợ hăi, bởi v́ đă gần 4 năm nay, kể từ khi chiến tranh bắt đầu, tôi không chơi piano. Đến lúc đó, các ngón tay của tôi đă bị tê cứng nhưng đành phải ngồi xuống bên cây đàn. Đây là cơ hội duy nhất để cứu sống ḿnh!” - Natalia kể trong hồi kư.

Mặc dù không khí buổi lễ đang rất vui vẻ, Natalia quyết định chơi bản dạ khúc cung Đô thăng thứ buồn của Chopin, nó hợp với tâm trạng của bà lúc bấy giờ.

“Đàn đi chứ, Sarah” - Göth ra lệnh.

“Sarah” là cái tên mà quân Quốc xă gọi phụ nữ Do Thái. Đàn được một lúc, Natalia thầm nghĩ Göth sắp rút súng lục bắn bà. Nhưng khi chơi hết bản nhạc, trong im lặng phăng phắc bà nghe tiếng Göth vừa nói vừa chỉ tay về phía bà:

- Cô ấy sẽ sống!

Nghe hắn nói thế, Natalia đánh bạo hỏi:

- Thế c̣n em gái tôi?

- “Cô ấy cũng vậy” - viên chỉ huy miễn cưỡng đồng ư.

Kể từ đó, hai chị em Natalia coi ngày 9/12/1943 là ngày sinh lại, v́ họ đă thoát chết một cách thần kỳ.

Tiếp tục sự nghiệp âm nhạc

Năm 1946, Natalia tái hôn. Chồng bà là nhà ngoại giao Joseph Karp, từng làm việc tại Đại sứ quán Anh ở Ba Lan. Sau khi kết hôn, cặp đôi chuyển đến Anh và định cư ở Hampstead. Natalia quyết định tiếp tục sự nghiệp âm nhạc, v́ vậy bà học nhạc rất chăm chỉ, 5 giờ mỗi ngày.

Họ sinh được hai con gái, Eva và Ann. Cô con gái út sau này trở thành nhà báo, làm việc cho tờ Guardian. Năm 1996, cô viết cuốn sách “Thời hậu chiến: Cuộc sống sau Holocaust”, trong đó kể về cuộc đời của cha mẹ ḿnh.

Trong những năm 1950, Natalia Karp đă lưu diễn thành công ở châu Âu với dàn nhạc của Hội khuyến nhạc London. Bà cũng đến Đức biểu diễn. Trong 20 năm tiếp theo, bà đă tổ chức hàng trăm buổi ḥa nhạc cho đài BBC cùng với dàn nhạc giao hưởng London.

Trong các buổi biểu diễn của Natalia, khán giả luôn luôn nh́n thấy trên nắp đàn piano một chiếc khăn lụa nhỏ màu hồng mà bà mua ở Warszawa ngay sau chiến tranh. Điều này như một lời nhắc nhở về những năm tháng khủng khiếp mà Natalia phải sống trong trại tập trung.

Năm 1967, Oscar Schindler, vị cứu tinh của người Do Thái ở Kraków được trao giải thưởng mang tên triết gia Áo Martin Buber. Mặc dù, Natalia không có tên trong danh sách của Schindler, nhưng bà vẫn được mời đến dự buổi lễ. Hôm đó, bà đă chơi đúng bản dạ khúc cung Đô thăng thứ của Chopin đă cứu sống bà. Như mọi khi, Natalia bước lên sân khấu trong bộ váy áo hai dây, để lộ số tử tù “A27407” trên cánh tay.

miro1510
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Release: 01-10-2022
Reputation: 13093


Profile:
Join Date: Oct 2014
Posts: 39,225
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	548.1.jpg
Views:	0
Size:	65.1 KB
ID:	1974746   Click image for larger version

Name:	548.2.jpg
Views:	0
Size:	69.1 KB
ID:	1974747  
miro1510_is_offline
Thanks: 9
Thanked 1,861 Times in 1,719 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 49 miro1510 Reputation Uy Tín Level 6
miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 03:44.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.07670 seconds with 13 queries